TP Hà Nội mạnh tay thanh tra, xử lý hoạt động đấu giá đất

UBND TP Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật trong việc đưa quyền sử dụng đất ra đấu giá, xử lý nghiêm vi phạm đấu giá tài sản.

UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện quy định pháp luật về đấu giá.

Theo đó, UBND TP Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan tham mưu việc xác định giá khởi điểm quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản để đưa ra đấu giá, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, sát với giá thị trường.

Đồng thời, chủ động lấy ý kiến góp ý các sở, ngành có liên quan đối với phương án đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản do Sở dự thảo để hoàn thiện trước khi trình UBND TP ban hành.

TP Ha Noi manh tay thanh tra, xu ly hoat dong dau gia dat

Đất đấu giá tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) bị Bộ Tư pháp "tuýt còi" vì sai phạm.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật trong việc đưa quyền sử dụng đất ra đấu giá của UBND các quận, huyện, thị xã. Việc tổ chức xác định giá khởi điểm, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm, tiếp tay, bao che đối với vi phạm về thẩm định giá, đấu giá.

Đối với Sở Tư pháp, UBND TP Hà Nội yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về đấu giá tài sản trên địa bàn thành phố.

Cùng đó, cung cấp thông tin về tổ chức hành nghề đấu giá đến các cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp, theo dõi, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động đấu giá tài sản theo thẩm quyền.

Đặc biệt, Sở tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn thành phố. UBND TP chỉ đạo Sở Tài chính kịp thời kiểm tra hoạt động thẩm định giá tài sản; quy trình, quy chuẩn tổ chức định giá của các tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn thành phố; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát quy định của pháp luật về xác định giá để làm giá khởi điểm đối với tài sản đấu giá là tài sản công; bảo đảm giá khởi điểm của tài sản đấu giá sát với giá thị trường.

Công an TP và Viện Kiểm sát nhân dân TP tăng cường nắm tình hình, kịp thời phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng, vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động đấu giá tài sản công giá trị lớn, quyền sử dụng đất nhằm trục lợi.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND TP trong tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản công trên địa bàn theo thẩm quyền.

Ngoài ra, xây dựng phương án lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản công theo đúng quy định, việc lựa chọn, công bố các thông tin liên quan đến việc đấu giá, bảo đảm công khai, minh bạch.

UBND TP Hà Nội đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP Hà Nội rà soát hoạt động cho vay vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng để nhà đầu tư tham gia đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố để kịp thời phát hiện; chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cho vay vốn.

Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn 2581/BTNMT-TCQLĐĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đất đai trong tình hình hiện nay. Đây cũng là lĩnh vực đang được Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, chấn chỉnh và thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đấu giá tài sản.

Loạt khu vực ở Hà Nội ‘sốt đất’: Mua bán chủ yếu giữa các nhà đầu cơ

Việc đô thị hóa mạnh ở Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức… đã đẩy giá đất làng xã khu vực này lên mức 25-30 triệu đồng/m2, tăng so với năm 2019 khoảng 50%. Tuy nhiên, theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, dù tăng giá nhưng hiện tượng giao dịch thực diễn ra không nhiều mua bán chủ yếu qua lại giữa các nhà đầu cơ với nhau.

Đánh giá thị trường bất động sản tại Hà Nội năm 2020, ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết, trong năm quan thị trường xuất hiện sự chuyển dịch đầu tư vào thị trường bất động sản từ các ngành kinh tế khác, làm tăng lực cầu đầu tư trong ngắn hạn. Điều này đã làm thị trường bất động sản nóng lên ở một số khu vực nông thôn, vùng chuẩn bị lên quận.

Cụ thể, theo thống kê của VARs, đối với khu vực đất đai trong khu dân cư hiện hữu, việc đô thị hóa mạnh các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức… đã đẩy giá đất trong làng xã khu vực này lên mức 25-30 triệu đồng/m², tăng so với năm 2019 khoảng 50%. Trong khi đó, các vùng như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20-30% so với năm 2019.

Đây là 8 xu hướng thiết kế nội thất đáng chú ý nhất năm nay

Màu trung tính đại diện cho tính cân bằng, giúp ngôi nhà thêm hài hòa là một trong những xu hướng thiết kế nội thất trong năm 2022.

Day la 8 xu huong thiet ke noi that dang chu y nhat nam nay
 Đại dịch COVID-19 khiến mọi người cảm thấy khó chịu với những màu sắc quá tươi sáng khi họ ở nhà quá nhiều. Do đó, màu trung tính với sắc thái tự nhiên sẽ là xu hướng thiết kế nội thất năm 2022.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.