Hãi hùng bản danh sách treo cổ hơn 400 người của đao phủ Anh

Một đao phủ người Anh có bề dày sự nghiệp suốt 25 năm, với hơn 400 người bị thi hành án bằng hình thức treo cổ.

Theo Mirror, Albert Pierrepoint đã mơ về việc trở thành đao phủ từ khi còn nhỏ. Từ khi 11 tuổi, Albert đã theo chân người cha Henry Pierrepoint và bác Thomas để trở thành đao phủ. Ông đi theo cha đến khắp nơi ở nước Anh để thi hành án.
Albert Pierrepoint đã treo cổ hơn 400 người trong 25 năm hành nghề.
 Albert Pierrepoint đã treo cổ hơn 400 người trong 25 năm hành nghề.
27 năm sau cái chết của Albert ở tuổi 87, người ta mới biết đến công việc hãi hùng này nhờ vào “bản danh sách của cái chết”.
Albert viết trong cuốn tự truyện: “Tôi muốn trở thành người thi hành án, giống như cha tôi, vì công việc này gần người có tinh thần vững, với đôi bàn tay không run rẩy”.
Ở tuổi 27, Albert trở thành phụ tá, chính thức bước vào sự nghiệp trong mơ. Công việc bao gồm trói chặt tay chân tử tù, bịt mắt họ, tránh xa cánh cửa sập, nơi người thi hành án sẽ nhấn nút quyết định.
Năm 1941, ở tuổi 36, Albert trở thành đao phủ chính. Trong suốt quãng thời gian sự nghiệp, Albert được cho là đã hành quyết tới 600 người. Chỉ trong một ngày tháng 2.1948, có 13 người bị treo cổ vì nhiều tội danh khác nhau.
Albert ghi chi tiết tên tuổi, cân nặng và cả kích thước cổ của những tử tù.
 Albert ghi chi tiết tên tuổi, cân nặng và cả kích thước cổ của những tử tù.
Trong cuốn sổ tay của mình, Albert ghi chi tiết tên tuổi, chiều cao, cân nặng của tử tù, để làm sao giúp những người này trải qua cái chết êm ái nhất. Dựa trên các thông số này, Albert sẽ dùng dây treo cổ với chiều dài khác nhau cho phù hợp.
Albert nổi tiếng là đao phủ luôn tỏ ra bình tĩnh, làm việc hiệu quả trong suốt 25 năm sự nghiệp. Nếu dây quá dài, tử tù có khả năng bị đứt lìa cổ. Nhưng nếu dây quá ngắn, tử tù có thể không chết vì gãy cổ mà do ngạt thở.
Do đó, Albert cũng ghi trong sổ tay là tử tù này có cổ dày, ngắn hay dài. Năm 1974, trong cuốn tự truyện, Albert có viết rằng, trách nhiệm của mình là giúp tử tù chết một cách êm ái, với lòng tự trọng cao nhất. Albert chưa bao giờ cười đùa hay có hành động khiếm nhã với tử tù trước thời khắc thi hành án.
Albert làm công việc này đến năm 1956 thì nghỉ hưu và sống một cuộc đời bình yên trong suốt phần đời còn lại. Tử tù cuối cùng mà Albert thi hành án là một nữ giới, người phụ nữ cuối cùng bị tử hình ở Anh. Không rõ đây có phải là lý do Albert xin nghỉ hưu sớm hay không.

Hành trình gian nan tìm lăng mộ Thành Cát Tư Hãn

Dù đã trải qua 800 năm sau cái chết của vị hoàng đế nổi tiếng bậc nhất đế chế Mông Cổ, các hoạt động tìm kiếm lăng mộ ông vẫn tiếp tục diễn ra.

Giải mã những kiểu chết hãi hùng nhất thời xưa

(Kiến Thức) - Vào thời xưa, nhiều kiểu chết hãi hùng, tàn bạo được thực hiện ở Anh như chặt đầu, thiêu sống, treo cổ... Không chỉ dân thường, có bà hoàng nước Anh cũng từng trải qua cái chết vô cùng đau đớn khi bị khép vào tội tử hình.

Giai ma nhung kieu chet hai hung nhat thoi xua
 Chặt đầu là một trong những kiểu chết hãi hùng trong lịch sử nước Anh. Những người tử hình theo phương pháp này thường là những người phạm tội nghiêm trọng như giết người, phản quốc... Đao phủ thường dùng rìu, kiếm để chặt đầu phạm nhân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới