Hà Nội lập đoàn thanh tra đột xuất cao ốc 9 tầng trái phép tại Đồi Vua

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa ban hành Quyết định thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật đất đai đối với một số hộ dân tại thôn Đồi Vua, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Cụ thể, đoàn thanh tra được thành lập gồm ông Nguyễn Tiến Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở TN&MT Hà Nội làm trưởng đoàn. Đoàn sẽ thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật đất đai đối với ông Nguyễn Quốc Thịnh và bà Hoàng Thanh Bình; bà Nguyễn Thị Kim Thanh sử dụng đất tại thôn Đồi Vua, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Thời gian thanh tra là 30 ngày không kể ngày nghỉ và lễ Tết.

Ha Noi lap doan thanh tra dot xuat cao oc 9 tang trai phep tai Doi Vua

Như Tiền Phong thông tin, tháng 4/2020, UBND thị xã Sơn Tây cấp Giấy phép xây dựng số 305 cho ông Nguyễn Quốc Thịnh và bà Hoàng Thanh Bình làm nhà ở gia đình trên lô đất có diện tích 1.404m2 tại thôn Đồi Vua, xã Sơn Đông.

Giấy phép xây dựng nêu rõ, công trình cao 6 tầng, 1 tum. Diện tích xây dựng (tầng 1) là 300m2. Chỉ giới xây dựng công trình đặt đúng vị trí trong tổng mặt bằng thiết kế, trong phạm vi đất ở hợp pháp của gia đình. Công trình xây dựng trên lô đất số 06 + 139 +140, tờ số 1, diện tích 1.404m2, trong đó đất ở 300m2, đất trồng cây lâu năm là 1.104m2.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chủ công trình đã tự ý xây thêm công trình có quy mô “khủng” cao 9 tầng trên khu đất trồng cây lâu năm ngay sát công trình được cấp phép.

Trước những vi phạm của chủ công trình, hồi tháng 2/2021, UBND thị xã Sơn Tây xử phạt, yêu cầu khắc phục hậu quả, khôi phục lại nguyên trạng đất ban đầu. Nhưng đến nay, công trình vi phạm tại thôn Đồi Vua vẫn "chình ình", trong khi UBND thị xã Sơn Tây chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Ngày 10/3/2021, Đoàn kiểm tra của UBND thị xã Sơn Tây có báo cáo liên quan đến những sai phạm về đất đai, xây dựng tại công trình ở thôn Đồi Vua.

Tại báo cáo, Đoàn kiểm tra đề nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với ông Nguyễn Duy Cường – Chủ tịch UBND xã Sơn Đông, ông Nguyễn Thanh Hà – Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Sơn Tây, ông Phạm Ngọc Vũ – nguyên Đội trưởng Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thị xã Sơn Tây.

Ngoài ra, UBND xã Sơn Đông, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thị xã Sơn Tây phải tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể cá nhân được phân công nhiệm vụ thực hiện quản lý đất đai, trật tự xây dựng.

Loạt khu vực ở Hà Nội ‘sốt đất’: Mua bán chủ yếu giữa các nhà đầu cơ

Việc đô thị hóa mạnh ở Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức… đã đẩy giá đất làng xã khu vực này lên mức 25-30 triệu đồng/m2, tăng so với năm 2019 khoảng 50%. Tuy nhiên, theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, dù tăng giá nhưng hiện tượng giao dịch thực diễn ra không nhiều mua bán chủ yếu qua lại giữa các nhà đầu cơ với nhau.

Đánh giá thị trường bất động sản tại Hà Nội năm 2020, ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết, trong năm quan thị trường xuất hiện sự chuyển dịch đầu tư vào thị trường bất động sản từ các ngành kinh tế khác, làm tăng lực cầu đầu tư trong ngắn hạn. Điều này đã làm thị trường bất động sản nóng lên ở một số khu vực nông thôn, vùng chuẩn bị lên quận.

Cụ thể, theo thống kê của VARs, đối với khu vực đất đai trong khu dân cư hiện hữu, việc đô thị hóa mạnh các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức… đã đẩy giá đất trong làng xã khu vực này lên mức 25-30 triệu đồng/m², tăng so với năm 2019 khoảng 50%. Trong khi đó, các vùng như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20-30% so với năm 2019.

Vì sao Hà Nội đấu giá lại hàng loạt lô đất liền kề với giá khởi điểm 9 triệu đồng/m2?

Huyện Mê Linh (Hà Nội) phải tổ chức đấu giá lại hàng loạt lô đất liền kề đã hủy kết quả trúng đấu giá tại mộ số khu đất là do khi đấu giá nhiều nhà đầu cơ trả giá cao, nhưng sau đó không tìm được người mua nên đành bỏ cọc, hủy giao dịch.

Trao đổi với PV, đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết, lý do tổ chức đấu giá lại hàng loạt lô đất liền kề đã hủy kết quả trúng đấu giá tại một dự án đấu giá trên địa bàn do người trúng đấu giá trước đó bỏ cọc.

Theo vị này, trên địa bàn huyện có 3 dự án đấu giá có nhiều trường hợp trúng đấu giá quyền SDĐ nhưng bỏ cọc. Cụ thể, tại dự án đấu giá thôn Ngự Tiền (xã Thanh Lâm) có 10 thửa đất bỏ cọc; dự án tại điểm X2, thôn Văn Lôi (xã Tam Đồng) có 5 thửa đất bỏ cọc; dự án tại điểm X3 (xã Tam Đồng) cũng có trường hợp bỏ cọc; điểm đấu giá thôn Phú Mỹ (xã Tự Lập) có 7 trường hợp bỏ cọc.... Ngoài ra có 1 số trường hợp huyện đang xác minh lại thời gian nộp cọc sau khi có kết quả trúng đấu giá.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.