Hà Nội: Chủ tịch xã Di Trạch lạm quyền, nhiều sai phạm

UBND huyện Hoài Đức phê duyệt và chỉ đạo ký hợp đồng cho bà Nguyễn Thị Hòa Hợp thuê 3,57ha đất khi chưa có văn bản chấp thuận của UBND TP Hà Nội về việc cho thuê đất là vi phạm điều 59 luật Đất đai 2013.

Tại thông báo số 1564/TB-TTCP, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã đưa ra kết luận thanh tra trên địa bàn huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, trong đó chỉ ra nhiều vi phạm trong quá trình xây dựng dự án trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Di Trạch.
Công ty người thân Chủ tịch xã xây trụ sở 

Theo TTCP, dự án xây dựng trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Di Trạch (huyện Hoài Đức) là công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, UBND xã Di Trạch không ký hợp đồng với Ban quản lý dự án huyện Hoài Đức mà ký hợp đồng với tổ chức ngoài nhà nước làm tư vấn quản lý dự án, chưa đúng quy định.

Việc đưa 650 triệu đồng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng đã được đưa vào tổng mức đầu tư mà không lập phương án, thẩm định, theo TTCP là không đúng quy định.

UBND xã Di Trạch thuê Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Trọng Tín thực hiện gói thầu tư vấn giám sát thi công công trình. Công ty này còn tham gia một số dự án, gói thầu khác tại xã Di Trạch.

Ha Noi: Chu tich xa Di Trach lam quyen, nhieu sai pham
Trụ sở UBND xã Di Trạch. (Ảnh: Vietnamnet).

TTCP chỉ ra, bà Hoàng Thị Thủy - Giám đốc công ty, là em dâu bên vợ (vợ của em ruột vợ) của Chủ tịch UBND xã Di Trạch. Ông Vương Tất Mạnh, nhân viên công ty là em ruột của vợ Chủ tịch UBND xã Di Trạch, tham gia giám sát công trình trụ sở UBND xã Di Trạch.

Việc này dẫn đến dư luận thắc mắc về việc người thân của Chủ tịch xã Di Trạch tham gia thực hiện dự án. Tuy nhiên, TTCP cho rằng tại thời điểm đó việc những người thân nêu trên của Chủ tịch UBND xã Di Trạch tham gia thực hiện dự án không vi phạm quy định của pháp luật.

Ha Noi: Chu tich xa Di Trach lam quyen, nhieu sai pham-Hinh-2
Kết luận TTCP ban hành.

Từ những vi phạm chỉ ra, TTCP đề nghị UBND huyện Hoài Đức chỉ đạo thu hồi về ngân sách địa phương số tiền hơn 27 triệu đồng áp sai đơn giá, định mức phần khối lượng đào móng.

Đối với khoản chi phí 650 triệu đồng, khi nào phê duyệt quyết toán công trình cần rà soát, nếu không phù hợp phải loại khỏi chi phí.

Huyện Hoài Đức kiểm điểm trách nhiệm chủ đầu tư và các phòng ban có liên quan của huyện trong việc để xảy ra sai sót trong quá trình lập, thẩm định, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình và xử lý cá nhân để xảy ra sai phạm.

Có biểu hiện động cơ cá nhân
Tại kết luận thanh tra, TTCP còn chỉ ra nội dung liên quan đến việc quản lý, cho thuê 3,57 ha đất để đầu tư khu trang trại giáo dục nông nghiệp tại xã Di Trạch.
Theo kết luận thanh tra, Chủ tịch UBND xã Di Trạch đã tự ý tổ chức triển khai dự án trang trại giáo dục tại khu đất chồng lấn quy hoạch thuộc xã Di Trạch, tạo điều kiện cho bà Nguyễn Thị Hòa Hợp được sử dụng đất công để làm trang trại mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, không có hồ sơ pháp lý về dự án, không có hồ sơ lựa chọn chủ đầu tư, không đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
“Việc làm vượt quá quyền hạn, trái công vụ, thiếu minh bạch và có biểu hiện động cơ cá nhân. Trách nhiệm thuộc Chủ tịch UBND xã Di Trạch kỳ nêu trên”, kết luận Thanh tra Chính phủ nêu.
Ha Noi: Chu tich xa Di Trach lam quyen, nhieu sai pham-Hinh-3
Nội dung nêu trong Kết luận của TTCP. 
Kết luận thanh tra cho biết, vào năm 2017, UBND xã Di Trạch có tờ trình UBND huyện Hoài Đức chấp thuận phương án đầu tư khu trang trại giáo dục nông nghiệp Happy Farm. Huyện Hoài Đức có báo cáo đề nghị UBND TP Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội chấp thuận một số hạng mục dựng tạm bằng các loại vật liệu nhẹ, lắp ghép như sắt, tôn, gỗ, tre.
Sau đó, UBND huyện Hoài Đức ban hành quyết định phê duyệt phương án đầu tư khu trang trại, giao Trung tâm Quản lý quỹ đất huyện Hoài Đức lựa chọn đơn vị xã hội hóa thực hiện dự án, tiếp nhận hồ sơ, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư.
TTCP cho rằng, thực chất của việc làm trên nhằm hợp thức hóa cho bà Nguyễn Thị Hòa Hợp đầu tư khu trang trại, xây dựng công trình trên đất đã được thực hiện từ trước đó.
Theo TTCP, việc UBND huyện Hoài Đức phê duyệt phương án cho thuê 3,57ha đất để đầu tư khu trang trại giáo dục nông nghiệp và chỉ đạo ký hợp đồng cho bà Nguyễn Thị Hòa Hợp thuê 3,57ha đất khi chưa có văn bản chấp thuận của UBND TP Hà Nội về việc cho thuê đã vi phạm điều 59 luật Đất đai 2013.
Trong phương án cho thuê 3,57ha đất để đầu tư khu trang trại có diện tích sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ, làm trái với chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về thủ tục, thẩm quyền và nội dung.
"Trách nhiệm thuộc UBND huyện Hoài Đức, trực tiếp là Phó Chủ tịch UBND huyện đã ký quyết định phê duyệt phương án cho thuê đất, văn bản chỉ đạo cho thuê đất", kết luận nêu.
Theo kết luận thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội dù đã được UBND huyện Hoài Đức báo cáo việc đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất ký hợp đồng cho bà Nguyễn Thị Hòa Hợp thuê 3,5ha đất để đầu tư khu trang trại giáo dục nông nghiệp nhưng không kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền, chưa thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. Trách nhiệm thuộc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường vào thời điểm đó.
Từ những vi phạm chỉ ra, TTCP đề nghị UBND TP Hà Nội yêu cầu huyện Hoài Đức kiểm điểm các đơn vị, cá nhân liên quan để xảy ra sai phạm trong quản lý đất đai, xây dựng tại khu đất 3,57ha nêu trên. Kiểm điểm, xử lý nghiêm về hành chính với Chủ tịch UBND xã Di Trạch thời kỳ này theo quy định pháp luật.
UBND huyện Hoài Đức có trách nhiệm báo cáo Huyện ủy để xem xét, có hình thức kỷ luật đối với Chủ tịch UBND xã Di Trạch đã lạm quyền, để hộ gia đình bà Hợp khai thác, sử dụng diện tích đất công lập trang trại không đúng quy định.
TTCP còn đề nghị huyện Hoài Đức phải thanh lý, chấm dứt hợp đồng đã ký với bà Hợp về việc cho thuê khu đất nêu trên tại xã Di Trạch và yêu cầu tháo dỡ các công trình vi phạm, bàn giao mặt bằng.

Phú Quốc: Loạt vấn đề cần làm rõ tại dự án Khu du lịch sinh thái Rạch Tràm của CityLand

Được thực hiện theo Quyết định số 633/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, dự án Khu du lịch sinh thái và dân cư Rạch Tràm là điểm sáng của đảo ngọc Phú Quốc. Thế nhưng, dự án đang bị không ít cư dân phản đối.

Đảo ngọc Phú Quốc được ví như thiên đường nhiệt đới, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam nằm ở phía Tây Nam, cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nhỏ to khác nhau tại đây. Với 150km đường bờ biển, Phú Quốc sở hữu nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phía bắc đến phía nam, là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng.
Cũng vì lẽ đó, tại Phú Quốc nay đã mọc lên không ít các dự án bất động sản quy mô lớn chuyên về các mảng dịch vụ này. Thế nhưng, song song với phát triển các dự án bất động sản là một loạt vấn đề khác cần chú trọng không kém, đó là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lợi ích cho người dân có bất động sản bị thu hồi để thực hiện các dự án, và cả về vấn đề quản lý hành chính đối với các dự án này.

Lâm Đồng “bêu tên” Cty Thiên Nhân nợ 6 tỷ tiền sử dụng đất

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản gửi Công ty CP Thiên Nhân đề nghị doanh nghiệp này hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với dự án Khu nghỉ dưỡng Highland Resort.

Theo đó, Công ty CP Thiên Nhân được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng tại dự án Khu nghỉ dưỡng Highland Resort theo văn bản số 5132/UBND-ĐC ngày 13/7/2022. Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng cũng đã thông báo số tiền công ty phải nộp khi được gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng là hơn 6,4 tỷ đồng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho biết, theo báo cáo của công ty và các chứng từ kèm theo, công ty đã nộp 400 triệu đồng đối với nghĩa vụ tài chính nêu trên, còn lại hơn 6 tỷ đồng công ty vẫn chưa nộp vào ngân sách Nhà nước.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.