Hải Dương: Bến bãi không phép ngang nhiên hoạt động, xe tải vô tư băng qua đê

(Kiến Thức) - Đang trong mùa mưa lũ, nhiều bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng tại TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương) dù không được cấp phép vẫn ngang nhiên hoạt động đe dọa nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và an toàn các tuyến đê.

Chưa được cấp phép, bến bãi vẫn tấp nập hoạt động
Theo phản ánh của người dân xã An Thượng (TP Hải Dương), hiện một số bến bãi không phép vẫn hoạt động trên địa bàn, tập kết vật liệu xây dựng, gạch không nung, chung chuyển vật liệu xây dựng từ thuyền sông lên bãi hoặc lên ô tô tải chở đi ra ngoài.
Từ phản ánh của người dân, PV đã ghi nhận thực tế một số bến bãi tại khu vực bãi sông tả Thái Bình (địa phận xã An Thượng, TP Hải Dương) vẫn ngang nhiên hoạt động dù chưa được cấp phép.
Tại bến bãi của bà Nguyễn Thanh Thủy (vợ ông Nguyễn Văn Trung, thôn Đồng, xã An Thượng) tại vị trí Km 24+545 đến Km 24-634 tuyến đi tả Thái Bình, vẫn còn tình trạng tập kết vật liệu trên bãi sông, nhà lán cũ chưa được tháo dỡ và giải tỏa. Cách đó không xa, tại bến bãi của ông Vũ Đức Trung (SN 1995, thôn Đồng, xã An Thượng, TP Hải Dương) vẫn còn tình trạng tập kết hàng vạn viên gạch không nung, các vật liệu xây dựng khác như cát vàng, đá, đá mạt, nhà lán cũ và một mấu cẩu.
Hai Duong: Ben bai khong phep ngang nhien hoat dong, xe tai vo tu bang qua de
 Bến bãi vẫn còn lều lán và chất gạch.
Đáng chú ý, thời điểm PV ghi nhận thực tế, vẫn còn tình trạng nhiều xe trọng tải lớn tấp nập vào bến bãi để lấy vật liệu xây dựng. Đáng chú ý, không ít xe tải đã vượt qua lối tự mở để qua đê khiến tuyến đê này bị ảnh hưởng cùng với đó là tình trạng vật liệu rơi vãi trên đường dẫn đến bụi mờ mịt ngày nắng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.
Từ phản ánh của người dân và ghi nhận thực tế, PV đã có buổi làm việc với Hạt Quản lý đê điều TP Hải Dương. Đại diện Hạt Quản lý đê điều TP Hải Dương cho biết, phản ánh của người dân về việc các bến bãi trên vẫn hoạt động dù chưa có phép là có cơ sở.
Mới đây, sáng ngày 21/7, Hạt quản lý Đê TP Hải Dương cùng cán bộ Giao thông thủy lợi xã An Thượng đã kiểm tra bến bãi của bà Nguyễn Thanh Thủy tại vị trí Km 24+545 đến Km 24-634 tuyến đi tả Thái Bình và phát hiện bến bãi này đang tập kết vật liệu xây dựng từ thuyền lên mặt bãi, chủ yếu là cát san lấp.
Hai Duong: Ben bai khong phep ngang nhien hoat dong, xe tai vo tu bang qua de-Hinh-2
Xe tải chạy qua đê vào bãi để chở vật liệu. 
Hai Duong: Ben bai khong phep ngang nhien hoat dong, xe tai vo tu bang qua de-Hinh-3
Xe tải chạy gây bụi, ảnh hưởng đến môi trường. 
Hạt quản lý Đê TP Hải Dương đã lập biên bản và yêu cầu bà Nguyễn Thanh Thủy dừng ngay việc tập kết, di chuyển hết vật liệu xây dựng đã tập kết ra khỏi bãi. Đồng thời, đề nghị UBND xã An Thượng kiểm tra, đôn đốc, giám sát, bến bãi này thực hiện những yêu cầu trên và xử lý theo thẩm quyền.
Tương tự, kiểm tra tại bến bãi của ông Vũ Đức Trung (SN 1995, thôn Đồng, xã An Thượng, TP Hải Dương) sáng ngày 21/7, lực lượng chức năng phát hiện tình trạng bến bãi này đang chuyển vật liệu xây dựng (đá bây) từ thuyền sông lên xe tải chạy ra ngoài bãi sông. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Trung dừng ngay việc chung chuyển vật liệu xây dựng, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đê điều và bản cam kết không vi phạm luật Đê điều đã ký.
Theo biên bản các cơ quan chức năng cung cấp, từ đầu năm 2020 đến nay, Hạt Quản lý đê điều TP Hải Dương đã nhiều lần kiểm tra hai bến bãi trên và đều yêu cầu các chủ bến bãi di chuyển vật liệu xây dựng ra khỏi bãi, giải tỏa nhà lán, thiết bị máy móc để đảm bảo thông thoáng dòng chảy thoát lũ nhưng đến nay các hộ vẫn cố tình không chấp hành.
Còn nhiều vướng mắc
Theo Đại diện Hạt Quản lý Đê điều TP Hải Dương, trước đây, khu vực hai bến bãi trên là nơi sản xuất gạch liên tục kiểu đứng. Từ năm 2018, UBND tỉnh Hải Dương thực hiện xóa bỏ các lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh, khu vực này được người dân tận dụng để làm bến bãi tập kết vật liệu và sản xuất gạch không nung. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, hai bến bãi trên chưa có giấy phép. Việc các bến bãi tập kết vật liệu xây dựng trên bãi, dựng một số công trình tạm, lều lán ngoài hành lang đê điều không được cấp thẩm quyền cho phép.
“Năm 2019, UBND TP Hải Dương đã lập đoàn kiểm tra đi kiểm tra các bến bãi trên địa bàn thành phố, Đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện một số vi phạm tại hai bến bãi trên và ra quyết định xử phạt ông Nguyễn Văn Trung 40 triệu đồng và ông Vũ Đức Trung 2 triệu đồng” - đại diện Hạt Quản lý Đê điều TP Hải Dương cho hay.
Trao đổi với PV, ông Vũ Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã An Thượng cho biết, đến thời điểm này hai bến bãi trên đang làm thủ tục cấp phép nhưng vẫn chưa được cấp phép.
“Trước mùa mưa lũ, UBND TP Hải Dương và các đơn vị liên quan đã đi kiểm tra, lập biên bản vi phạm những hộ kinh doanh bến bãi. Đồng thời, đoàn liên ngành cũng yêu cầu các chủ bến bãi bên bãi dừng bốc xếp vật liệu trên bến bãi, tháo dỡ các công trình xây dựng vi phạm đê điều nhưng các doanh nghiệp này vẫn không chấp hành và tục hoạt động” - ông Bắc cho biết.
Hai Duong: Ben bai khong phep ngang nhien hoat dong, xe tai vo tu bang qua de-Hinh-4
 Bến bãi vẫn tập kết vật liệu xây dựng...
Hai Duong: Ben bai khong phep ngang nhien hoat dong, xe tai vo tu bang qua de-Hinh-5
Và chuyển vật liệu xây dựng từ thuyền sông lên xe tải...  
Trả lời PV về việc xử lý dứt điểm những vi phạm trên, ông Vũ Văn Bắc cho rằng, do quyền hạn của địa phương có hạn nên việc quản lý những bến bãi này rất khó khăn.
“Những vi phạm của các bến bãi này đã kéo dài nhiều năm qua. Từ cuối năm 2017, tỉnh Hải Dương có văn bản xóa bỏ lò gạch thủ công liên tục kiểu đứng gây ô nhiễm môi trường, nên đã tạo điều kiện cho những hộ sản xuất gạch chuyển sang làm gạch Tuynel. Do không có vùng nguyên liệu nên các đơn vị này chuyển sang làm gạch không nung, bến bãi vật liệu xâu dựng. Việc chuyển đổi này đã làm ảnh hưởng đến đê điều. Dù hàng năm UBND xã cùng các ban ngành đi kiểm tra nhưng không giải quyết được triệt để do nhu cầu người dân vẫn bất chấp sản xuất” - ông Vũ Văn Bắc cho hay.
Theo thống kê của Hạt Quản lý đê TP Hải Dương, hiện trên địa bàn có 49 bến bãi nhưng chỉ có 4 bến bãi mới được cấp phép lại, đa số còn lại đều hết hạn và không phép. Thời gian qua, UBND TP Hải Dương đã nhiều lần yêu cầu các bến bãi không nằm trong quy hoạch, hoạt động sai phép, không phép hoặc có giấy phép nhưng hết hạn dừng mọi hoạt động, di chuyển toàn bộ vật liệu, phương tiện, tháo dỡ công trình vi phạm ra khỏi bãi sông, khôi phục hiện trạng ban đầu.
Thàng 3/2020 đã có 37/37 bến bãi ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai, môi trường, đất đai, giao thông vận tải. Tuy nhiên, đến nay, bên cạnh một số bến bãi nghiêm túc chấp hành, vẫn còn nhiều bến bãi bất chấp, ngang nhiên hoạt động khi chưa được cấp phép.
Dư luận yêu cầu UBND TP Hải Dương và Hạt Quản lý Đê điều TP Hải Dương cần quyết liệt xử lý những bến bãi hoạt động khi chưa được phép để đảm bảo an toàn đê điều, hành lang thoát lũ trong mùa mưa bão, đồng thời đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.

Nói về việc một số người dân phản ánh, một trong hai bến bãi trên có liên quan đến một cán bộ Công an TP Hải Dương, ông Vũ Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã An Thượng cho biết, trước một trong hai bến bãi trên là do ông Nguyễn Văn Tập, giờ là cán bộ công an TP Hải Dương làm một thời gian. Thời gian trước ông Tập đi làm kinh tế nhưng hiện không làm nữa. Tuy nhiên, theo đại diện Hạt Quản lý đê điều Hải Dương, một bến bãi do anh Vũ Đức Trung đứng tên nhưng đi lại rất khó khăn. Có thể, ông Tập kết hợp làm chung rồi dìu dắt.

* PV Kiến Thức tiếp tục thông tin về vụ việc trên...

>>> Mời độc giả xem thêm video Người vi phạm giao thông có thể nộp phạt trực tuyến?

Nguồn: VTC Now

Vĩnh Phúc: Buông lỏng bến bãi xâm phạm hành lang sông Hồng để chống cát tặc?

Lãnh đạo xã cho rằng việc một số bến bãi xâm phạm hành lang sông Hồng không gây nguy hiểm và người dân không bức xúc. Nhờ các bến bãi này mới hạn chế được việc hút trộm cát.

PV đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo xã Trung Hà (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) về nạn khai thác cát trên sông Hồng dù Chính phủ và UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có chỉ đạo đình chỉ hoạt động từ lâu nay. Bên cạnh đó là việc đê kè sông Hồng bị các bến bãi vật liệu xâm hại vi phạm an toàn hành lang thoát lũ.

Ông Trần Văn Trò (Chủ tịch UBND xã Trung Hà) phân tích: Ở xã Trung Hà (Yên Lạc), có 2 doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sán là Công ty Hoàng Phát Thủ Đô và Công ty An Viên. An Viên đã bị đình chỉ và dừng hoạt động từ đầu năm đến nay.

"Chính quyền chúng tôi khẳng định họ không làm nữa. Vì giới hạn khai thác từ đâu đến đâu, chúng tôi đều nắm." - Ông Trò nói.

Ông Chủ tịch xã xác nhận ở bãi đầu khu vực Trung Hà giáp Trung Kiên, cát tặc vẫn hoạt động. Nhưng chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể đã nhiều lần ra ngăn cản xua đuổi. Nên nạn hút cát trộm khu vực này đã không còn ở đây mà cát tặc chuyển sang khu vực xã Vương Cốc và Hồng Châu.

Vinh Phuc: Buong long ben bai xam pham hanh lang song Hong de chong cat tac?
Nhờ các bến bãi tập kết cát xâm phạm hành lang thoát lũ sông Hồng mà hạn chế được nạn cát tặc ở đây - Lãnh đạo xã phân tích.

Riêng Hoàng Phát Thủ Đô, ông Trò cho biết doanh nghiệp này vẫn hoạt động từ đầu năm đến giờ. Doanh nghiệp này được cấp phép 12 năm. Nhưng họ chỉ mới hoạt động 2 năm. "Chắc chắn doanh nghiệp này không vi phạm pháp luật. Bởi họ phải đầu tư rất nhiều, không dại gì họ vi phạm để mất cả 10 năm khai thác trước mắt." - Ông chủ tịch nhận định.

Nhưng theo ông Trò, có một số phương tiện tàu thuyền của Trung Hà cũng như địa phương khác, thậm chí từ tận Hưng Yên, Nam Định,... khai thác xung quanh khu vực này. Khi lực lượng chức năng ra tuần tra thì họ lại đi vào khu vực mỏ như bỉnh thường và trong vai người đi mua cát nên rất khó xử lý.

Ông Chủ tịch khẳng định những điều người dân phản ánh chỉ là chuyện rơi rớt của An Viên từ năm trước. Đúng là năm ngoái, lúc An Viên đang được khai thác thì còn có một số doanh nghiệp cũng vào khu vực này hút cát. Hậu quả là các tàu thuyền này hút vào bãi của xã Trung Hà gần 80m. Người dân vẫn bất bình với An Viên từ ngày đấy.

Riêng khu vực gần trang trại ông Nguyễn Ngọc Báu (em ruột ông Nguyễn Ngọc Tú - PCT huyện Yên Lạc, đã phản ánh trước đó), cát tặc vẫn hoạt động suốt gần 1 năm nay, không đến hàng chục ha nhưng khoảng 3-4ha.

Theo người đứng đầu xã Trung Hà, chính quyền xã không thể ra sông để bắt như cảnh sát. Không những vậy, phương tiện vi phạm không dễ cưỡng chế như xe máy, ô tô. Theo quy định, vi phạm trên 100 triệu mới có thể khởi tố. Chủ tàu lại lách luật bằng cách ký hợp đồng cho người lái tàu thuê lại phương tiện. Người bị bắt lại là người không có tài sản. Cơ quan chức năng rất khó xử lý.

Nhiều khi người dân bức xúc kéo ra hô hoán, thậm chí chặn lại thu giữ được vài cái neo. Chỉ được vài hôm, cát tặc lại đâu vào đấy. Không thể xử lý triệt để. Mặc dù vậy, ông chủ tịch xã cho rằng hiện tượng cát tặc nói chung đã giảm. Có nhưng không nhiều, không ồ ạt như hồi đầu năm.

Về tình trạng bến bãi, ông Chủ tịch Trò cho biết, từ lâu ở địa phương có 1-2 hộ dân làm bãi tập kết vật liệu xây dựng. Trước đây bãi chủ yếu tập kết cát vàng từ trên Sông Lô chở về. Gần đây có cả cát đen và sỏi. Cát đen được khai thác tại khu vực này 2-3 năm nay, mà người bán thì ắt có người mua. Khi cảnh sát môi trường kiểm tra, bến bãi vẫn xuất trình hóa đơn chứng từ đầy đủ. Đây là khu vực mỏ, họ có hóa đơn để bán cát. Việc bến bãi có hút trộm cát bán hay không rất khó xác định.

Vinh Phuc: Buong long ben bai xam pham hanh lang song Hong de chong cat tac?-Hinh-2

Sông Hồng, đoạn qua xã Trung Hà, nơi mà 2 doanh nghiệp Hoàng Phát Thủ Đô và An Viên được cấp phép khai thác cát và đang tạo nên nỗi ám ảnh với người dân địa phương.

Nhưng ông Trò cho rằng, chủ các bến bãi này không bao giờ dám hút trộm cát. Cát tặc chủ yếu ở khu vực khác đến. Bởi theo ông, chủ sở hữu hàng nghìn khối cát, nếu họ làm láo chỉ vì một vài khối cát mà bị bắt xử phạt cả hàng trăm triệu đồng thì không đáng.

Ông Chủ tịch cũng phân tích: Dân Trung Hà vốn là dân sông nước. Một số hộ dân tận dụng làm bến bãi. Dưới bờ kè trước đây nước ngập hết. Mới đây phần này mới nhô ra hình thành bãi nửa chìm nửa nổi. Mùa này nước cạn thì còn bãi. Mùa mưa, phần này bị nước ngập thì không làm được. Tất nhiên việc phát triển kinh tế cũng kéo theo một số vấn đề mặt trái. Nhưng xã luôn quán triệt các chủ bến phải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Ông Trò cho hay, khu vực bến bãi mà PV phản ánh là nơi của 3-4 hộ kinh doanh gồm: Nguyễn Văn Khanh, Trần Văn Sách, Đỗ Văn Cừ, Trần Văn Nạp. Họ đều là người địa phương. Trong số các bãi này, có bãi của ông Trần Văn Nạp mới làm sau này. Trước đây, ông Nạp được Công ty An Viên ủy quyền khai thác ở khu vực mỏ được cấp phép. Tuy nhiên sau khi An Viên bị đình chỉ hoạt động thì ông Nạp về làm bến bãi.

Ông Trò xác nhận tất cả hộ kinh doanh này đều chưa ai được cấp phép lập bến bãi tập kết vật liệu xây dựng. Còn việc bến bãi nằm trên khu vực bãi bồi, lấn chiếm hành lang đê kè lại càng không được phép. Nhưng ông chủ tịch cho hay, năm ngoái xã đã làm thủ tục xin cấp phép. Hiện nay tỉnh đang xem xét cho chủ trương.

Vị chủ tịch cũng thừa nhận cơ sở để cấp phép cho các bến bãi này rất khó. Vì đây là đất bãi bồi, nửa chìm nửa nổi. Đương nhiên, khi xin cấp phép thì vị trí bến bãi phải chuẩn, không thể nằm ở vị trí hiện tại. Ông Trò cho rằng, các hộ này tuy lấn chiếm bến bãi nhưng chỉ là khu vực bồi đắp. Họ không hút cát, không làm sạt lở, không gây nguy hiểm.

Xã chỉ lo sợ cát tặc hút cát phá bãi, lở đất của dân làm dân bức xúc. Dân không bức xúc với việc các hộ tập kết vật liệu. Thậm chí, việc tập kết vật liệu này cũng hạn chế được cát tặc. Nếu không có các bãi tập kết, đất cát khu vực sông này cũng đã bị cát tặc hút mất.

Cơ quan chức năng của tỉnh huyện cũng về làm việc với các hộ kinh doanh bến bãi nhiều lần. Tuy nhiên các cơ quan chỉ yêu cầu đảm bảo môi trường chứ không đình chỉ. Ở đây có mỏ khai thác thì phải có các bãi tập kết vật liệu. Các cơ quan cũng chỉ yêu cầu hàng hóa phải có hóa đơn chứng từ nguồn gốc xuất xứ.

Phóng viên đặt câu hỏi về việc quy định luật pháp về đê điều, khoảng cách an toàn hành lang thoát lũ đã bị cơ quan chức năng bỏ qua. Ông chủ tịch xã trả lời rằng, cơ quan chức năng cũng đã nhắc nhở về việc này. Xã trước mắt đang xử lý cát tặc, nhưng vẫn sẽ giải quyết việc bến bãi cho đúng quy định pháp luật.

Hà Nội: Đất nông nghiệp bị sử dụng sai phép, chính quyền Sóc Sơn có làm ngơ?

(Kiến Thức) -Thời gian qua, PV nhận được phản ánh của người dân xã Viết Long, huyện Sóc Sơn, Hà Nội về tình trạng sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích ở địa phương, sai phạm kéo dài thế nhưng chính quyền có dấu hiệu "làm ngơ" cho sai phạm.

Sử dụng sai mục đích đất nông nghiệp, chính quyền làm ngơ?
Theo phản ánh của người dân, xã Việt Long (Sóc Sơn, Hà Nội), trên địa bàn thời gian qua xảy ra tình trạng sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích khiến dư luận địa phương bức xúc.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.