Hà Nội: Tiêm thuốc làm trắng da, một phụ nữ suýt tử vong

(Kiến Thức) - Sáng 10/5, bác sỹ Dương Vương Trung - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (BV Bưu Điện, Hà Nội) cho biết, BV vừa cấp cứu thành công bệnh nhân Nguyễn Thị H. (Hà Nội) bị sốc phản vệ do tiêm thuốc làm trắng da.

Hà Nội: Tiêm thuốc làm trắng da, một phụ nữ suýt tử vong

Theo đó ngày 9/5, chị H. có đến một cơ sở thẩm mỹ để tiêm truyền một số loại thuốc làm trắng da. Sau khi thực hiện xong các công đoạn tiêm thuốc làm trắng da, chị H. về nhà và rơi vào tình trạng khó thở, người rét run, nổi mẩn toàn thân. Nghĩ chị bị cảm nên người nhà đã bôi dầu, đánh gió.

Tuy nhiên, ngay sau đó diễn biến triệu chứng của chị H càng xấu hơn, khi cảm thấy không thể thở được, chị H. được người nhà đưa đến BV Bưu Điện cấp cứu.

Qua khai thác tiền sử và triệu chứng lâm sàng cùng với vỏ thuốc bệnh nhân mang theo, các bác sỹ tại đây cho biết, chị H. bị sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong. Ngay lập tức, các bác sỹ chỉ định tiêm và truyền Adrenalin liên tục theo đúng phác đồ.

Ha Noi: Tiem thuoc lam trang da, mot phu nu suyt tu vong
 Chị H. đang điều trị tại bệnh viện Bưu Điện (Ảnh: BV Bưu Điện)

Theo bác sỹ Dương Vương Trung, những trường hợp có nguyên nhân tương tự như chị H. không hiếm gặp, tại BV Bưu Điện đã từng tiếp nhận không ít bệnh nhân còn nặng hơn do nguyên nhân gặp phản ứng, biến chứng từ quá trình làm đẹp, thẩm mỹ.

Các bác sỹ cũng khuyến cáo, chị em nên thận trọng khi quyết định lưa chọn thực hiện và sử dụng các dịch vụ, sản phẩm làm đẹp. Không nên chạy theo trào lưu, tin tưởng hoàn toàn vào các quảng cáo.

"Đa số chị em thường tìm đến các cơ sở thẩm mỹ để nâng mũi, gọt cằm, nâng ngực, kích trắng da… theo quảng bá của các cơ sở này mà ít khi lựa chọn các bệnh viện hoặc các cơ sở được cấp phép. Điều đó rất nguy hiểm bởi khi xảy ra những sự cố ngoài ý muốn, do thiếu đội ngũ bác sỹ chuyên khoa nên khó xử trí kịp thời. Vì thế, khi quyết định thực hiện các biện pháp làm đẹp nên lưu ý tìm hiểu kỹ các dịch vụ và sản phẩm mình lựa chọn” – Bác sỹ Trung cảnh báo.

Nhờ được can thiệp, xử trí kịp thời, sức khỏe của bệnh nhân dần ổn định. Hiện bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại BV.

Tiêm thuốc trắng da và những hệ lụy khôn lường

Tiêm thuốc trắng da và những hệ lụy khôn lường
Các biện pháp làm đẹp truyền thống như đắp mặt nạ, tắm trắng, bôi kem dưỡng da… đòi hỏi phải có sự kiên trì điều trị trong thời gian dài. Nhiều chị em nóng lòng có được làm da trắng mịn hoàn hảo đã chọn cách tiêm thuốc trực tiếp vào tĩnh mạnh, để nhanh chóng có được làn da trắng như ý.  Tuy nhiên, biện pháp này đã khiến không ít người rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang”. Trong khi, “tật” còn phải chữa trị trong thời gian dài, và việc lấy lại tình trạng da ban đầu là không thể. Hiện nay, các loại thuốc tiêm trắng da được quảng cáo trên mạng, hoặc bán tại các spa được cho là có nguồn gốc từ Nhật Bản, Thụy Sĩ, Mỹ với thành phần chủ yếu là: Vitamin C, collagen, Glutathione, glutatione… 
Thuốc tiêm trắng da đang được quảng cáo.
 Thuốc tiêm trắng da đang được quảng cáo.
Các loại như GC 3000 Supper Whitenning, GC 9600 Whitenning Gold, NC 24 Whitenning, S Whitenning… đều được quảng cáo có tác dụng làm trắng da và làm sáng vết sẹo, tăng cường tính đàn hồi của da, ngăn chặn sự hình thành của mụn, ngăn ngừa lão hóa, chống nếp nhăn…  Giá cả dao động vài triệu đồng/hộp và mỗi lần “điều trị” phải kéo dài trong khoảng từ 5 - 7 tháng. Với hàng chục lần tiêm, chi phí từ  50 - 70 triệu đồng tùy vào từng loại thuốc.  Tuy nhiên, để có được làm da đáng mơ ước, nhiều người đã phải “thắt lưng, buộc bụng” chi ra một khoản tiền không nhỏ. Thậm chí, có nhiều trường hợp sang tận Thái Lan để “điều trị”. Bởi họ cho rằng, ở Thái việc tiêm và uống thuốc trắng da đều được cơ quan Dược phẩm kiểm nghiệm về độ an toàn, quy trình tiêm được giám sát chặt chẽ.  Thế nhưng, sau khi tiêm thuốc, nhiều người bị sốc phản vệ, người bị dị ứng, người may mắn hơn thì làn da có trắng lên, nhưng chỉ trong vòng vài tháng, sau rồi lại đâu vào đấy, trở lại làn da ban đầu.  Theo các bác sĩ, chỉ có thể “cải tạo” phần nào màu da, chứ không thể thay đổi hoàn toàn từ “ngăm ngăm” sang da trắng được. Bởi, màu da do gen di truyền quyết định.  Nhiều người nhờ đắp mặt nạ, dùng kem dưỡng da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, dinh dưỡng phù hợp khiến làm da mịn màng, sáng lên. Nhưng việc tiêm để trắng da thì chưa có công trình nghiên cứu khoa học công bố. Tại Việt Nam, việc tiêm trắng da chủ yếu được thực hiện tại các spa, do “bác sĩ” của những cơ sở này thực hiện. Thực tế, bất kỳ thuốc loại thuốc nào khi được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch cũng phải có chỉ định của bác sĩ. Bởi, tiêm tĩnh mạch dễ gây nên dị ứng, sốc phản vệ khá mạnh. Vì vậy, nhiều bác sĩ cảnh báo, việc chị em tự ý tiêm vitamin C qua đường tĩnh mạch rất nguy hiểm.  Đặc biệt, khi tiêm vitamin C nếu có sự nhầm lẫn về vị trí hoặc liều lượng thuốc thì rất dễ gây sốc phản vệ, không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến tử vong.  Thực ra, vitamin C có tác dụng chống lão hóa, nhưng không có tác dụng làm trắng da tức thời, chuyển hóa sắc tố da tuyệt đối hay thay đổi sắc tố da từ vùng da sạm trở thành vùng da trắng như quảng cáo.  Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định sự khác biệt về công dụng giữa truyền dịch, uống thuốc, bôi kem chứa vitamin C so với việc tiêm trực tiếp vitamin C vào tĩnh mạch. Chưa kể, việc dùng vitamin C liều cao, thường xuyên sẽ gây ra bệnh sỏi đường tiết niệu.
Tiêm trực tiếp thuốc trắng da vào tĩnh mạch dễ gây nên dị ứng, sốc phản vệ khá mạnh.
Tiêm trực tiếp thuốc trắng da vào tĩnh mạch dễ gây nên dị ứng, sốc phản vệ khá mạnh.
Với chất Glutathione có trong các loại thuốc được quảng cáo làm trắng da cũng chưa được khoa học kiểm chứng, thậm chí đang gây nhiều tranh cãi.  Glutathione được nhiều nhà khoa học cho rằng có tác dụng chống ôxy hóa, giúp trẻ hóa cơ thể, chống stress, kéo dài tuổi thọ, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể thông qua thải độc của gan…  Thế nhưng, theo kết quả nghiên cứu của cơ quan FDA (Philippines) công bố ngày 31/5/2012, cho rằng, việc lạm dụng Glutathione có thể gây suy thận, nhiễm độc máu, hoại tử biểu bì da, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.  Theo bác sĩ Nguyễn Thế Hùng, bệnh viện Quân đội 108, việc sử dụng chất Glutathione để làm trắng da chưa được khoa học kiểm chứng và còn đang gây nhiều tranh cãi. Mặt khác, sắc tố da bình thường không chỉ đặc trưng cho chủng tộc mà còn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại tia cực tím mặt trời (nguyên nhân gây ung thư da). Cùng với đó, PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng và miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, trong thành phần thuốc tiêm trắng, Glutathione và Collagen đều có chứa acid amin nên rất dễ gây dị ứng.  Thực tế, nhiều bệnh nhân bị phản ứng thuốc, nhẹ thì phát ban, nổi mẩn, nặng thì sốc phản vệ, nhiễm độc, thậm chí nguy kịch tính mạng. Việc điều trị cho những bệnh nhân bị dị ứng các loại thuốc này mất khá nhiều thời gian, và càng lâu hơn nữa để lấy lại làn da mịn màng nếu không may dị ứng bị phồng rộp.  PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn khuyến cáo, bệnh nhân khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần phải có đơn của bác sĩ. Không nên tùy tiện mua bán dù hướng tới mục đích chữa bệnh hay hỗ trợ chị em làm đẹp bởi thuốc không rõ nguồn gốc gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.
TIN LIÊN QUAN:
ĐAN ĐỌC NHIỀU:

Collagen trong thuốc trắng da làm từ da heo, bò

Collagen trong thuốc trắng da làm từ da heo, bò

Tiêm thuốc trắng da hiệu quả và an toàn hơn tắm trắng?

Tiêm thuốc trắng da là cách làm đẹp sang chảnh tốn cả chục triệu đồng, được cho là hiệu quả vượt trội và an toàn hơn tắm trắng. Sự thật ra sao? 

Tiêm thuốc trắng da hiệu quả và an toàn hơn tắm trắng?
Nắm bắt được nhu cầu chăm sóc da của chị em, thị trường thẩm mỹ đã cho ra mắt hàng loạt sản phẩm làm trắng như xà phòng, thảo dược làm trắng, kem ủ trắng, gel kích trắng, máy hấp trắng.
Cách làm trắng đắt tiền

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.