Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê ở Chương Mỹ

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068 công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

Theo đó, hiện nay, hiện tượng sạt lở tuyến đê hữu Bùi trên địa bàn các xã Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tốt Động, Mỹ Lương với tổng chiều dài khoảng 875m và rò rỉ nước qua thân cống tại 3 vị trí thuộc địa bàn xã Mỹ Lương.
Bên cạnh đó, sạt lở mái đê, thân đê, nứt mặt đê trên tuyến đê Bùi 2 tại 9 vị trí trên địa bàn các xã Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến, Tân Tiến với tổng chiều dài sạt lở khoảng 600m.
Ha Noi cong bo tinh huong khan cap sat lo de o Chuong My
Ảnh minh họa. 
Sạt lở mái đê Gò Khoăm xã Mỹ Lương với tổng chiều dài khoảng 3.700m và 04 vị trí cống xung yếu, bị hư hỏng: Cống xả trạm bơm Gò Khoăm tại Km0+500, cống qua đê Gò Khoăm tại Km0+884, cống điều tiết tại Km1+690, cống điều tiết tại Km2+600;
Sạt lở bờ tả sông Bùi trên địa bàn thị trấn Xuân Mai, Đồng Phú; Sạt lở bờ hữu sông Bùi trên địa bàn xã Thuỷ Xuân Tiên, Hồng Phong với tổng chiều dài 1.620m.
Diễn biến sự cố sạt lở mái đê, thân đê, nứt mặt đê trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã phát triển cả chiều rộng, bề sâu và chiều dài trong thời gian mưa bão, gây nguy cơ mất an toàn cho các tuyến đê ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông; ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân sinh sống sát bờ sông Bùi trong khu vực sạt lở.
UBND TP Hà Nội giao UBND huyện Chương Mỹ chủ trì, phối hợp với Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai duy trì thực hiện việc cảnh báo, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho các tuyến đê, cho người và tài sản của nhân dân sinh sống sát ven sông, người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đê phạm vi sạt lở.
Tiếp tục tổ chức xử lý giờ đầu theo phương châm 4 tại chỗ, thực hiện biện pháp gia cố phù hợp để hạn chế cao nhất sự phát triển các sạt lở trên;
Tổ chức tăng cường kiểm tra, thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố. Trường hợp phát hiện nguy cơ mất an toàn đê điều báo cáo ngay về Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của TP;
Đề xuất biện pháp ứng phó tình huống khẩn cấp về thiên tai; nghiên cứu các biện pháp đảm bảo an toàn cho các tuyến đê, người và tài sản của nhân dân sinh sống trong khu vực sạt lở bờ sông và phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ và đê điều của các tuyến đê, tuyến sông (biện pháp công trình, biện pháp phi công trình…).
UBND TP Hà Nội cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ trong việc theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, tổ chức xử lý giờ đầu theo phương châm 4 tại chỗ, thực hiện biện pháp gia cố phù hợp để hạn chế cao nhất sự phát triển của các sự cố; thông báo rộng rãi tình huống khẩn cấp trên.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kiểm tra sạt lở đê biển tại Bạc Liêu, Cà Mau

Ngày 11/8, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương đi khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau về tình hình sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông.

Sau khi đi khảo sát khu vực sạt lở đê biển tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu; khu vực sạt lở bờ sông tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu và đê biển khu vực giáp ranh giữa tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã có buổi làm việc với hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu báo cáo với Phó Thủ tướng cho biết, hơn 10 năm qua, năm nào tại Bạc Liêu cũng xảy ra các vụ sạt lở và sụt lún đất ở các khu vực ven bờ sông và đê biển Đông.

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 04 năm 2024.

Ông Mai Văn Khiêm- Giám dốc TT Dự báo KTTV quốc gia cho biết: Vào lúc 04h ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đã mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 4 năm 2024, cường độ cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10. cách Đà Nẵng 210km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260km về phía Đông. Khả năng có mưa cường suất lớn (>150mm/6 giờ) trong ngày hôm nay (19/9), đặc biệt là khu vực từ Quảng Trị - Đà Nẵng.
Do ảnh hưởng của bão, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.
Vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động mạnh.
Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, ở khu vực biển từ Bình Định đến Cà Mau; phía Nam của khu vực Giữa Biển Đông, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 3,0-5,0m. Biển động mạnh.
Ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.