Hai nhà báo Philippines và Nga giành Giải Nobel Hòa bình 2021

Giải Nobel Hòa bình 2021 thuộc về hai nhà báo Maria Ressa và Dmitry Muratov vì "nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận".

Hai nhà báo Philippines và Nga giành Giải Nobel Hòa bình 2021
Hai nha bao Philippines va Nga gianh Giai Nobel Hoa binh 2021
 Ủy ban Nobel Na Uy công bố, giải Nobel Hòa bình 2021 thuộc về Maria Ressa và Dmitry Muratov.
Chiều 8/10 (theo giờ Việt Nam), Ủy ban Nobel Na Uy công bố, giải Nobel Hòa bình 2021 thuộc về nhà báo người Mỹ gốc Philippines Maria Ressa và nhà báo Nga Dmitry Muratov vì "nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận".
Các nhà báo Maria Ressa và Dmitry Muratov cùng nhận giải Nobel Hòa bình 2021 cho báo cáo điều tra của họ ở Philippines và Nga, nơi họ đã làm việc để bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
Theo thông báo trên trang Twitter của Ủy ban Nobel Na Uy, giải Nobel Hòa bình 2021 vinh danh Maria Ressa và Dmitry Muratov vì những nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và hòa bình lâu dài.
Nhà báo Maria Ressa là người đồng sáng lập và là giám đốc điều hành của hãng tin Rappler, người đã có gần hai thập niên làm phóng viên điều tra ở Đông Nam Á cho hãng tin CNN.
Dmitry Muratov là Tổng biên tập của báo Novaya Gazeta, được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo mô tả là "tờ báo phê bình thực sự duy nhất có ảnh hưởng quốc gia ở Nga hiện nay". Muratov đã giành được Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2007 vì nỗ lực trong việc bảo vệ quyền tự do báo chí.
Điện Kremlin chúc mừng Dmitry Muratov, nhà báo đoạt giải Nobel Hòa bình 2021, dù tờ Novaya Gazeta của ông thường xuyên chỉ trích giới chức Nga. "Chúng tôi chúc mừng Dmitry Muratov. Ông ấy kiên trì làm việc theo lý tưởng riêng và cống hiến vì những điều đó. Ông ấy là người tài năng và dũng cảm", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời báo chí hôm nay, sau khi Ủy ban Nobel Na Uy công bố Dmitry Muratov và nhà báo Philippines Maria Ressa là hai chủ nhân của giải Nobel Hòa bình năm nay.
Năm nay, 234 cá nhân và 95 tổ chức đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình.
Giải Nobel Hòa bình là một trong những giải thưởng danh giá nhất và thu hút sự chú ý của dư luận. Giải thưởng này nhằm tôn vinh những cá nhân và tổ chức có vai trò thúc đẩy hòa bình và tình hữu nghị giữa các quốc gia.
Năm 2020, giải Nobel Hòa bình đã gọi tên Chương trình Lương thực Thế giới (WFP). Theo Ủy ban Giải Nobel Na Uy, WFP được trao giải vì "nỗ lực trong việc chiến đấu chống lại nạn đói, sự đóng góp vì hòa bình tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột và trở thành động lực nhằm ngăn chặn việc biến nạn đói trở thành vũ khí của chiến tranh và xung đột".
Năm 2019, giải Nobel Hòa bình thuộc về Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed. Ông được đánh giá cao nhờ các nỗ lực nhằm thúc đẩy hòa bình và hợp tác quốc tế và sáng kiến mang tính quyết định của ông nhằm giải quyết cuộc xung đột biên giới với quốc gia láng giềng Eritrea.
Các giải Nobel do Alfred Nobel, một doanh nhân và nhà phát minh người Thụy Điển, sáng lập. Giải Nobel được trao tặng lần đầu vào năm 1901, 5 năm sau khi ông Nobel qua đời.
Ban đầu giải thưởng chỉ có 5 hạng mục bao gồm các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hòa bình. Đến năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đã đưa thêm vào một giải về lĩnh vực Kinh tế.
Hiện tại, mỗi giải thưởng Nobel bao gồm một huy chương vàng, một giấy chứng nhận và số tiền thưởng trị giá 10 triệu kronor Thụy Điển (tương đương hơn 1,1 triệu USD).
Theo nguyện vọng của Alfred Nobel, giải Nobel Hòa Bình được quyết định bởi Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy lập ra, trong khi các giải khác do Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển quyết định.
Mùa giải Nobel năm nay đã trao các giải thưởng Nobel Y Sinh, Vật lý, Hóa Học, Văn học. Sau giải Nobel Hòa bình, giải cuối cùng - Nobel Kinh tế - sẽ được trao trong tháng này.

Giải Nobel ít gọi tên phụ nữ: Có hay không sự thiên vị?

(Kiến Thức) - Một nửa thế giới là phụ nữ nhưng câu hỏi đặt ra là vì sao ít có bóng hồng được trao giải Nobel? Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Quỹ Nobel đã giải mã điều này. 

Giải Nobel ít gọi tên phụ nữ: Có hay không sự thiên vị?
Nobel là giải thưởng quốc tế danh tiếng được công bố hàng năm kể từ năm 1901 để vinh danh những cá nhân đạt thành tựu trong các lĩnh vực: Kinh tế, Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hòa bình. Riêng giải Nobel Hòa bình có thể được trao cho cá nhân hay một tổ chức.

Chân dung “bà mối” đưa nhiều nhà khoa học Nobel đến Việt Nam

GS. Trần Thanh Vân, nhà khoa học Việt nổi tiếng thế giới, là người tổ chức nhiều cuộc Gặp gỡ Việt Nam. Ông cũng là bà mối đưa nhiều nhà khoa học từng đoạt giải Nobel đến nước ta...

Chân dung “bà mối” đưa nhiều nhà khoa học Nobel đến Việt Nam
Chan dung “ba moi” dua nhieu nha khoa hoc Nobel den Viet Nam
 GS. Trần Thanh Vân sinh năm 1936 tại Đồng Hới, Quảng Bình, học trung học tại Huế, tốt nghiệp cử nhân vật lý năm 1957. Ông hoàn thành xuất sắc luận án tiến sĩ vật lý năm 1963 tại Paris với đề tài chỉ rõ hạt proton không phải là "viên gạch cuối cùng" của vật chất, mà là một cấu trúc gồm nhiều "viên gạch" còn nhỏ hơn nữa kết hợp lại (về sau, cộng đồng vật lý quốc tế gọi đó là các hạt quark). 

Chan dung “ba moi” dua nhieu nha khoa hoc Nobel den Viet Nam-Hinh-2
GS. Trần Thanh Vân được xem là bậc thầy trong lĩnh vực lý thuyết vật lý nguyên tử, đồng thời là tác giả của hơn 300 công trình khảo luận, 115 đầu sách khoa học vật lý đã xuất bản, phát hành ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. 

Cuộc đời phi thường của nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel

Nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel danh giá là Marie Curie. Không chỉ 1 giải, bà còn là người đầu tiên trên thế giới đạt 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau là Vật lý và Hóa học.

Cuộc đời phi thường của nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel
Cuoc doi phi thuong cua nu khoa hoc gia dau tien dat giai Nobel
 Marie Curie (1867 - 1934) là một trong những nhà khoa học thành công và nổi tiếng nhất mọi thời đại. Trong số này, bà được nhiều người nhớ đến là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới