Hà Nội đấu giá đất 4 quận nội thành, giá khởi điểm 250 triệu/m2: Cách nào ngăn bỏ cọc

Nhiều thửa đất tại Hà Nội sắp được đưa ra đấu giá, với mức giá khởi điểm có nơi lên tới 250 triệu/m2. Tuy nhiên, không ít người lo ngại sẽ có xuất hiện tình trạng “bỏ cọc”.

Đấu giá tăng giá trị đất rồi bỏ cọc?
Mới đây, Trung tâm Phát triển quỹ đất Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã có thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất đối với 16 thửa đất thuộc ô đất D18 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng và 2 khu đất tại ngõ 39 phố Tú Mỡ và ngõ 87 phố Nguyễn Thị Định, phường Trung Hòa.
Trong đó, ô đất D18 Khu đô thị mới Cầu Giấy gồm 2 thửa B10 và B19. Cụ thể, thửa B10 có diện tích 153m2, giá khởi điểm 248,2 triệu đồng/m2; thửa B19 có diện tích 159m2, giá khởi điểm 186 triệu đồng/m2.
khu đất ngõ 39 phố Tú Mỡ có 6 thửa đất được đánh số từ 1 đến 6 có diện tích 44,3-64,4m2. Giá khởi điểm các thửa đất trên dao động 160,8-187,1 triệu đồng/m2.
Đối với khu đất ngõ 87 phố Nguyễn Thị Định có 6 thửa đất được đánh số từ 1 đến 6. Trong đó, thửa số 1, số 2, số 3, số 4 đều có diện tích 58,7m2 và có giá khởi điểm đều là 181,3 triệu đồng/m2. Thửa số 5 có diện tích 84,2m2, giá khởi điểm 173,5 triệu đồng/m2. Thửa số 6 có diện tích 117,7m2, giá khởi điểm 159,1 triệu đồng/m2.
Theo dự kiến, nếu đấu giá thành công 16 thửa đất trên, tổng số tiền thu về theo giá khởi điểm là hơn 218,7 tỷ đồng.
Trước đó, hồi cuối năm 2021, 25 lô đất tại khu X4 phường Mai Dịch từng được đem ra đấu giá với mức khởi điểm dao động 104,7-182,3 triệu đồng/m2. Dù chỉ có 25 lô đất được mang ra đấu giá nhưng phiên đấu giá có khoảng 800 - 900 hồ sơ nộp, thậm chí nhiều nhà đầu tư còn nộp từ 5-10 bộ hồ sơ.
Sau khi phiên đấu giá kết thúc, kết quả trúng đấu giá khiến nhiều người không khỏi "ngã ngửa" vì cao gấp 2 - 2,6 lần mức giá khởi điểm vốn đã gây xôn xao. Cụ thể, giá trúng thấp nhất là 162,7 triệu đồng/m2 trong khi giá trúng cao nhất là 364,3 triệu đồng/m2.
Điều đáng chú ý là đến tháng 2/2022, khi đã quá thời điểm phải đóng hết số tiền trúng đấu giá thì lại có 4 lô đất tại phiên đấu giá khu X4 bị bỏ cọc.
Ha Noi dau gia dat 4 quan noi thanh, gia khoi diem 250 trieu/m2: Cach nao ngan bo coc
 Đấu giá đất rồi bỏ cọc là để tăng giá trị đất? (Ảnh minh họa)
Hạn chế bỏ cọc, phải làm thế nào?
Một số chuyên gia bất động sản cho rằng nguyên nhân chính khiến đất đấu giá tăng chóng mặt là do có bàn tay của giới đầu cơ chuyên nghiệp, thậm chí cả các doanh nghiệp bất động sản. Đây là giới rất thạo tin, nắm chắc thông tin về quy hoạch, tiến độ xây dựng các dự án đấu giá.
Họ sẽ mua đất xung quanh khu vực dự án chuẩn bị đấu giá (với giá thấp), sau đó làm thủ tục đăng ký đấu giá, khi đấu sẽ bỏ giá rất cao nhằm đẩy giá đất trong khu vực để bán thu lời từ những khu đất đã mua; sau đó sẵn sàng bỏ cọc. Bởi số tiền cọc đó nếu tính ra chỉ rất nhỏ so với mục đích nhằm thổi giá của thị trường lên, giúp các khu đất liên quan theo đà khu đất đã đấu giá xong tăng giá.
Còn đối với doanh nghiệp, họ có sẵn dự án quanh khu đấu giá, khi chính quyền tổ chức đấu, họ sẽ cử một số “quân xanh” vào trả giá cao để trúng nhằm mục đích đẩy giá đất dự án của mình lên. Điều này lý giải cho hiện tượng, khi thị trường trầm lắng, các phiên đấu giá đất càng đông và các lô đất trúng giá càng cao. Điều này đã tác động rất lớn đến tâm lý của người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở.
Cuối tháng 9/2023, tại phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Ủy ban Kinh tế, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Nguyễn Hải Nam đề nghị, những tài sản có ảnh hưởng lớn như quyền sử dụng đất thì mức cọc phải từ 20 - 30% để tránh việc bỏ cọc, sau khi đã đẩy giá lên, tạo tín hiệu sai lệch cho thị trường. Chẳng hạn như trường hợp đấu giá đất lên đến 1 tỷ đồng/m2, nhưng bỏ cọc, làm ảnh hưởng đến thị trường rất đáng kể.
Trong khi đó, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn Lâm cho rằng, nếu quy định tối đa là 20% giá khởi điểm có thể vẫn có 1 nhóm người phối hợp thao túng, sẵn sàng “thổi giá” trong đấu giá quyền sử dụng đất để dẫn dắt thị trường nhằm bán các khu đất khác. Do đó, Để ngăn chặn bằng biện pháp kinh tế thì phải quy định đặt cọc ở mức có những người không thể trả giá cao hoặc thấp bất thường.

Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm hứa nộp tiền sử dụng đất

Làm việc với Cục Thuế TP HCM, hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất tại Thủ Thiêm hứa sẽ sớm nộp tiền sử dụng đất, trong khi hai doanh nghiệp còn lại xin bỏ cọc.

Hai doanh nghiep trung dau gia dat Thu Thiem hua nop tien su dung dat

Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega hứa sẽ nộp tiền trúng đấu giá đất Thủ Thiêm

2 DN trúng đấu giá đất Thủ Thiêm xin gia hạn nộp tiền

Ngày 7/4, 2 doanh nghiệp chưa “bỏ cuộc” trong vụ trúng đấu giá đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm gửi công văn xin gia hạn nộp tiền trúng đấu giá đất.

Cụ thể, trong công văn của CTCP Dream Republic do Tổng giám đốc Trần Thị Mộng Linh ký cho biết, trước và sau khi trúng đấu giá công ty đã gặp gỡ các đối tác tiềm năng để xây dựng định hướng phát triển dự án trên lô đất 3-5 và các đối tác hoàn toàn ủng hộ theo hướng xây dựng định vị thương hiệu thay vì chỉ đặt lợi nhuận lên hàng đầu.
Tuy nhiên theo đại diện doanh nghiệp này sau khi trúng đấu giá có nhiều sự kiện trong và ngoài nước ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế, đặc biệt là những thông tin sau khi hai doanh nghiệp bỏ cọc gây tác động xấu, ảnh hưởng đến niềm tin của các đối tác chiến lược, việc công ty chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính là nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.