Hải Dương: Trạm trộn Bê tông Long Khánh dựng trái phép, chính quyền ở đâu?

Công ty CP Xây dựng và Thương mại Long Khánh đã xây dựng trạm trộn bê tông và một số công trình tại bãi hữu kênh Cửu An thuộc công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải khi chưa có phép…vi phạm điều 8, Luật Thủy lợi.

Xây dựng trái phép… vi phạm Luật Thủy lợi
Mới đây, Chi cục Thủy lợi tỉnh Hải Dương đã cùng UBND huyện Ninh Giang, UBND xã Tân Phong, Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản làm việc về vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải đối với hộ ông Đoàn Văn Bao (thôn Hữu Trung, xã Tân Phong, huyện Ninh Giang, Hải Dương) – Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Long Khánh.
Hai Duong: Tram tron Be tong Long Khanh dung trai phep, chinh quyen o dau?
Trạm trộn bê tông Long Khánh được lắp dựng, hoạt động khi chưa có phép. 
Theo biên bản làm việc, đoàn kiểm tra kết luận, ông Đoàn Văn Bao, trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay đã có hành vi vi phạm hành chính (vi phạm điều 8, Luật Thủy lợi năm 2017.
Cụ thể, thực hiện hoạt động trong phạm vi bảo vệ kênh Cửu An thuộc công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải khi chưa có phép; Xây dựng cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn trái phép (xây gạch tường bao, đổ bê tông nền, đổ bê tông nền, đổ bê tông bệ đỡ trạm trộn, lắp dựng trạm trộn).
Xây dựng nhà ở kiên cố 3 tầng, diện tích xây dựng 150m2/200m2 đất được cấp chưa có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình trên đất được cấp.
Ông Đoàn Văn Bao đã lấn chiếm đất trái phép trong phạm vi bảo vệ kênh Cửu An thuộc công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải như đóng cọc bê tông nhiều lần vào lòng kênh, xây dựng kè bờ, nhà kho, trạm trộn… diện tích khoảng 200m2. Lập bến bãi, tập kết vật liệu, phương tiện trái phép.
Trước những vi phạm trên, đoàn kiểm tra yêu cầu ông Đoàn Văn Bao phải chấm dứt hành vi vi phạm, tháo dỡ phần công trình xây dựng không có giấy phép và khôi phục tình trạng ban đầu của công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải. Đồng thời, đề nghị phòng ban chuyên môn của huyện Ninh Giang báo cáo, tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện xử lý vi phạm theo thẩm quyền. UBND xã Tân Phong tổ chức ngăn chặn không để vi phạm tồn tại phát triển, phối hợp với các phòng ban chuyên môn của huyện thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính.
Vì sao UBND xã Tân Phong không ngăn chặn, xử lý vi phạm?
Đáng chú ý, vi phạm trên của hộ ông Đoàn Văn Bao đã bị Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải 8 lần phát hiện, lập biên bản vi phạm. Trạm quản lý công trình Neo My Động có nhiều văn bản kiến nghị UBND xã Tân Phong ngăn chặn, xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Thưởng, Chủ tịch UBND xã Tân Phong báo cáo tại buổi kiểm tra, UBND xã đã phối hợp nhiều lần lập biên bản (từ 2016 đến nay) nhưng không ngăn chặn, xử lý vi phạm, chưa có báo cáo UBND huyện Ninh Giang để xử lý.
Hai Duong: Tram tron Be tong Long Khanh dung trai phep, chinh quyen o dau?-Hinh-2
 
Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ninh Giang cho biết, 200m2 đất đã được cấp sổ đỏ, diện tích đất còn lại không có trong quy hoạch đến năm 2020 và hiện huyện dự kiến đưa vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030.
Đại diện Phòng NN&PTNT huyện Ninh Giang cho rằng, các hành vi vi phạm của hộ ông Đoàn Văn Bao phải được xử lý ngay, không để tồn tại, phát sinh, phát triển. Các hoạt động vi phạm chưa đủ pháp lý theo quy định phải dừng, giải tỏa và đề nghị ông Bao thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Thừa nhận hành vi vi phạm, ông Đoàn Văn Bao đề nghị cấp có thẩm quyền tạo điều kiện cho gia đình để hoàn thiện hồ sơ dự án, hồ sơ giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, ông Bùi Văn Thưởng - Chủ tịch UBND xã Tân Phong cho biết, ở góc độ địa phương, xã cũng đã có làm việc, lập biên bản.
“Ở địa phương, xã vẫn có trách nhiệm để quản lý nhưng có những nội dung phát hiện chưa kịp thời. Bởi khi người ta đã làm sai thì hay làm vụng, làm trộm để tránh bị phát hiện. Còn nếu phát hiện kịp thời đương nhiên sẽ ngăn chặn được kịp thời. Khi không kịp thời phải báo cáo để có những nội dung trình cơ quan chức năng. Còn xã không có thẩm quyền cưỡng chế, canh thì không canh được, khi người ta hoàn thành công trình rồi thì xã không có thẩm quyền cưỡng chế nên nhiều khi cũng căng thẳng lắm” - ông Thưởng cho biết.
PV Báo Tri thức và Cuộc sống tiếp tục thông tin.

>>> Mời độc giả xem thêm video Tận thấy trạm trộn bê tông nhựa không phép gây ô nhiễm môi trường ở Bắc Giang:

  

Công ty bê tông Thăng Long sai phạm, hoạt động không phép: Xã Tiến Xuân bất lực?

(Kiến Thức) - Ông Đinh Công Long - Chủ tịch xã Tiến Xuân (Thạch Thất, Hà Nội) thừa nhận Công ty bê tông Thăng Long sai phạm, hoạt động không phép. Chính quyền đã buộc dừng hoạt động, di rời... nhưng thực tế trạm trộn vẫn ngang nhiên hoạt động. Phải chăng chính quyền bất lực? 
 

Như trước đó Kiến Thức đã đưa tin, người dân xã Tiến Xuân (Thạch Thất, Hà Nội) bức xúc vì trạm trộn bê tông của công ty Thăng Long ngang nhiên hoạt động trong thời gian dài, bất chấp sai phạm dù đã bị chính quyền buộc dừng hoạt động, di rời đi nơi khác.
Ngày 17/3, trao đổi với PV, ông Đinh Công Long - Chủ tịch xã Tiến Xuân xác nhận trạm trộn bê tông Tân Mai thuộc công ty Thăng Long có nhiều sai phạm và đã bị buộc dừng hoạt động từ đầu năm 2019.
Cụ thể, ngày 18/10/2019, UBND xã Tiến Xuân đã tổ chức buổi làm việc giữa UBND xã với đại diện của Trại Sản xuất nông nghiệp C5 (BTM, BTLPB).
Cong ty be tong Thang Long sai pham, hoat dong khong phep: Xa Tien Xuan bat luc?
Xe bồn chở bê tông vẫn ra vào bình thường tại trạm trộn bê tông Thăng Long. (PV Kiến Thức ghi nhận ngày 11/3)
Tại hội nghị, ông Nguyễn Khắc Hùng, Phó Tham mưu trưởng, Bộ tham mưu đã đưa ra ý kiến đơn vị yêu cầu Công ty Thăng Long phải dừng mọi hoạt động các trạm trộn bê tông trên đất của đơn vị. Ông Hùng cho biết, Công ty Thăng Long đã dừng 2 trạm trộn bê tông, còn 1 trạm đến ngày 31/12/2019 sẽ dừng hoạt động, tháo dỡ và bàn giao mặt bằng cho đơn vị quán lý.
Tuy nhiên, thực tế mà PV ghi nhận thì trái ngược lại với những gì xã Tiến Xuân cung cấp. Từ đầu năm 2020 đến nay trạm trộn bê tông công ty Thăng Long vẫn hoạt động. Cụ thể ngày 11/3, PV Kiến Thức ghi nhận, phía trước lối vào trạm bê tông có để biển "dừng hoạt động". Tuy nhiên, thực tế phía trong các xe bồn chở bê tông, các trạm trộn vẫn ngang nhiên hoạt động. 
Việc đề biển "dừng hoạt động" chỉ là chiêu "vải thưa che mắt thánh" nhằm đối phó với quyết định buộc dừng hoạt động và di rời do sai phạm. 
Thế nhưng, trả lời PV, Chủ tịch xã Tiến Xuân vẫn cho biết xã thường xuyên theo dõi, nhắc nhở và yêu cầu Công ty bê tông Thăng Long phải tự tháo dỡ đúng quy định.
Cong ty be tong Thang Long sai pham, hoat dong khong phep: Xa Tien Xuan bat luc?-Hinh-2
Trạm bê tông vẫn hoạt đồng bình thường bất chấp lệnh di dời từ năm 2019.
Ông Long thừa nhận: "Ngày 17/2/2020 UBND xã Tiến Xuân kiểm tra thực tế Công ty bê tông Thăng Long sai phạm vẫn đang hoạt động.
Trước tình hình đó, UBND Tiến Xuân đã có công văn yêu cầu BTM, BTLPB, thực hiện đúng nội dung đã thống nhất với UBND xã Tiến Xuân tại hội nghị ngày 18/10/2019, yêu cầu Công ty Thăng Long ngừng mọi hoạt động sản xuất bê tông, tháo dỡ toàn bộ trạm trộn, di dời tất cả các nguyên vật liệu, khắc phục các hậu quả về môi trường và trả lại hiện trạng như ban đầu của diện tích đất trên trong thời gian 7 ngày (kể từ ngày 20/2/2020 đến hết ngày 26/02/2020)".
Cong ty be tong Thang Long sai pham, hoat dong khong phep: Xa Tien Xuan bat luc?-Hinh-3
Cách công ty bê tông Thăng Long đối phó với các quyết định của chính quyền địa phương
Thế nhưng, việc xã thông báo cứ thông báo, đến thời điểm PV ghi nhận (11/3) trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động. Việc này trái ngược với thông tin mà xã cho biết: "xã Tiến Xuân vẫn thường xuyên theo dõi, nhắc nhở". Dư luận đặt câu hỏi: Nếu thường xuyên theo dõi, nhắc nhở thì công ty Thăng Long có ngang nhiên hoạt động như vậy? phải chăng chính quyền xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất bất lực trước sai phạm? hay làm ngơ cho sai phạm diễn ra trong thời gian dài?  

Công ty bê tông Thăng Long sai phạm: “Chính quyền “bất lực”

(Kiến Thức) - Trạm trộn bê tông (thuộc Công ty bê tông Thăng Long) vướng nhiều sai phạm, hoạt động không phép, nhiều lần bị chính quyền địa phương ra văn bản xử lý, yêu cầu dừng hoạt động, di dời bị nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.

Như trước đó Kiến Thức đã đưa tin, người dân xã Tiến Xuân (Thạch Thất, Hà Nội) bức xúc vì trạm trộn bê tông của công ty Thăng Long ngang nhiên hoạt động trong thời gian dài, bất chấp sai phạm dù đã bị chính quyền buộc dừng hoạt động, di rời đi nơi khác.

Bắc Giang: Trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt động gây ô nhiễm

Dù hoạt động không phép, nhiều lần bị cơ quan chức năng Bắc Giang tuýt còi nhưng trạm trộn bê tông trái phép của liên danh nhà thầu Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường và Công ty CP Đầu tư, Thương mại và Xây dựng giao thông 1 vẫn ngang nhiên hoạt động.

Cho "mượn" đất nhưng "đòi" không được

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.