Hà Nội: Tăng cường kiểm tra xe đưa đón học sinh

Để chuẩn bị cho năm học mới, các cơ quan liên ngành Hà Nội cùng vào cuộc, tăng cường rà soát, kiểm tra hoạt động của xe ô tô đưa đón học sinh.

Để đảm bảo an toàn trong năm học mới 2024-2025, Sở GTVT Hà Nội đã sớm yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động vận chuyển, đưa đón học sinh bằng xe ô tô.

Theo đó, Sở GD&ĐT và UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các trường học sử dụng xe đưa đón học sinh không ký hợp đồng vận chuyển đối với các đơn vị vận tải không đủ điều kiện, chấm dứt hợp đồng vận chuyển đối với phương tiện, người lái xe không đủ điều kiện quy định. Các nhà xe, lái xe tuyệt đối không chở quá tải cho phép, không sử dụng xe hết hạn đăng kiểm, không có phù hiệu “xe hợp đồng” hoặc phù hiệu hết hạn, lái xe không có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển…

Sở GD&ĐT chỉ đạo Thanh tra Sở GD&ĐT phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải rà soát các trường học có hoạt động sử dụng xe ô tô hợp đồng đưa, đón học sinh.

Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Đào Việt Long, Thanh tra Sở GTVT chủ trì phối hợp với lực lượng Thanh tra Sở GD&ĐT, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, chính quyền địa phương và các nhà trường tổ chức kiểm tra toàn bộ xe hợp đồng đưa đón học sinh trên địa bàn thành phố. Đơn vị báo cáo kết quả kiểm tra này trước ngày 30/9 để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.

Bên cạnh đó, lực lượng Thanh tra Sở GTVT tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định trong tổ chức và quản lý hoạt động vận tải đặc biệt đối với hoạt động đưa đón học sinh bằng ô tô.

“Cơ quan quản lý tăng cường truyền thông trên báo chí, nâng cao nhận thức và tuyên truyền tới các trường lựa chọn các đơn vị vận tải có đầy đủ giấy phép kinh doanh, đáp ứng đủ các điều kiện về kinh doanh vận tải để ký hợp đồng vận chuyển học sinh”, ông Đào Việt Long cho biết.

Ông Nguyễn Đình Quyền, Trưởng phòng Tham mưu tổng hợp (Thanh tra Sở GTVT) Hà Nội cho biết, Thanh tra Sở GTVT đã có kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với xe hợp đồng vận chuyển học sinh. Theo đó, Đội trưởng các Đội thanh tra GTVT chủ động bố trí lực lượng phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương, lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự và các trường học trên địa bàn tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ xe hợp đồng vận chuyển, đưa đón học sinh tại các trường học trên địa bàn Thành phố; tăng cường kiểm tra.

Nội dung kiểm tra tập trung vào điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện như: Giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phù hiệu xe, hợp đồng vận chuyển, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, camera trên xe và truyền dữ liệu theo quy định, có cải tạo phương tiện hay không; kiểm tra điều kiện người lái xe gồm: Giấy phép lái xe, chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ vận tải, thẻ nhận dạng lái xe; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và Nghị định số 123/2021/NĐ-CP.

Theo ông Nguyễn Đình Quyền, việc kiểm tra chuyên đề xe đưa đón học sinh chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ ngày 11/8/2024 đến ngày 24/8/2024, các Đội Thanh tra GTVT quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các đơn vị kinh doanh vận tải có xe hợp đồng vận chuyển, đưa đón học sinh đã ký hợp đồng với các trường học trên địa bàn quản lý.

Giai đoạn 2 từ ngày 6/9/2024, lực lượng chức năng sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp người lái xe, phương tiện vận chuyển học sinh vi phạm về trật tự an toàn giao thông, vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe ô tô theo hình thức hợp đồng.

Bên cạnh công tác kiểm tra định kỳ, lực lượng chức năng sẽ kiểm tra đột xuất mang tính "hậu kiểm" các xe ô tô đưa đón học sinh, để đảm bảo việc tuân thủ các quy định an toàn cho học sinh.

Ha Noi: Tang cuong kiem tra xe dua don hoc sinh

Bắt đầu năm học mới, thành phố Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra hoạt động đưa đón học sinh bằng xe ô tô hợp đồng. Ảnh minh họa (Nguồn suckhoedoisong.vn)

Trước đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu ngành giáo dục trên địa bàn phải rà soát các phương tiện kinh doanh đưa đón học sinh định kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Các cơ sở giáo dục phải báo cáo về hành trình, điểm dừng đón, trả, danh sách lái xe, hình ảnh xe và màu sơn để cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát. Kiên quyết không để các phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn đưa đón học sinh...

Đầu tư phương tiện, hình thức quản lý, tăng cường đưa đón giáo viên, học sinh bằng các phương tiện của nhà trường, khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng phương tiện công cộng nhằm giảm phương tiện cá nhân góp phần giảm tình trạng ùn tắc tại các khu vực xung quanh trường học.

Đặc biệt, phối hợp đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các khu vực gần cổng trường học để ghi nhận các hình ảnh vi phạm giao thông của học sinh làm căn cứ xử lý và bình xét thi đua đối với từng lớp học, giáo viên và học sinh.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương yêu cầu các hộ dân giữ xe xung quanh trường học cam kết không nhận trông, giữ xe mô tô của học sinh. Các đơn vị, trường học khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông báo về học sinh điều khiển mô tô, xe gắn máy không đúng quy định hoặc vi phạm pháp luật về giao thông phải có trách nhiệm mời cha mẹ học sinh đến làm việc, thông báo rõ vi phạm và yêu cầu phối hợp, quản lý giáo dục con cái.

UBND Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo rà soát lại các chương trình, nội dung, hình thức giáo dục, giảng dạy về TTATGT cho học sinh trong các cấp học, các nhà trường để bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm tương xứng với tính chất quan trọng của việc xây dựng văn hóa giao thông cho thế hệ tương lai của đất nước.

Thống kê số liệu vi phạm hành chính, số liệu tai nạn giao thông liên quan đến học sinh. Đồng thời, đánh giá và xác định nguyên nhân, hậu quả để từ đó có giải pháp tăng cường bảo đảm TTATGT trên địa bàn Thành phố.

UBND TP Hà Nội cho rằng, việc tăng cường công tác bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong tổng thể công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn Thành phố.

>>> Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) trao đổi về vụ việc cháu bé 5 tuổi bị bỏ quên tử vong trên xe đưa đón học sinh:
 

Bé 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe: Ai chịu trách nhiệm?

Trong vụ trẻ mầm non ở Thái Bình tử vong sau gần 11 tiếng bị bỏ quên trên xe, có trách nhiệm của lái xe, cô giáo phụ trách đón trẻ, cô giáo quản lý lớp và nhà trường…

Ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình tại cuộc họp tối 29/5 yêu cầu Công an tỉnh Thái Bình khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc trẻ mầm non bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh dẫn đến tử vong, khởi tố vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Thông tin vụ việc, khoảng 6h20 ngày 29/5, lái xe N.V.L và cô giáo P.Q.A có nhiệm vụ đón trẻ mầm non từ nhà đến Trường Mầm non Hồng Nhung 2 (xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình), trong đó có bé T.G.H (SN 2019, trú tại xã Minh Khai, huyện Vũ Thư).

ĐBQH: Cần xử nghiêm vụ cháu bé bị bỏ quên trên xe để răn đe

Theo các ĐBQH, vụ việc cháu bé bị bỏ quên trên xe đưa đón rất thương tâm, cần siết lại quy trình xe đưa đón học sinh và xử nghiêm vụ án để cảnh tỉnh, răn đe.

Vụ việc bé 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón khiến dư luận bàng hoàng, đau xót. Đây không phải lần đầu tiên xảy ra tai nạn thương tâm này. Sự tắc trách của những người lớn; những quy định còn lỏng đối với xe đưa đón học sinh, quy trình đưa đón trẻ… là những vấn đề được đưa ra bàn xới với những nhức nhố, bức xúc.
Nỗi đau quá sức chịu đựng

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.