Hai nam sinh chế găng tay cho người khiếm thính

Hai học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM đã mày mò chế tạo chiếc “Găng tay chuyển ngữ” có khả năng chuyển đổi ngôn ngữ ký hiệu thành tiếng Việt.

Sáng chế giàu tính nhân văn này đã giúp Phạm Thiên Tân và Chử Hoàng Minh Đức giành giải nhất cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia (ViSEF) cho học sinh trung học vừa qua.
Ý tưởng khởi phát từ thực tiễn cuộc sống
Nói về chiếc găng tay kỳ diệu mà mình vừa sáng chế, Phạm Thiên Tân (học sinh lớp 12) cho biết ý tưởng đến với em một cách hết sức tình cờ. Khi giao tiếp với các bạn trẻ câm điếc hàng ngày, Tân nhận thấy mình mới là người khiếm thính vì không hiểu thứ ngôn ngữ ký hiệu mà các bạn dùng. Trong khi, đa số họ đều hiểu mình muốn nói gì qua khẩu hình miệng.
Hai nam sinh che gang tay cho nguoi khiem thinh
Phạm Thiên Tân và Chử Hoàng Minh Đức giành giải nhất cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia (ViSEF) cho học sinh trung học. 
“Hai đứa em đều học chuyên Lý nên rất thích điều khiển các vi mạch. Câu lạc bộ khoa học của trường là nơi em và Đức thỏa mãn đam mê sáng chế. Có lần, em nghiên cứu trên mạng thấy thế giới tạo ra chiếc găng tay có thể điều khiển robot. Em tự hỏi tại sao không áp dụng nguyên lý đọc cử chỉ bàn tay của chiếc găng tay này vào việc dịch ngôn ngữ ký hiệu. Ý tưởng lóe lên từ đó”, Tân nói.
Lấy ý tưởng từ những chiếc găng tay điều khiển robot, các em đã nghiên cứu chiếc găng tay có thể chuyển thủ ngữ thành tiếng Việt. Bắt tay vào sáng tạo “Găng tay chuyển ngữ” từ tháng 8/2016, đến trước kỳ thi một ngày, Tân và Đức mới hoàn thiện xong sản phẩm.
Sáng chế của hai học sinh THPT chuyên Lê Hồng Phong dựa trên nguyên tắc thu thập cử động của bàn tay qua việc đeo găng vải rồi truyền các cử động ấy qua chiếc điện thoại thông minh.
Tân cho biết “Găng tay chuyển ngữ” cũng giống như dịch vụ Google Translate. Nó hỗ trợ người dùng trong việc “dịch” ngôn ngữ ký hiệu sang lời nói, bằng tiếng Việt nhưng không thể giúp người câm điếc truyền tải thông điệp chuẩn xác 100%.
Sau khi đoạt giải, hai học sinh trường THPT Lê Hồng Phong dự định sẽ viết thêm thuật toán để sắp xếp các từ trong câu theo đúng ngữ pháp của ngôn ngữ ký hiệu, kết nối cả hai găng tay và phát thành một câu hoàn chỉnh trên smartphone trong thời gian tới.
Hiện tại, “Găng tay chuyển ngữ” của hai em đã chuyển ngữ được 31 kí tự tay tĩnh thành âm thanh hình ảnh và lời nói trên điện thoại. Ngoài bảng chữ cái và người câm điếc có thể dùng găng tay này để phát ra các cụm từ như “tôi yêu bạn”, “tôi”, “bạn”, “Việt Nam”, “Bác Hồ”, “xin chào”, “cha mẹ”, “yêu”…
Sản phẩm được đánh giá cao
Tự đánh giá về bộ câu nói trong “Găng tay chuyển ngữ” vẫn còn quá ít và còn nhiều hạn chế, hai bạn trẻ mong muốn từ ý tưởng khởi phát của mình sẽ được các nhà khoa học thực thụ, doanh nhân hỗ trợ để thiết bị hỗ trợ người câm điếc giao tiếp thật sự có hiệu quả.
“Khó khăn phát sinh trong quá trình dựng ý tưởng, nghiên cứu, tìm vật liệu sáng chế cho sản phẩm găng tay “thần kỳ” rất nhiều. Nhất là về vấn đề kỹ thuật, làm đến đâu tụi em thấy thiếu đến đó, linh kiện phục vụ nghiên cứu hư hỏng rất nhiều", Minh Đức chia sẻ.
Nói thêm về ý tưởng xây dựng dự án, Minh Đức cho biết ngay khi có ý tưởng, tìm tòi và nghiên cứu sản phẩm “Găng tay chuyển ngữ”, hai em đã phát hiện ý tưởng của mình bị “đụng hàng” với sáng tạo của một bạn trẻ người Mỹ.
Tuy nhiên, sau nửa đường mày mò nghiên cứu dự án, em nhận thấy sáng chế của mình vẫn có những ưu điểm riêng và hoàn thiện hơn nên quyết tâm theo đuổi.
Điểm khác biệt của đề tài hai em nghiên cứu chính là việc “Găng tay chuyển ngữ” phiên bản Việt có thể tương tác trực tiếp với điện thoại thông minh, thay vì kết nối với máy tính trung tâm qua bluetooth. Ngoài tính thực tiễn, sản phẩm sáng chế của 2 học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong còn được đánh giá cao vì dành riêng cho người khuyết tật Việt với bộ nhận diện ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ.
Trước “Găng tay chuyển ngữ”, Tân và Đức đã cùng nhau tạo ra những sản phẩm khoa học vui như xe điều khiển, kính thiên văn, máy đo nồng độ cồn theo thời tiết... Chính vì thế, khi nói về ước mơ của mình, cả hai cùng cho biết mong ước được đặt chân đến những trung tâm đào tạo khoa học - kỹ thuật hàng đầu tại Singapore, Mỹ để “cháy” hết mình với đam mê nghiên cứu khoa học.
Theo Tân, nguyên tắc hoạt động của găng tay là khá đơn giản. Găng tay được gắn các cảm biến Flex Sensor và MPU6050. Các cảm biến này sẽ đọc các giá trị chuyển động của bàn tay. Dữ liệu thu được sẽ gửi về smartphone qua một ứng dụng được lập trình trên nền tảng Android. Màn hình điện thoại xuất hiện những ký tự, văn bản cùng âm thanh tương ứng với từng cử chỉ tay của người dùng.

Say rượu chồng dùng kiếm chém vợ đứt gân hai chân

Say rượu nên Cường không làm chủ được bản thân, sau khi to tiếng với vợ anh này đã dùng kiếm chém vợ đa chấn thương.

Liên quan đến vụ chồng dùng kiếm chém vợ đứt gân hai chân, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cho biết đã khởi tố vụ án Cố ý gây thương tích đối với Bàn Văn Cường (SN 1983, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam).
Chị Hiền bị chồng chém đứt gân hai bên chân
 Chị Hiền bị chồng chém đứt gân hai bên chân
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, tối ngày 17/2, sau khi đi uống rượu tại nhà anh trai trở về vì uống quá chén nên Cường chửi bới và đập một số tài sản trong nhà. Thấy chồng say xỉn, chị Dương Thị Hiền có phản ứng thì bị Cường dùng kiếm chém vợ nhiều nhát lên người khiến chị này bị thương nặng.

Án mạng rúng động: Chồng chém vợ rồi treo cổ tự tử

(Kiến Thức) - Công an thị trấn Tân Phú (Đồng Nai) đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra nghi án chồng chém vợ rồi tự tử.

Cơ quan chức năng thị trấn Tân Phú (huyện Tân Phú, Đồng Nai) mới thông tin vụ án mạng chồng chém vợ rồi tự tử gây chấn động dư luận.

Thông tin ban đầu, khoảng 11h cùng ngày, người dân sinh sống ở khu 6, thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai nghe tiếng la hét lớn phát ra từ nhà của bà Nga ở khu vực nên chạy qua kiểm tra.

Tại đây, hàng xóm bàng hoàng phát hiện chị N.T.N (27 tuổi) tử vong với nhiều vết chém trên người, trong đó có vết thương đứt lìa bàn tay.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.