Hà Nội 'siết' ra đường, nhiều doanh nghiệp kêu gặp khó

Ngày 4-9, nhiều đơn vị ngành hàng không liên hệ với công an địa phương, nhưng đều chưa nhận được hướng dẫn cụ thể về khả năng cấp giấy đi đường theo phương thức mới...

Ngay sau khi UBND Hà Nội ban hành chỉ thị số 20 về tăng cường công tác phòng dịch và công văn số 6460 của công an TP Hà Nội về việc triển khai chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19, nhiều đơn vị “kêu” khó tiếp cận giấy đi đường.

Điển hình, trong sáng chủ nhật 5-9, Bộ GTVT có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị hỗ trợ cán bộ, nhân viên các đơn vị ngành hàng không đang làm việc tại sân bay Nội Bài.

Bởi theo Bộ GTVT, sân bay Nội Bài đóng trên địa bàn huyện Sóc Sơn được xác định là vùng 2. Hiện tại, để duy trì hoạt động hàng không đi và đến Nội Bài có trên 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, 55 hãng hàng không trong, ngoài nước và 5 cơ quan quản lý Nhà nước, với trên 10.000 nhân viên.

Những người này đều thuộc nhiều lĩnh vực trong một dây chuyền hàng không đồng bộ từ quản lý Nhà nước chuyên ngành (hàng không, công an, hải quan, kiểm dịch y tế) tới duy trì hoạt động của cảng hàng không… Phần lớn nhân viên của các đơn vị đang sinh sống tại trung tâm Hà Nội (vùng 1).

Ha Noi 'siet' ra duong, nhieu doanh nghiep keu gap kho

Lực lượng chức năng Hà Nội kiểm tra giấy đi đường. Ảnh: T.PHAN

Tuy nhiên, thực hiện chỉ thị 20 của UBND TP. Hà Nội, từ 7 giờ ngày 4-9 có các chốt kiểm soát người và phương tiện ở đầu cầu Thăng Long, Nhật Tân, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì là các cửa ngõ chính để kết nối sân bay Nội Bài với trung tâm TP Hà Nội.

Ngay trong ngày 4-9, nhiều đơn vị ngành hàng không liên hệ với các đơn vị công an địa phương theo hướng dẫn nhưng đều chưa nhận được hướng dẫn cụ thể về khả năng cấp giấy đi đường theo phương thức mới cho nhân viên các đơn vị đi làm việc.

Bộ GTVT đánh giá, nếu các cơ quan, đơn vị TP Hà Nội triển khai kiểm soát như kế hoạch nhưng chưa có phương án cấp thẻ cụ thể thì phần lớn nhân viên không thể đến sân bay làm việc. Nhiều bộ phận tại sân bay, nhiều hãng hàng không sẽ không có đủ nhân viên cần thiết để duy trì hoạt động.

Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc duy trì an ninh, an toàn hàng không và hoạt động của các chuyến bay cũng như tiến độ của dự án sửa chữa, nâng cấp đường hạ cất cánh tại Nội Bài.

Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét gia hạn thời gian áp dụng việc phải dùng giấy đi đường do công an cấp đối với cán bộ, nhân viên hàng không làm việc tại sân bay Nội Bài.

Trong thời gian đó, việc kiểm soát tạm thời đối với cán bộ, nhân viên ngành hàng không hoạt động trên địa bàn sân bay Nội Bài trên cơ sở giấy đi đường của cá nhân từng đơn vị theo mẫu đã thực hiện trong giai đoạn trước ngày 4-9 và thẻ kiểm soát an ninh hàng không...

“Bố trí một đầu mối để thực hiện cấp Giấy đi đường theo mẫu mới và ưu tiên triển khai sớm cho cán bộ, nhân viên toàn bộ các đơn vị ngành hàng không hoạt động tại sân bay Nội Bài”- Bộ GTVT cho hay.

Cũng trong ngày 5-9, theo ghi nhân của phóng viên một số doanh nghiệp đến trực tiếp công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP Hà Nội để xin cấp giấy đi đường nhưng không được tiếp nhận.

Anh Nguyễn Tiến, chủ phòng khám ở quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Khi chúng tôi đưa các loại giấy tờ theo quy định đến xin cấp giấy đi đường thì được trả lời là chưa có hướng dẫn tiếp nhận, đang dịp lễ, hoặc chưa xem xét vì ưu tiên các đối tượng khác. Trong khi đó ngày 6-9 đã áp dụng quy định mới, khiến tôi rất bức xúc…”- anh Tiến nói.

Giấy đi đường 4.0: Sao Hà Nội không “học theo” Đà Nẵng?

Người dân đang phàn nàn về việc Hà Nội tiếp tục thay đổi hình thức cấp giấy đi đường. Nhiều ý kiến cho rằng cách làm của Đà Nẵng rất thành công, vậy tại sao không học theo mô hình đó? 

Quy trình tiếp nhận, xét duyệt và cấp giấy đi đường mới của Hà Nội từ ngày 5/9 đang khiến dư luận lo lắng vì quá phức tạp.

Thời công nghệ nhưng vẫn thủ công

Cận cảnh chốt cứng tại các cây cầu hạn chế đi lại giữa vùng 'xanh, đỏ' ở Hà Nội

Để phòng, chống dịch COVID-19, Sở Xây dựng đã phối hợp với các địa phương hoàn thành việc lắp đặt chốt cứng tại 30 điểm cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những ngày cuối đợt giãn cách thứ 3.

Can canh chot cung tai cac cay cau han che di lai giua vung 'xanh, do' o Ha Noi
 Trong đêm ngày 3/9, các cầu được lập chốt cứng này gồm: Liên Mạc 2; Cầu Phố Viên; Cầu Noi; Cầu Khu CN Bộ Công an; Đông La; Bích Hòa 2; Trạm bơm Khe tang; Cầu Mỹ Hưng; Cầu Đen; Cầu Dương Hiền; Hoàng Xá 2; Cầu Khánh Vân; Cầu làng Phúc Am; Duyên Thái; 2 vị trí trên Đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.Ngoài 16 cầu trên, Sở Xây dựng đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương hoàn thành chốt cứng 14 cầu còn lại, đó là: Cầu Đại học Vân Canh; Cầu cạnh cầu sông Đáy; Cầu cạnh hồ câu sông Đáy; Cầu Lại Dụ; Mai Lĩnh cũ; Cầu Đồng Hoàng; Cầu xóm sông Cầu (cầu sắt); Hoàng Xá 1, Đỗ Hà; Cầu Văn Xá; Cầu cạnh cocacola; Lối lên cao tốc từ đường kênh Hồng Vân; Cầu kẹ qua kênh Hồng Vân; Đê Hồng Vân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.