Hà Nội: Yêu cầu giám sát tình hình bệnh nhân Adenovirus

CDC Hà Nội yêu cầu Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tập trung giám sát về tình hình bệnh nhân Adenovirus đến khám và điều trị tại các bệnh viện, đảm bảo tần suất tối thiểu 3 lần/tuần.

Hà Nội: Yêu cầu giám sát tình hình bệnh nhân Adenovirus
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội vừa có Văn bản số 2170/KSBT-PCBTN về việc tăng cường giám sát và phòng, chống bệnh do Adenovirus gửi Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã.
Báo cáo của Bệnh viện Nhi trung ương cho hay, tình hình bệnh nhi mắc Adenovirus tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng nhanh từ tháng 8/2022 cho đến nay. Tính từ ngày 1/1 đến 22/9/2022, đã có hơn 1.000 ca mắc đến khám và điều trị tại bệnh viện.
Ha Noi: Yeu cau giam sat tinh hinh benh nhan Adenovirus
 Chăm sóc các bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhân mắc Adenovirus phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã, trong đó, một số đơn vị ghi nhận số mắc cao như: Long Biên (147 ca), Hà Đông (87 ca), Nam Từ Liêm (82 ca), Hoàng Mai (75 ca), đồng thời, đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong tại 3 quận, huyện: Mỹ Đức, Phú Xuyên, Tây Hồ.
Theo đánh giá của CDC Hà Nội, hiện nay, thời tiết tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn giao mùa thu - đông, là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát và lây lan của các dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh do Adenovirus.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh do Adenovirus trên địa bàn thành phố, CDC Hà Nội đề nghị, Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường các hoạt động giám sát phát hiện ca bệnh tại cộng đồng, các phòng khám, bệnh viện tư nhân và tại các cơ sở y tế được phân cấp đóng trên địa bàn. Đặc biệt, tập trung giám sát tại các khoa khám bệnh, khoa nhi, khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện, đảm bảo tần suất tối thiểu 3 lần/tuần để thu thập thông tin về tình hình bệnh nhân Adenovirus đến khám và điều trị.
“Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã phải tổ chức ngay các hoạt động điều tra dịch tễ, xử lý dịch khi ghi nhận các chùm ca bệnh tại cộng đồng, trường học. Đồng thời, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ số mắc, số tử vong hằng tháng trên hệ thống báo cáo trực tuyến theo quy định”, CDC Hà Nội nêu rõ.
Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bệnh do Adenovirus, trong đó, tập trung vào các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, che mũi miệng khi ho, hắt hơi, không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh, nhất là các vật dụng có chất tiết của người bệnh…
Trước đó, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh bố trí đủ giường bệnh, nhân lực, phương tiện, thiết bị, vật tư để chẩn đoán và điều trị người nhiễm virus Adeno trước tình hình gia tăng số trẻ nhập viện do virus Adeno; đồng thời, yêu cầu các bệnh viện chú trọng phân luồng, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống lây nhiễm trong cơ sở điều trị.
Sở Y tế thành phố cũng yêu cầu tăng cường hội chẩn, chỉ đạo tuyến giữa các bệnh viện trong ngành Y tế Hà Nội trong công tác điều trị người bệnh nhiễm virus Adeno. Các trường hợp diễn biến nặng có suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng... cần được hội chẩn tích cực, chuyển tuyến lên tuyến thành phố hoặc tuyến trung ương nhằm đảm bảo an toàn người bệnh.
Riêng với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu đơn vị này phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát tình hình bệnh do virus Adeno, đồng thời đánh giá tình hình, nguy cơ tiến triển thành dịch, tham mưu cho Sở Y tế triển khai công tác phòng, chống phù hợp với điều kiện của Hà Nội.
CDC Hà Nội hướng dẫn, phối hợp với trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã và các cơ sở khám, chữa bệnh điều tra dịch tễ, xử lý các chuỗi lây nhiễm do virus Adeno, không để bùng phát, kéo dài, đặc biệt khi xuất hiện tình trạng lây nhiễm tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Thời gian ủ bệnh do virus Adeno khoảng từ 8-12 ngày và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó, các đối tượng như trẻ em, thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng - 5 tuổi, người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính thường có nguy cơ cao nhiễm virus do có sức đề kháng kém. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa xuân - hè hoặc thu - đông.

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhập viện điều trị do viêm phổi nhiễm virus Adeno khi có các triệu chứng: Khó thở, thở nhanh theo tuổi, rút lõm lồng ngực, khó thở thanh quản; suy hô hấp hoặc giảm oxy máu (tím, SpO2 < 94%); nôn không uống thuốc được, co giật, li bì, tình trạng nhiễm trùng nặng; có bệnh nền nặng (bệnh phổi mạn, suy dinh dưỡng nặng, suy giảm miễn dịch, bệnh tim mạch nặng...; tổn thương trên X-quang phổi như tổn thương phổi nặng, hoại tử phổi...

Bé trai 9 tuổi khỏe mạnh đột nhiên tử vong vì cảm lạnh, triệu chứng không ngờ

Cậu bé Tristan Ang ở California, Mỹ, vốn dĩ đang khỏe mạnh đã lìa xa cõi đời chỉ một tuần sau khi bị cảm lạnh thông thường do virus adeno gây ra.

Bé trai 9 tuổi khỏe mạnh đột nhiên tử vong vì cảm lạnh, triệu chứng không ngờ
Tháng trước, Tristan còn mới tranh tài ở giải Taekwond cấp quốc gia của Mỹ. Cậu bé có đai đen ở bộ môn này.

Biết gì về loại virus là “nghi phạm” gây viêm gan bí ẩn?

Giới y khoa phỏng đoán bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ đang bùng phát hiện nay có liên quan đến virus adeno (adenovirus).

Biết gì về loại virus là “nghi phạm” gây viêm gan bí ẩn?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 3/5, toàn cầu ghi nhận 228 trẻ mắc, 4 trẻ tử vong vì bệnh viêm gan bí ẩn.

Một nghiên cứu gần đây do Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ thực hiện cho thấy, 9 trẻ em ở bang Alabama mắc bệnh viêm gan bí ẩn đều có kết quả xét nghiệm dương tính với một mầm bệnh phổ biến được gọi là adenovirus loại 41.

WHO nghi ngờ viêm gan bí ẩn là biến chứng hậu COVID-19

Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) châu Âu thông tin, 70% số ca viêm gan bí ẩn trong khu vực từng nhiễm COVID-19.

WHO nghi ngờ viêm gan bí ẩn là biến chứng hậu COVID-19

Tính tới ngày 15/5, thế giới đã ghi nhận 450 ca mắc viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân tại 25 quốc gia, trong đó có 12 bệnh nhân tử vong.

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet, căn bệnh trên có thể liên quan tới COVID-19. Hiện các ca mắc viêm gan cấp tính đã được ghi nhận ở châu Âu, Mỹ, Israel, Nhật, Indonesia…

Hầu hết các bệnh nhi xuất hiện triệu chứng bất ổn đường tiêu hóa, sau đó bị vàng da và trong một số trường hợp, suy gan cấp tính. Tuy nhiên, xét nghiệm không phát hiện những loại virus gây viêm gan phổ biến A, B, C, D và E.

Giới chuyên môn nhận định, các ca viêm gan cấp tính gần đây ở trẻ em có thể là hậu quả của nhiễm COVID-19, tiếp theo là nhiễm virus Adeno sau khi xuất hiện một ổ chứa virus trong đường ruột.

Sau khi một người mắc COVID-19, ổ chứa virus SARS-CoV-2 có thể dẫn đến việc kích hoạt tế bào miễn dịch quá mức, gây ra Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Nếu có ổ virus như vậy và sau đó trẻ bị nhiễm virus Adeno sẽ dẫn đến các bất thường miễn dịch như viêm gan nặng cấp tính.

Isabella Eckerle, đồng Giám đốc Trung tâm Các bệnh do virus mới tại Bệnh viện Đại học Geneva (Thụy Sĩ), cho biết không thể loại trừ khả năng bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ em sau khi nhiễm COVID-19.

Sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 trong đường tiêu hóa của trẻ sẽ giải phóng liên tục các protein virus trong tế bào biểu mô ruột. Điều đó kích hoạt tế bào miễn dịch bất thường đã được xác định là cơ chế gây ra MIS-C.

MIS-C làm dấy lên mối lo ngại rộng rãi kể từ tháng 4/2020. Bệnh nhân mắc hội chứng này bị viêm ở nhiều cơ quan bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt, dạ dày và gan, thậm chí có thể dẫn đến suy đa tạng, trường hợp nặng tử vong.

Israel gần đây báo cáo các trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở 12 trẻ em. 11 trong số đó đã nhiễm COVID-19 trong vòng một năm qua.

Các chuyên gia y tế lưu ý, nhiễm COVID-19 nghiêm trọng có khả năng gây tổn thương gan. Điều đó đồng nghĩa bệnh viêm gan không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng lâu dài của COVID-19.

Văn phòng WHO khu vực châu Âu ngày 13/5 báo cáo, 70% số ca viêm gan bí ẩn trong khu vực từng nhiễm COVID-19.

Trong số các bệnh nhi được theo dõi tiến triển, tỷ lệ ca nặng lên tới 15,4%. Trong số các trường hợp có dữ liệu tiêm chủng COVID-19, có gần 84% chưa tiêm vắc xin.

Các chuyên gia y tế bày tỏ lo ngại về nguy cơ một loại virus mới lây lan không kiểm soát được ở những trẻ em, đối tượng phần lớn chưa tiêm chủng và biến chứng hậu COVID-19 vẫn chưa được biết tới hết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.