Hà Nội lên tiếng về dự án trên 'đất vàng' chậm gần 2 thập kỷ vì liên tục điều chỉnh

Sau 20 năm, dự án Nam Đại Cồ Việt thuộc tổ dân phố 12, phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng) vẫn ì ạch gây bức xúc cho người dân. Trong khi đó, dự án liên tục điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh chủ trương đầu tư...

Dự án "nghìn tỷ" ì ạch gần 2 thập kỷ

Cử tri quận Hai Bà Trưng đề nghị UBND TP Hà Nội cho biết dự án Nam Đại Cồ Việt thuộc tổ dân phố 12, phường Bách Khoa đã tồn tại nhiều năm ảnh hưởng đến đời sống người dân có được kéo dài thời hạn không? Với việc quy hoạch nội đô mới, dự án này có thay đổi quy mô và kiến trúc không? Việc thực hiện giá cả đền bù GPMB sẽ được tiến hành như thế nào khi dự án này là loại hình dịch vụ thương mại?

Ha Noi len tieng ve du an tren 'dat vang' cham gan 2 thap ky vi lien tuc dieu chinh

Sau 20 năm, dự án Nam Đại Cồ Việt thuộc tổ dân phố 12, phường Bách Khoa vẫn ì ạch gây bức xúc cho người dân.

Trả lời cử tri, UBND TP Hà Nội cho biết, dự án đầu tư xây dựng dải đất phía Nam đường Đại Cồ Việt chậm tiến độ một phần do vướng mắc trong công tác GPMB. UBND TP đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường; trên cơ sở ý kiến của Tổng cục, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 3 ngày 4/1/2021 hướng dẫn UBND quận Hai Bà Trưng thực hiện theo quy định.

Hiện nay, Nhà đầu tư - Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Nam Đại Cồ Việt đã nộp hồ sơ đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án.

“Trong quá trình xem xét việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, UBND TP có nhận được kiến nghị của một số công dân liên quan đến việc triển khai dự án, UBND TP đã xem xét, chỉ đạo các Sở ngành rà soát, báo cáo đề xuất phương án xử lý đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật”, UBND TP thông tin.

Điều chỉnh như “rang lạc”

Cũng theo UBND TP Hà Nội, dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2002 và điều chỉnh tại quyết định số 1581 năm 2011, số 6211 năm 2017; phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại quyết định số 4415 năm 1997 và điều chỉnh Quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 tại quyết định số 58 năm 2002.

Đồng thời, điều chỉnh tên sử dụng đất và điều chỉnh diện tích đất của dự án khoảng 21.203m2 (bao gồm: Các ô quy hoạch ký hiệu I-A, II, III, IV, VIII-C và đất hạ tầng kỹ thuật) tại quyết định số 727 tháng 2/2018, số 4402 tháng 8/2018.

Ha Noi len tieng ve du an tren 'dat vang' cham gan 2 thap ky vi lien tuc dieu chinh-Hinh-2

Dự án đầu tư xây dựng dải đất phía Nam đường Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) liên tục điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh nới tiến độ đầu tư.

Hiện nay, tại lô đất ký hiệu IV và một phần lô đất ký hiệu VIII-C đã đầu tư xây dựng công trình; Lô đất ký hiệu I-A, II, III chưa đầu tư xây dựng công trình.

Theo đó, tại các lô đất ký hiệu I-A, II, III, tháng 6/2020, UBND TP có quyết định số 2620 phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết điều chỉnh dải đất phía Nam đường Đại Cồ Việt tỷ lệ 1/500 với chức năng và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc.

Cụ thể, lô đất L-A (diện tích đất khoảng 2.602m2) được xác định chức năng văn phòng, mật độ xây dựng 44%, tầng cao 24 tầng và 5 tầng hầm (liên thông với khối công trình tại lô đất II, III, gồm 2 tầng bố trí chức năng thương mại dịch vụ và 3 tầng đỗ xe), tổng diện tích sàn khoảng 27.480m2.

Lô đất II, III (diện tích đất khoảng 4.610m2) được xác định chức năng hỗn hợp (tổ hợp công trình dịch vụ công cộng, văn phòng, căn hộ ở), mật độ xây dựng 53%, tầng cao 24 tầng và 5 tầng hầm (liên thông với khối công trình tại lô đất IA, gồm 2 tầng bố trí chức năng thương mại dịch vụ và 3 tầng đỗ xe), tổng diện tích sàn khoảng 58.632m2, số lượng 245 căn hộ, quy mô dân số khoảng 1.200 người.

Đến ngày 19/3/2021, UBND TP có quyết định số 1358 phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị H1-4 tỷ lệ 1/2000, theo đó chức năng và quy mô của dự án đầu tư xây dựng dải đất phía Nam đường Đại Cồ Việt (tại các ô đất đã đầu tư xây dựng và được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch nêu trên) đã được cập nhật phù hợp tại đồ án Quy hoạch phân khu đô thị.

Hủy lô trái phiếu 1.900 tỷ đồng "rót" vào dự án dang dở

Được biết, dự án Nam Đại Cồ Việt được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào tháng 4/2002 và giao cho Công ty CP Tu tạo và Phát triển Nhà làm chủ đầu tư, theo quy hoạch sẽ xây dựng 7 tòa nhà cao 11 - 24 tầng cùng các công trình công cộng, văn phòng làm việc và các khu dịch vụ dân sinh. Tuy nhiên, dự án chậm tiến độ nhiều năm.

Sau gần 20 năm chậm tiến độ, dự án đã có chủ đầu tư mới là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nam Đại Cồ Việt. Sự xuất hiện của Tân Hoàng Minh tại dự án được biết đến khi tháng 9/2021, Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt huy động 1.900 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 60 tháng với lãi suất cố định 11,5%.

Ngôi Sao Việt sẽ dùng vốn huy động được góp vốn theo Hợp đồng đặt cọc hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nam Đại Cồ Việt vào ngày 2/8/2021, liên quan đến dự án phía Nam đường Đại Cồ Việt. Theo thỏa thuận, Ngôi Sao Việt sẽ góp 47% trên tổng mức đầu tư dự án.

Tuy nhiên, đến tháng 4/2022, Ủy ban chứng khoán Nhà nước quyết định hủy bỏ đợt phát hành trái phiếu này do có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Loạt khu vực ở Hà Nội ‘sốt đất’: Mua bán chủ yếu giữa các nhà đầu cơ

Việc đô thị hóa mạnh ở Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức… đã đẩy giá đất làng xã khu vực này lên mức 25-30 triệu đồng/m2, tăng so với năm 2019 khoảng 50%. Tuy nhiên, theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, dù tăng giá nhưng hiện tượng giao dịch thực diễn ra không nhiều mua bán chủ yếu qua lại giữa các nhà đầu cơ với nhau.

Đánh giá thị trường bất động sản tại Hà Nội năm 2020, ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết, trong năm quan thị trường xuất hiện sự chuyển dịch đầu tư vào thị trường bất động sản từ các ngành kinh tế khác, làm tăng lực cầu đầu tư trong ngắn hạn. Điều này đã làm thị trường bất động sản nóng lên ở một số khu vực nông thôn, vùng chuẩn bị lên quận.

Cụ thể, theo thống kê của VARs, đối với khu vực đất đai trong khu dân cư hiện hữu, việc đô thị hóa mạnh các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức… đã đẩy giá đất trong làng xã khu vực này lên mức 25-30 triệu đồng/m², tăng so với năm 2019 khoảng 50%. Trong khi đó, các vùng như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20-30% so với năm 2019.

Hà Nội bắt đầu thanh tra loạt ‘ông lớn’ bất động sản

(Vietnamdaily) - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ban hành quyết định thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với 33 tổ chức sử dụng đất trên địa bàn.

Đoàn thanh tra gồm Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, đại diện một số đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, đại diện các sở, ngành Quy hoạch - Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Cục Thuế thành phố, Thanh tra thành phố, Phòng An ninh kinh tế Công an thành phố và đại diện UBND 11 quận, huyện nơi có địa điểm sử dụng đất của đối tượng thanh tra.

Thời gian thanh tra là 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra, không kể ngày nghỉ và ngày lễ.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.