Hà Nội xây hầm chứa nước để giảm úng ngập

Hà Nội yêu cầu UBND các quận nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng một số hầm chứa nước tại các khu vực trũng thấp để giảm úng ngập cục bộ bằng nguồn vốn đầu tư công.

Tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, tình trạng úng ngập cục bộ ở Hà Nội trong nhiều năm trở lại đây luôn trở thành vấn đề "nóng" mỗi khi có mưa lớn, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại vật chất nhất định và ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân.

Đáng chú ý, không chỉ khu vực chưa được đầu tư hệ thống thoát nước bị ngập, mà cả khu vực đô thị cũ - nơi đã được đầu tư cải tạo hệ thống thoát nước hay các khu đô thị mới được đầu tư hiện đại cũng bị ngập... Các giải pháp, biện pháp mà các đơn vị đang thực hiện mỗi khi xảy ra úng ngập chỉ là biện pháp tạm thời.

Ha Noi xay ham chua nuoc de giam ung ngap
 Hà Nội bàn về phương án chống ngập.

Để chống ngập căn cơ, lâu dài, Thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì phối hợp các sở, ngành, đơn vị duy trì thoát nước đô thị nghiên cứu, đề xuất đầu tư các trạm bơm tiêu thoát nước đô thị; đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước lưu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ, lưu vực Bắc sông Hồng; khảo sát và đề xuất phương án xử lý thoát nước tại một số khu vực hầm chui dân sinh Đại lộ Thăng Long; phối hợp với UBND các quận nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng một số hầm chứa nước tại các khu vực trũng thấp để giảm úng ngập cục bộ bằng nguồn vốn đầu tư công của quận hoặc các nguồn huy động khác, đồng thời, phối hợp đơn vị có liên quan rà soát Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ; trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá thực trạng về thoát nước, nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung về quy hoạch thoát nước đô thị phù hợp quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị và biến đổi khí hậu, cập nhật vào đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đang triển khai thực hiện.

Từng bàn về vấn đề ngập úng của Hà Nội, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng có hai nguyên nhân khiến Hà Nội thường xuyên bị ngập thời gian gần đây. Đó là do thời tiết dị thường, mưa lớn cực đoan; hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn.

Theo Bộ trưởng Hà, thời tiết đang biến đổi bất thường, nhiệt độ Trái đất nóng lên nên không chỉ Việt Nam mà các nước có hạ tầng phát triển như Mỹ, châu Âu cũng thường xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan. "Mưa lớn tập trung vào một thời điểm thì khó hạ tầng nào có thể chịu được", ông Hà nói.

Để ứng phó trước mắt, thành phố có thể dùng hệ thống máy bơm để thoát nước, nhưng về lâu dài cần nghiên cứu giải pháp kỹ thuật, như xây các bể ngầm chứa nước lớn tại khu vực xung yếu thường xuyên xảy ra ngập. Thành phố cũng có thể tận dụng các nơi rộng lớn như cánh đồng, sân vận động làm nơi chứa nước.

Trên thế giới, nhiều nước đã xây hệ thống ngầm trữ nước, như Nhật Bản có những hầm chứa nước lớn vừa để giữ nước khi mưa, vừa để có nước dùng khi hạn hán. "Các giải pháp này đắt đỏ, nên quan trọng nhất là phải có tầm nhìn, xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu quan điểm.

Các cơ quan chức năng cũng cần dự báo lượng mưa trong một đơn vị thời gian để tính toán lượng nước trên một m2 nhất định, từ đó tính toán công suất hệ thống thoát nước. Các đô thị cần có hệ thống dự báo ngập lụt chính xác. "Hiện nay cơ quan khí tượng đã thực hiện việc này, nhưng không dễ và độ chính xác còn khác nhau", ông Hà cho hay.

Theo Bộ trưởng Hà, khi thiết kế đô thị, quan trọng nhất là phải tính đến yếu tố địa hình, số lượng dân cư để dự báo khi xảy ra thời tiết cực đoan thì sẽ chống chịu ra sao. Việc xây dựng đô thị phải đi cùng với hệ thống thu nước, thoát nước, xử lý nước thải và nước mưa... Có những vấn đề không chỉ dự báo hàng năm mà phải có tính toán thời tiết cực đoan có thể 30-50 năm mới xảy ra một lần.

"Việc dự báo này giúp các đô thị có phương án thiết kế cơ sở hạ tầng như công trình ngầm, giao thông ngầm, giao thông bề mặt. Phải làm sao để khu vực thoát nước tự nhiên, nơi nào không thoát được tự nhiên được thì phải dùng máy móc, thiết bị, nhưng nên hạn chế", Bộ trưởng Hà nói.

Với các đô thị lớn như Hà Nội, để tránh ngập lụt sau mưa, cần tăng cường dự báo; có dự án tổng thể, đánh giá căn cơ hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn vào một thời điểm. Thủ đô cần hướng đến thiết kế đô thị thông minh, chống chịu thời tiết cực đoan.

>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội mưa lớn và ngập úng diện rộng (Nguồn: VTV24)

Điểm đen ngập lụt nhất ở TP HCM khiến dân lo sợ

(Kiến Thức) - Xa lộ Hà Nội được cho là điểm ngập lụt thảm họa nhất tại TP HCM trong đợt triều cường vừa qua khiến nhiều người dân lo sợ sẽ đảo lộn cuộc sống.

Diem den ngap lut nhat o TP HCM khien dan lo so
Chiều ngày 28/9 vừa qua, hàng chục tuyến đường ở các quận, huyện trên địa bàn TP HCM ngập lênh láng, do triều cường dâng cao. 
Diem den ngap lut nhat o TP HCM khien dan lo so-Hinh-2
Xa lộ Hà Nội được cho là điểm ngập lụt thảm họa nhất tại TP HCM. Ảnh: Quang Thịnh
Diem den ngap lut nhat o TP HCM khien dan lo so-Hinh-3
Giữa con triều cường, quận 2 là được cho là điểm đen ngập lụt thảm họa nhất ở TP HCM. Ảnh: PLO
Diem den ngap lut nhat o TP HCM khien dan lo so-Hinh-4
Nhiều người dân có lý do để lo sợ khi tại khu vực này, triều cường lên cao đạt 1,66 m khiến Xa lộ Hà Nội và các tuyến đường thấp trũng tại TP.HCM ngập sâu. Ảnh: PLO
Diem den ngap lut nhat o TP HCM khien dan lo so-Hinh-5
Tại xa lộ Hà Nội đoạn từ khu vực chân cầu Sài Gòn thuộc phường Bình An, quận 2 đến gần chân cầu Rạch Chiếc, nước ngập mênh mông khiến giao thông khu vực này hỗn loạn vào chiều cuối tuần. Ảnh Quang Thịnh
Diem den ngap lut nhat o TP HCM khien dan lo so-Hinh-6
Xe máy leo lề tránh đoạn nước ngập sâu. Ảnh: PLO
Diem den ngap lut nhat o TP HCM khien dan lo so-Hinh-7

Bão đổ bộ vào Nam Bộ là điều khá hiếm hoi vì khu vực này ít chịu ảnh hưởng của bão lũ. Chính vì vậy, những cơn bão đổ bộ vào miền Nam thường được xếp vào cấp thảm họa vì diễn biến phức tạp và sức tàn phá khủng khiếp của nó. Ảnh: PLO

Diem den ngap lut nhat o TP HCM khien dan lo so-Hinh-8
Triều cường tại TP.HCM hiện đã vượt báo động 3 (1,5m), nhiều tuyến đường gần sông rạch ngập nặng, người dân di chuyển khó khăn. Ảnh: PLO
Diem den ngap lut nhat o TP HCM khien dan lo so-Hinh-9
Để ứng phó với đợt triều cường này, UBND thành phố yêu cầu các địa phương chuẩn bị vật tư để kịp thời xử lý, cơi đắp bờ bao xung yếu ngay từ giờ đầu theo phương châm “4 tại chỗ”, không để xảy ra tình trạng ngập úng ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Ảnh: PLO
Diem den ngap lut nhat o TP HCM khien dan lo so-Hinh-10
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu bước vào đợt triều cường mới từ ngày 28/9 đến ngày 2/10, khi mực nước sông Sài Gòn và các kênh chính lên trên báo động III. Dự kiến, nhiều địa bàn sẽ bị ngập nước lúc sáng sớm và cuối chiều. Ảnh: Hà Nội mới

Thông tin “TP HCM biến mất năm 2050”: Triều cường, điểm đen ngập lụt ở Sài Gòn thế nào?

(Kiến Thức) - Những đợt triều cường kỷ lục tại TPHCM khiến thành phố này có khả năng ngập lụt ở khắp nơi. Trong khi những giải pháp ứng phó trước mắt và lâu dài chưa thực sự phát huy hiệu quả.

“TP HCM bị xóa sổ vào năm 2050” là chưa đủ căn cứ khoa học
Climate Central, tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, Mỹ, hôm 29/10 công bố nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications đã đưa ra những nhận định về nguy cơ ngập bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu cho các đồng bằng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.