Hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông nhận thêm tàu 3.000 tấn

(Kiến Thức) - Tổng đội Hải cảnh Nam Hải, Trung Quốc đã được biên chế thêm tàu tuần tra cỡ 3.000 tấn.

Hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông nhận thêm tàu 3.000 tấn
Báo Hải dương Trung Quốc đưa tin hôm 25/7, tàu Hải Cảnh 3306 đã chính thức biên chế cho Tổng đội Hải cảnh Nam Hải phụ trách khu vực Biển Đông tại cảng công ty đóng tàu Hoàng Phố.
Theo tờ báo này, Hải cảnh 3306 là tàu thi hành luật biển đa năng có lượng giãn nước 3.000 tấn. Tính năng của tàu rất ưu việt và được trang bị hiện đại như hệ thống thu hình ảnh vô tuyến, hệ thống định vị Bắc Đẩu…
Sau khi tàu được biên chế sẽ do chi đội 7 thuộc Tổng đội Nam Hải quản lý và sẽ trở thành lực lượng mạnh để bảo vệ cái gọi là “quyền lợi biển Trung Quốc”.
Tàu Hải cảnh 3306 chính thức biên chế cho Tổng đội Nam Hải.
 Tàu Hải cảnh 3306 chính thức biên chế cho Tổng đội Nam Hải.
Tàu Hải Cảnh 3306 được hạ thủy ngày 23/1/2014 tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố, tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc. Tàu được thiết kế và đóng mới theo nguyên mẫu của tàu Hải Giám 50 cỡ 4.000 tấn.
Tàu này được đóng mới và đưa vào sử dụng hồi tháng 6/2011, đến tháng 6/2013 được đổi tên thành tàu Hải Cảnh 2350, biên chế cho Tổng đội Hải cảnh Đông Hải.
Theo thiết kế, nguyên mẫu tàu này có chiều dài 98m, rộng 15,2m, cao 7,8m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.000 tấn (toàn tải 4.000 tấn), tốc độ tối đa 18 hải lý/h, hành trình liên tục 10.000 hải lý, với khả năng tự cung cấp 60 ngày đêm, được trang bị nhiều trang thiết bị tiến tiến.

Tàu chiến TQ nào hung hăng xâm phạm hải phận Việt Nam?

(Kiến Thức) - Các tàu hộ vệ tên lửa Kim Hoa 534, tàu tấn công nhanh 753 và 752 của Hải quân Trung Quốc nhiều ngày nay đã xâm phạm hải phận Việt Nam.

Tàu chiến TQ nào hung hăng xâm phạm hải phận Việt Nam?
Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục huy động hàng chục tàu (có thời điểm lên tới 80 tàu các loại) thiết lập “vành đai phòng thủ” bao quanh giàn khoan trái phép HD981 hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ).
  Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục huy động hàng chục tàu (có thời điểm lên tới 80 tàu các loại) thiết lập “vành đai phòng thủ” bao quanh giàn khoan trái phép HD981 hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ).

Vạch mặt máy bay TQ bay thấp hăm dọa tàu Việt Nam

(Kiến Thức) - Chiếc máy bay mang số hiệu B7112 của Trung Quốc bay độ cao thấp đe dọa tàu Việt Nam ở khu vực giàn khoan trái phép Hải dương 981 là trực thăng kiểu Harbin 410.

Vạch mặt máy bay TQ bay thấp hăm dọa tàu Việt Nam
Theo Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, vào lúc 9h15 - 9h30 ngày 12/5, một máy bay B7112 của Trung Quốc bay 2 vòng phía trên tàu CSB 8003 và Trường Sa 22 của Việt Nam với độ cao 250-300m ở khu vực có nhiều tàu Trung Quốc hoạt động. Trong ảnh là tàu CSB 8003 khi còn neo đậu tại cảng,
  Theo Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, vào lúc 9h15 - 9h30 ngày 12/5, một máy bay B7112 của Trung Quốc bay 2 vòng phía trên tàu CSB 8003 và Trường Sa 22 của Việt Nam với độ cao 250-300m ở khu vực có nhiều tàu Trung Quốc hoạt động. Trong ảnh là tàu CSB 8003 khi còn neo đậu tại cảng,
Theo tìm hiểu của Kiến Thức, B7112 là số hiệu của trực thăng kiểu Harbin 410 Haitun thuộc biên chế Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc (SOA). Trong ảnh là chiếc B7115 cùng loại với chiếc B7112 đã bay ở độ cao thấp/cực thấp, dọa dẫm các tàu Việt Nam đang tiếp cận giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (HD981) mà Trung Quốc hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ).
 Theo tìm hiểu của Kiến Thức, B7112 là số hiệu của trực thăng kiểu Harbin 410 Haitun thuộc biên chế Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc (SOA). Trong ảnh là chiếc B7115 cùng loại với chiếc B7112 đã bay ở độ cao thấp/cực thấp, dọa dẫm các tàu Việt Nam đang tiếp cận giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (HD981) mà Trung Quốc hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ). 

Vạch mặt 2 lực lượng chính của TQ bảo vệ giàn khoan trái phép

(Kiến Thức) - Hải cảnh và Ngư chính là hai lực lượng chủ đạo trong việc hộ tống giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Vạch mặt 2 lực lượng chính của TQ bảo vệ giàn khoan trái phép
Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục duy trì số lượng lớn các tàu (lên tới 99 chiếc ngày 15/5) bảo vệ giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (HD981) hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng chục tàu này thuộc nhiều lực lượng của Trung Quốc, trong đó đóng vai trò chủ đạo là Hải cảnh (hay gọi là Cảnh sát biển Trung Quốc, tiếng Anh là China Coast Guard) và Ngư chính.
 Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục duy trì số lượng lớn các tàu (lên tới 99 chiếc ngày 15/5) bảo vệ giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (HD981) hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng chục tàu này thuộc nhiều lực lượng của Trung Quốc, trong đó đóng vai trò chủ đạo là Hải cảnh (hay gọi là Cảnh sát biển Trung Quốc, tiếng Anh là China Coast Guard) và Ngư chính.
Cảnh sát biển Trung Quốc được thành lập vào tháng 03/2013 bằng cách sát nhập lực lượng Hải giám và lực lượng Biên phòng nằm dưới sự quản lý của Cục Quản lý đại dương nhà nước Trung Quốc.
Cảnh sát biển Trung Quốc được thành lập vào tháng 03/2013 bằng cách sát nhập lực lượng Hải giám và lực lượng Biên phòng nằm dưới sự quản lý của Cục Quản lý đại dương nhà nước Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.