Hà Nội sắp có phòng khám hậu COVID-19

Dự kiến đầu tuần tới, Bệnh viện Đức Giang sẽ khai trương phòng khám hậu COVID-19.

Hà Nội sắp có phòng khám hậu COVID-19
Ha Noi sap co phong kham hau COVID-19
 
Ngày 22/1, trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, TS. Nguyễn Văn Thường - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho hay, dự kiến đầu tuần tới, bệnh viện này sẽ khai trương Phòng khám hậu COVID-19.
"Chúng tôi chuẩn bị 3 khoa Tim mạch, Hô hấp và Thần kinh để điều trị nội trú bệnh nhân hậu COVID-19, mỗi khoa dự kiến có 10 giường" - BS. Thường nói.
Trước đó, Bệnh viện Đức Giang đã cử 6 bác sĩ, 6 điều dưỡng đi học lớp đào tạo về điều trị, chăm sóc bệnh nhân hậu COVID-19 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức. Các thầy thuốc này đã có chứng chỉ của WHO. Đồng thời, viện đã xây dựng phác đồ, các kỹ thuật có thể triển khai phòng khám này như theo dõi chức năng phổi, rối loạn đông máu hay các dấu hiệu mệt mỏi sau khi khỏi COVID-19.
Tất cả các bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 có thể đến khám tại phòng khám này. TS. Thường khuyến cáo sau khi khỏi 10 ngày, bệnh nhân có thể đi khám lại, kiểm tra các chức năng hô hấp, tim mạch, đông máu, thận. Thực tế, qua điều trị, BS Thường và đồng nghiệp nhận thấy có những bệnh nhân (nhất là các F0 nặng) khỏi COVID-19 lại rất dễ nhồi máu cơ tim liên quan đến vấn đề rối loạn đông máu.
Trên thực tế, nhiều người trẻ tuổi, không bệnh nền khi đang điều trị COVID-19 ở nhà (do mắc ở thể nhẹ hoặc không triệu chứng) cảm thấy khoẻ khoắn, bệnh diễn tiến nhẹ nhàng, chỉ 7-10 ngày dương tính sẽ âm tính trở lại. Tuy nhiên sau 2 tuần âm tính, họ lại có triệu chứng mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, tức ngực, stress, mồ hôi trộm, ho kéo dài, chóng mặt, thay đổi vị giác, khứu giác… Nhiều người tự đánh giá, sức khỏe sau khi khỏi bệnh giảm sút 20-30% so với thời kỳ dương tính hoặc trước đó. Việc quan tâm, chăm sóc hậu COVID-19 đang là vấn đề lớn hiện nay.
Phòng khám hậu COVID-19 ở Bệnh viện Đức Giang sẽ là khám, tầm soát và điều trị các di chứng của bệnh đồng thời đánh giá nhu cầu can thiệp về dinh dưỡng, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau mắc COVID-19, nhất là những người từng nhiễm bệnh ở mức độ nặng, nguy kịch hoặc suy giảm sức khỏe sau khi khỏi bệnh.

Bệnh viện dã chiến số 1 ở TP HCM bắt đầu hoạt động

Bệnh viện có quy mô 1.000 giường, đặt tại ký túc xá Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An Ninh, thuộc Đại học Quốc gia TP HCM.

Bệnh viện dã chiến số 1 ở TP HCM bắt đầu hoạt động

Theo Sở Y tế TP HCM, Bệnh viện dã chiến tiếp nhận và điều trị COVID-19 số 1 đã chính thức đi vào hoạt động và tiếp nhận bệnh nhân.

Đây là loại hình cơ sở tiếp nhận, điều trị theo tầng 1 của mô hình "tháp 3 tầng" của Sở Y tế TP HCM. Đơn vị này được giao nhiệm vụ tiếp nhận, điều trị toàn bộ số ca mắc mới phát hiện qua xét nghiệm tầm soát tại khu nguy cơ cao trong cộng đồng. Các trường hợp đang được cách ly theo dõi tại khu cách ly tập trung (F1 chuyển thành F0).

Bên trong bệnh viện dã chiến điều trị F0 không triệu chứng

Bệnh viện dã chiến số 1 tại TP.HCM đang điều trị hơn 1.000 người không có biểu hiện bệnh hoặc triệu chứng nhẹ.

Bên trong bệnh viện dã chiến điều trị F0 không triệu chứng

Ben trong benh vien da chien dieu tri F0 khong trieu chung

Bệnh viện Dã chiến Điều trị Covid-19 số 1 được thành lập ngày 26/6 và chính thức đi vào hoạt động chỉ 2 ngày sau đó. Bệnh viện được trưng dụng từ phòng ở của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh sinh viên (Đại học Quốc gia TP.HCM), quy mô 1.000 giường.

Ben trong benh vien da chien dieu tri F0 khong trieu chung-Hinh-2

Bệnh viện có 4 tòa nhà, mỗi khu gồm hơn 200 bệnh nhân sẽ được giao cho một đơn vị bệnh viện tham gia quản lý.

Xuyên tâm liên điều trị COVID-19: Tuỳ tiện dùng có ổn?

(Kiến Thức) - Bộ Y tế cho phép sử dụng vị thuốc xuyên tâm liên điều trị COVID-19. Chủ trương này rất được các dược sĩ, các chuyên gia y học cổ truyền tán thành. Tuy nhiên, cần khuyến cáo người dân dù là thuốc nam lành tính, nhưng không nên sử dụng tùy tiện.

Xuyên tâm liên điều trị COVID-19: Tuỳ tiện dùng có ổn?
Xuyên tâm liên còn có tên là công cộng, hùng bút, nguyên cộng, lam khái liên, cây lá đắng, khô đảm thảo, nhất kiến kỷ, cỏ đắng, cỏ Ấn Độ… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn được người dân nhiều nước châu Á như Thái Lan, Việt Nam hay Trung Quốc sử dụng trong việc điều trị các chứng viêm nhiễm nhẹ nhiều thế kỷ qua.
Hoạt chất chiết xuất từ Xuyên tâm liên như andrographolide và các dẫn xuất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ sốt, an thần, ức chế sự phát triển của các tế bào khối u, bảo vệ gan, chống nọc rắn, và cải thiện chức năng miễn dịch. Qua nghiên cứu, andrographolide và 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolide có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Xuyên tâm liên có các tác nhân kích thích miễn dịch và kháng virus tự nhiên, một số trong số đó có thể hoạt động để khôi phục sự cân bằng miễn dịch hoặc cân bằng nội môi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.