Hà Nội cho biết đang triển khai đầu tư dự án thu gom rác thải 2 bên bờ sông Tô Lịch. Khi thực hiện dự án, chất lượng nước sông Tô Lịch sẽ được cải thiện.
Hiểu Lam
Mới đây, trong văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ hợp thứ 2 , HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, UBND Thành phố Hà Nội đã có câu trả lời về vấn đề ô nhiễm nguồn nước sông Tô Lịch. Đặc biệt, nêu ra những phương án “mạnh tay” để làm sạch dòng sông.
Sông "chết" giữa Thủ
Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy), chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Theo ước tính, sông Tô Lịch chịu 150.000 m³ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra dòng sông thông qua hơn 300 cống xả thải. Nước đen, bốc mùi hôi thối và lòng sông chỉ toàn rác và bùn lầy, sông Tô Lịch bị coi là dòng sông “chết” với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng.
Hà Nội vẫn loay hoay với dòng "sông chết" mang tên Tô Lịch suốt nhiều thập kỷ.
Thực tế những năm qua, thành phố từng nhiều lần nghĩ tới việc cải tạo sông Tô Lịch. Cụ thể là khoảng năm 2000, sông Tô Lịch được nạo vét đáy, kè bờ với mục đích làm sạch và chống lấn chiếm. Nhớ trận lụt lịch sử năm 2008, sông Tô Lịch như được “hồi sinh” với dòng chảy cuồn cuộn, nước trong vắt chứ không lờ nhờ bốc mùi xú uế như ngày thường. Chứng kiến cảnh đó, nhiều người đã vui mừng vì tưởng dòng sông đã trở lại như xưa, nhưng chỉ được vài tuần nước sông lại đen ngòm trở lại. Dựa vào ý tưởng này, năm 2009, TP. Hà Nội từng có đề án bơm nước sông Hồng vào Hồ Tây, rồi đổ sang sông Tô Lịch để lưu thông dòng chảy…, song không khả thi nên dự án không thực hiện được.
Năm 2019, TP. Hà Nội cho phép một Công ty Cổ phần tập đoàn Nhật Việt (JVE) thí điểm phương án làm sạch nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor. Cuộc thí điểm có vẻ cũng đạt hiệu quả mong muốn, song lại dấy lên một cuộc tranh cãi khi có ý kiến cho rằng, việc khoanh vùng và xử lý một khu vực nhỏ chưa thể phản ánh mức độ thành công cho cả một con sông dài. Cũng trong năm 2019, sông Tô Lịch còn được thành phố xả hơn một triệu mét khối nước từ Hồ Tây vào, dẫn tới những ý kiến bất bình từ các chuyên gia Nhật Bản về việc lượng nước xả vào đã phá hỏng thử nghiệm dự án làm sạch bằng nano-bioreacter.
Năm 2020, rất nhiều các cuộc họp, hội nghị, hội thảo,… đã được tổ chức để mổ xẻ vấn đề, tìm ra những giải pháp tổng thể, căn cơ làm sạch và hồi sinh dòng sông này sao cho phù hợp với đặc thù và những giá trị văn hóa, lịch sử của nó. Điển hình, ngày 15/9/2020, Công ty Cổ phần tập đoàn Nhật Việt (JVE) lại một lần nữa gửi công văn tới Thành ủy, UBND TP. Hà Nội về việc đề xuất “Giải pháp tổng thể” cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch” hoàn toàn miễn phí. Hay việc, ngày 18/5/2020 một hệ thống cống gom nước thải ở thải bên bờ sông Tô Lịch được khởi công với mục đích đưa hàng trăm nghìn mét khối nước thải về nhà máy Yên Xá để xử lý nhằm chặn nguồn nước thải đổ trực tiếp vào dòng sông này…Kết quả, sông Tô Lịch vẫn ô nhiễm trầm trọng.
"Làm sống" sông Tô Lịch không đơn giản
Theo UBND Thành phố, những năm qua, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 về tăng cường công tác BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo, nhấn mạnh mục tiêu cụ thể đối với việc xử lý ô nhiễm môi trường nước, trong đó có xử lý ô nhiễm nước sống Tô Lịch, đảm bảo dòng chảy vào mùa khô và tập trung xây dựng, triển khai các phương án tạo cảnh qua, xử lý môi trường nước, từng bước làm “sống lại” dòng sông Tô Lịch...
UBND TP cũng đã thực hiện công tác duy trì bè thủy sinh trên sông Tô Lịch nhằm tạo cảnh quan và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. Hoàn thành việc kè bờ và đường dạo 2 bên sông Tô Lịch, trong đó có đoạn tuyến sông Tô Lịch trên địa bàn quận Cầu Giấy: Kè đá, dựng lan can, trồng cây xanh...công tác quản lý mốc giới đã được thực hiện, không có tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên hành lang sông.
Tổ chức việc tuyên truyền, phối hợp với đơn vị cung cấp chế phẩm, UBND các quận, UBND các phường sử dụng chế phẩm làm sạch nước thải tại các hộ gia đình thuộc tổ dân phố của 4 phường đầu nguồn sông Tô Lịch.
Trên cơ sở kết quả triển khai dự án thoát nước thành phố giai đoạn 1 và 2, trước mắt tập trung đẩy nhanh ưu tiên xử lý một bước ô nhiễm nước sông Tô Lịch, Kim Ngưu đảm bảo các tiêu chí về thoát nước, môi trường và cảnh quan. Đẩy nhanh xây dựng hệ thống thu gom nước thải đưa về hệ thống xử lý trước khi xả vào nguồn nước các sông nội thành như: sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ.
Theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, từ năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các sở, ban ngành có liên quan tiến hành rà soát, kiểm tra và xác định các “Điểm đen” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố. Qua rà soát tại 21/30 quận, huyện, thị xã có 187 “điểm đen”, khu vực ô nhiễm và bức xúc về môi trường. Trên cơ sở kết quả khảo sát, UBND TP đã giao Sở Xây dựng, UBND các quận huyện và Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội xây dựng phương án, lộ trình xử lý, khắc phục ô nhiễm tại các “điểm đen”, đồng thời tăng cường quản lý vệ sinh môi trường dọc các tuyến sông, trong đó có sông Tô Lịch; nạo vét duy tu duy trì, nạo vét hệ thống thoát nước lòng cống, mương nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế...trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước. Qua đó, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép vào môi trường.
Đáng chú ý, dự án “Đầu tư hệ thống mạng quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội” là nhiệm vụ cấp thiết để đánh giá hiện trạng môi trường cho thành phố, trên cơ sở đó có thể mô hình hóa đánh giá mức độ ô nhiễm, tìm ra các nguồn phát thải và đánh giá mức độ ô nhiễm, tìm ra các nguồn phát thải và đánh giá mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường của các địa phương lân cận. Sở TNMT được UBND TP giao quản lý, tiếp nhận dữ liệu hệ thống trạm quan trắc nước mặt tự động liên tục do Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền tài trợ đối với 6 trạm quan trắc nước mặt tự động. Trong đó có trạm quan trắc tự động trên sông Tô Lịch nhằm đánh giá, kiểm soát, quản lý dữ liệu quan trắc môi trường nước sông Tô Lịch đã đi vào hoạt động từ tháng 12/2017.
Đặc biệt, trong văn bản trả lời ý kiến cử tri về vấn đề ô nhiễm môi trường của sông Tô Lịch, lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội khẳng định: “Hiện nay đang triển khai đầu tư dự án thu gom rác thải 2 bên bờ sông Tô Lịch để đưa về nhà máy xử lý nước thải. Khi thực hiện dự án, chất lượng nước sông Tô Lịch sẽ được cải thiện”.
Trao đổi với PV về các biện pháp trên của Hà Nội đối với sông Tô Lịch, PGS TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường phát triển cộng đồng cho biết, muốn cải tạo dòng sông cần thực hiện tốt công tác thu gom nước thải 2 bên bờ sông, không để xả thải trực tiếp xuống dòng sông. Cùng với đó, cần phải kết hợp cả cơ học và hóa học trong quá trình cải tạo.
"Do lòng sông chứa nhiều rác thải, nước đen, bùn bám ô nhiễm nên cần phải được nạo vét thường xuyên và dùng hóa chất kết hợp khử ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc quy hoạch các dòng sông cũng vô cùng quan trọng. Bởi nếu chỉ xử lý quãng giữa nhưng đầu nguồn vẫn xả thải xuống thì sẽ không mang lại hiệu quả. Để hồi sinh sông Tô Lịch, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, có lộ trình cụ thể và kiểm soát chặt chẽ, kiên nhẫn mới có thể thành công” - PGS TS Bùi Thị An nói.
GĐ Sở Xây dựng phát biểu thiếu căn cứ về công nghệ làm sạch sông Tô Lịch?
Tổ chức xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản đã phản bác phát ngôn của Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho rằng, kết quả thí điểm của công nghệ Nano-Bioreactor tại sông Tô Lịch là thất bại.
Tổ chức xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản vừa phản hồi phát ngôn của Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội. Tổ chức này cho hay phát biểu của ông Lê Văn Dục rằng đã có sự thất bại về thí điểm của công nghệ Nano-Bioreactor là không phù hợp.
Một lần nữa, việc cải tạo sông Tô Lịch lại được xới lên nhưng nhiều người nghi ngờ về tính khả thi và mục đích của dự án.
Vừa qua, Công ty cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) đã gửi công văn tới Thành ủy, UBND TP Hà Nội đề xuất giải pháp cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.
Hành trình phá án: Gã trai hiếp hàng xóm trong đêm rồi sát hại
Sau khi uống rượu, hung thủ đã lẻn sang nhà hàng xóm cướp, giết, hiếp hàng nạn nhân dã man. Vụ án được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.
Theo hồ sơ vụ án, sáng sớm 6/4/2013, con gái bà Nguyễn Thị Dung (SN 1962, trú tại xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam) là chị Lê Thị Chung (SN 1986) sang nhà mẹ ruột nhờ đến phụ giúp chị nấu nướng vì hôm đó vợ chồng chị Chung động thổ xây nhà mới. Khi đến cổng, gọi mãi không thấy mẹ trả lời, chị Chung trèo tường vào và phát hiện máu chảy qua khe cửa.
Biết có chuyện chẳng lành, chị Chung vội vàng hô hoán hàng xóm sang phá cửa vào trong. Khi cánh cửa vừa bật mở, thì bên trong là một cảnh tượng hãi hùng và vô cùng thương tâm, bà Dung nằm chết gục trên vũng máu dưới nền nhà trong tình trạng lõa thể với nhiều vết thương, trên người đắp một cái chăn. Quanh nhà nạn nhân cũng có nhiều vết máu.
Nghe con gái nói có kẻ đang lấy trộm xe máy nhà mình, bác sĩ T. vừa hô hoán vừa chạy đến ngăn cản nên bị tên trộm đâm một nhát thấu ngực dẫn đến tử vong.
Tòa lâu đài cổ tích khiến nhiều người sửng sốt bởi thiết kế vô cùng nguy nga, tráng lệ. Từng chi tiết đều được thiết kế tỉ mỉ, sắc sảo và mang âm hưởng của kiến trúc thần thoại Hy Lạp.
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Nhiều nguồn tin cho biết, Á hậu Phương Nhi có thể sẽ chuyển về sống trong trong khu biệt thự xa hoa bậc nhất thủ đô, mỗi căn trị giá 300 - 500 tỷ đồng.
Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.
Cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao, nhiều siêu thị ở Nghệ An luôn nhộn nhịp, đông khách. Trong khi đó, chợ truyền thống ảm đạm, lác đác người đi mua hàng.
Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tuyết Nguyên (Công ty Tuyết Nguyên) vừa được Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất quận Ninh Kiều công bố trúng 2 gói thầu mua sắm thiết bị.
Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.