Hà Nội sẽ thu phí ô tô nội đô: Singapore, Anh làm được vì hơn gì?

(Kiến Thức) - Trước khi Sở GTVT Hà Nội gửi báo cáo dự toán đề án thu phí ô tô vào nội đô để giảm ùn tắc giao thông, một số nước như Singapore, Anh, Hàn Quốc thực hiện điều tương tự và đạt được kết quả khả quan. Hà Nội có thể học hỏi kinh nghiệm gì từ những nước này? 

Những ngày qua, dư luận trong nước hết sức quan tâm đến báo cáo dự toán đề án thu phí phương tiện cơ giới và một số khu vực trên địa bàn thành phố của Sở GTVT Hà Nội. Dự toán kinh phí cho đề án này gần 500 triệu đồng. Nếu được thông qua dự toán, đề án dự kiến sẽ được hoàn thiện trong 3 tháng và trình HĐND TP vào cuối năm 2019.
Khi đề án này được triển khai trên thực tế thì ô tô ngoài vành đai đi vào thành phố Hà Nội sẽ bị thu phí. Sự việc này nhanh chóng nhận được những ý kiến trái chiều của người dân. Trong khi một số người ủng hộ đề án vì cho rằng sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông khi cũng có ý kiến phản đối đề án. Những người phản đối cho rằng đề án thu phí ô tô vào nội đô sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là những đối tượng chịu phí.
Ha Noi se thu phi o to noi do: Singapore, Anh lam duoc vi hon gi?
 Singapore thực hiện hiệu quả thu phí ô tô vào nội đô. Ảnh: ST FILE.
Trước khi Sở GTVT Hà Nội đưa ra đề án thu phí vào nội đô, một số nơi trên thế giới như Singapore, London, Stockholm, Seoul, Dubai... áp dụng thành công và nhận được đánh giá cao. Điển hình là trường hợp của Singapore. Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thu phí đường bộ với phương tiện giao thông. Cụ thể, vào đầu những năm 1970, Singapore thu phí ôtô vào nội đô thông qua hệ thống đăng ký vào nội đô - Area Licensing System (ALS).
Theo đó, người sở hữu ô tô mua vé tại các trạm thu phí thủ công ở các lối vào khu trung tâm thương mại. Kể từ khi hệ thống ALS được áp dụng trên thực tế, lượng ôtô vào trung tâm giảm 45%, các vụ tai nạn giảm 25%. Tỷ lệ sử dụng vận tải công cộng gia tăng 1,5 lần (từ 46% năm 1975 lên 67% năm 1998).
Đến năm 1998, chính phủ Singapore thay thế ALS bằng hệ thống thu phí đường bộ công nghệ cao, gọi tắt là ERP (Electronic Road Pricing). Đối với hệ thống này, người sở hữu ôtô cần lắp đặt thiết bị thu phí (IU) trên phương tiện và nạp tiền trước. Khi xe đi qua hệ thống ERP, hệ thống sẽ trừ tiền tự động sau 10 giây. Phí ERP thay đổi phụ thuộc vào mật độ, loại xe, thời gian và địa điểm giao thông. Mức thu phí dao động trong khoảng 0,35 - 2,8 USD.
Nhờ hệ thống ERP, mật độ giao thông giảm 20%. Kết quả khảo sát cho thấy 65% người dân Singapore lựa chọn sử dụng phương tiện công cộng di chuyển thay vì đi ô tô từ ngoại tỉnh vào nội đô như trước.                          
Khi thực hiện việc thu phí ô tô trên, giới chức Singapore ban đầu cũng vấp phải sự phản đối của người dân. Để phương án này đạt hiệu quả, giới chức trách đã giải thích cho người dân cũng như điều chỉnh mức thu phí hợp lý. Thêm nữa, chính quyền Singapore đảm bảo minh bạch toàn bộ hoạt động thu phí cũng như sử dụng tiền thu được vào xây dựng, sửa chữa, bảo trì đường bộ và các phương tiện giao thông công cộng. Nhờ vậy, việc thu phí ô tô được người dân ủng hộ và chấp hành nghiêm chỉnh.

Video: Dừng thu phí cao tốc TP HCM - Trung Lương (nguồn: TTXVN)

Tương tự như Singapore, chính quyền London, Anh cũng tiến hành thu phí nội đô (hay còn gọi thu phí tắc đường) và đạt được kết quả khả quan. London triển khai việc thu phí kể từ năm 2002.
Cụ thể, việc thu phí nội đô được áp dụng từ 7h - 18h các ngày trong tuần, trừ dịp lễ, Tết tại khu vực trung tâm London. Quy định này không áp dụng đối với xe bus, taxi, phương tiện thuê tư nhân và xe máy; phương tiện của cư dân sống tại khu vực nội đô hoặc người khuyết tật sẽ được giảm từ 90 - 100% tiền phí.
Toàn bộ tiền phí thu được nộp về Cơ quan Vận tải London (TfL) và tái đầu tư vào giao thông công cộng, sửa chữa đường xá. Phương án thu phí ô tô thu hút một lượng lớn người dân sử dụng phương tiện công cộng.
Thông qua việc thu phí ô tô vào nội đô, số lượng phương tiện vào trung tâm Thủ đô London giảm khoảng 70.000 lượt/ngày. Điều này góp phần không nhỏ vào giảm ùn tắc giao thông, giảm thương vong từ giao thông đường bộ và giảm ô nhiễm môi trường.
Phương án thu phí ô tô vào nội đô của Singapore, Anh thành công và được người dân ủng hộ được nhiều nước quan tâm và học hỏi kinh nghiệm. Chính quyền Hà Nội có thể học học cách làm của những thành phố này để từ đó đưa ra phương án phù hợp với tình hình thực tế cũng như có lộ trình và bước đi hợp lý. Để được dư luận ủng hộ, giới chức trách cần tuyên truyền cho người dân hiểu về việc thu phí đem đến những tác động tích cực như thế nào. Đồng thời, cơ quan chức năng cần quản lý minh bạch số tiền thu được từ việc thu phí ô tô vào nội đô cũng như cải thiện giao thông công cộng.

Cách quản lý phương tiện đáng học hỏi ở Anh

(Kiến Thức) - Thủ đô London, Anh đã thực hiện giải pháp quyết liệt để quản lý phương tiện cá nhân nhằm chống ùn tắc giao thông. 

Cach quan ly phuong tien dang hoc hoi o Anh
 Giống như nhiều thành phố khác trên thế giới, thủ đô London, Anh cũng phải đối mặt với nạn ùn tắc giao thông, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Để ứng phó với tình huống này, chính quyền London đã có giải pháp quản lý phương tiện cá nhân, chống tắc đường bằng cách thu phí ùn tắc. 

Vì sao giao thông Hàn Quốc khiến cả thế giới ngưỡng mộ?

Hệ thống giao thông ở Hàn Quốc được đánh giá là hiện đại và thông minh hàng đầu thế giới, đạt đến một đẳng cấp mà thậm chí những quốc gia giàu có bậc nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Anh… cũng phải học tập.

Hệ thống giao thông ITS ‘công nghệ cao’

Đọc nhiều nhất

Tin mới