Hà Nội bỏ giấy đi đường, không phát sinh thêm thủ tục hành chính

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, thành phố sẽ không phát sinh thêm thủ tục hành chính đối với các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo chỉ đạo của Trung ương.

Chiều 20/9, tại cuộc họp thông tin về các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, ông Chử Xuân Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết, thời gian sắp tới (sau 6h ngày 21/9), thành phố sẽ điều chỉnh, nới lỏng một số hoạt động nhưng ưu tiên hàng đầu là công tác đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân và an toàn cho Thủ đô…

Về một số nguyên tắc chính sẽ áp dụng, theo ông Dũng, thành phố sẽ không áp dụng phân vùng và không áp dụng cấp giấy đi đường cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố. Đồng thời, thành phố sẽ tăng cường ứng dụng CNTT để giám sát “di biến động” của người dân.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, thành phố sẽ không phát sinh thêm thủ tục hành chính đối với các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo chỉ đạo của Trung ương.

Ha Noi bo giay di duong, khong phat sinh them thu tuc hanh chinh
 

Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch, thành phố đã phân cấp uỷ quyền cho các sở ngành, địa phương nhằm hướng dẫn các cá nhân, doanh nghiệp để thực hiện tốt giải pháp phục hồi sản xuất kinh tế, kinh doanh dịch vụ để đảm bảo an toàn với dịch. Hà Nội sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức hậu kiểm về công tác phòng, chống dịch.

Cũng theo ông Dũng, thành phố sẽ duy trì phong toả hẹp, quản lý chặt và ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh quá trình truy vết khi có F0 phát sinh trên địa bàn thành phố; điều chỉnh hoạt động khu vực ổ dịch, khu vực nguy cơ cao và phong toả một cách linh hoạt cũng như điều chỉnh các hoạt động trên địa bàn thành phố một cách linh hoạt.

“Đề nghị tất cả người dân và tổ chức doanh nghiệp tiếp tục nâng cao ý thức, tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch để giữ kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua” - ông Dũng nhấn mạnh và cho biết các cá nhân, tổ chức khi được nới lỏng hoạt động trong thời gian tới sẽ phải thực hiện các tiêu chí, quy định do thành phố ban hành liên quan đến công tác phòng, chống dịch.

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện, Sở tham mưu lãnh đạo thành phố tiếp tục duy trì 23 chốt tại cửa ngõ để kiểm soát ra vào; đồng thời, tạo điều kiện tối đa cho xe luồng xanh của các tỉnh đi qua Hà Nội, luồng đi vào thành phố vẫn kiểm soát như hiện nay.

Các hoạt động vận tải hành khách công cộng đi và đến Hà Nội cũng như trên địa bàn thành phố tiếp tục tạm dừng.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang nghiên cứu cho phép hoạt động lại một số shipper công nghệ với số lượng phù hợp với việc bán hàng mang về, đảm bảo đời sống cũng như giải quyết công ăn việc làm.

"Việc đi lại, vận chuyển hàng hóa sau 21/9 được chúng tôi tham mưu cho thành phố trên nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa thực hiện chỉ thị 15, 16 và 19, đảm bảo hoạt động bình thường và yêu cầu chống dịch" - ông Viện nói.

Đại tá Nguyễn Ngọc Dương, Phó giám đốc Công an Hà Nội cũng cho biết, 23 chốt cửa ngõ sẽ kiểm soát cả chiều ra và vào, nhất là đối với người từ vùng có dịch, nguy cơ cao vào thành phố.

Quá trình kiểm soát, lực lượng chức năng chú trọng khai báo y tế, xét nghiệm và quét mã QR. Công an thành phố cũng duy trì lực lượng tuần tra, kiểm soát xử lý các trường hợp vi phạm trên địa bàn; chuẩn bị phương án chốt chặt tại các vùng phong tỏa, cách ly.

Đáng chú ý, tại buổi họp chiều 20/9, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội cho biết UBND TP Hà Nội chưa chính thức ban hành chỉ thị mới. Vì vậy, các ý kiến đưa ra tại buổi họp chỉ là thông tin tham mưu cho thành phố, chưa phải là thông tin chính thức.

 >>> Mời quý độc giả xem thêm video: Quận Đống Đa lắp 'mắt thần' lập rào chắn kiểm soát khu vực hơn 1.300 nhân khẩu vì COVID-19

Nguồn: Tiền phong

Báo Tri thức và Cuộc sống có tôn chỉ, mục đích và mối quan hệ với VUSTA

Tôn chỉ, mục đích của Báo Tri thức và Cuộc sống là tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; chủ trương, chính sách liên quan đến các lĩnh vực KH&CN; vai trò và sứ mệnh của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).

Báo Tri thức và Cuộc sống là cơ quan báo trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
Báo mới được thành lập vào tháng 12/2020, trên cơ sở thực hiện Quyết định 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch báo chí và sự sáp nhập của 4 cơ quan báo trực thuộc VUSTA, đó là: Báo Khoa học và Đời sống, Báo Đất Việt, Báo điện tử Tầm nhìn và Báo điện tử Kiến thức. Như vậy, dù là mới thành lập nhưng thực chất báo đã được kế tục sự nghiệp của các báo, tạp chí có uy tín, có bề dày trong làng báo cách mạng Việt Nam và trước đội ngũ trí thức Việt Nam.

FPT nhận nuôi 1.000 trẻ mồ côi vì COVID: Ông Trương Gia Bình cần làm gì?

Tập đoàn FPT đã thành lập trường nuôi dưỡng, đào tạo cho 1.000 em nhỏ mất cha, mẹ vì COVID-19 theo ý tưởng trước đó từ Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình.

Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Trương Gia Bình đã công bố thành lập trường và chu cấp toàn bộ việc nuôi dưỡng, đào tạo 1.000 trẻ em mất cha, mẹ vì COVID-19.
Đã sẵn sàng kinh tế nhận nuôi
Theo ông Trương Gia Bình, dịch COVID-19 đã gây ra rất nhiều khó khăn đất nước. Dịch khiến hàng nghìn người chết, hàng chục nghìn doanh nghiệp đóng cửa, hàng triệu người lao động mất việc, đau thương hơn nữa là hàng nghìn em nhỏ mất cha, mất mẹ.
Là một tập đoàn lớn hàng đầu Việt Nam, FPT muốn góp một phần sức của mình chung tay cùng khó khăn của đất nước bằng cách nhận các em, giúp đỡ các em trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội. "Với các em nhỏ mất cha, mẹ do COVID-19, tôi mong muốn tạo ra một môi trường để các em được học tập, rèn luyện, biến đau thương thành sức mạnh chinh phục những đỉnh cao" - ông Trương Gia Bình nói.
FPT nhan nuoi 1.000 tre mo coi vi COVID: Ong Truong Gia Binh can lam gi?
Nhiều trẻ em mồ côi cha, mẹ vì COVID-19. 
Theo đó, FPT sẽ nhận 1.000 trẻ mất cha, mẹ và đào tạo liên tục trong 20 năm tới cho tới khi các em trưởng thành, chi phí mỗi năm 80 tỷ đồng. “Chúng tôi cam kết giúp các em học tập theo chương trình phổ thông, đại học FPT và học lên cao hơn nếu có nguyện vọng. Trong quá trình đào tạo đó, chúng tôi muốn giúp các em phát huy mọi khả năng của mình. Nếu các em giỏi công nghệ thì đi theo con đường công nghệ, giỏi nghệ thuật đi theo con đường nghệ thuật, giỏi khoa học thì làm khoa học” - ông Trương Gia Bình khẳng định.
FPT nhan nuoi 1.000 tre mo coi vi COVID: Ong Truong Gia Binh can lam gi?-Hinh-2
Tập đoàn FPT sẽ nhận nuôi, chu cấp cho 1000 em nhỏ đến tuổi trưởng thành. 
Theo đại diện FPT, trường sẽ mở tại FPT City Đà Nẵng, nơi có thể nuôi dưỡng, đào tạo các em từ lớp 1 đến 12 và cả Đại học.
Trường học sẽ được xây dựng theo mô hình thiếu sinh quân. Đây là mô hình giúp các em hoà đồng với các bạn, rèn luyện kỷ luật, dành nhiều thời gian học hành, phát triển, trở thành những người có ích cho xã hội để phục vụ quê hương đất nước.
Gia đình là nơi tốt nhất cho trẻ em
Luật sư Vũ Tuấn - Văn phòng luật sư Hưng Việt cho biết, hành động của ông Trương Gia Bình và Tập đoàn FPT là rất đáng hoan nghênh và tán dương, nhưng để nhận nuôi 1.000 em nhỏ này, cá nhân ông Bình và FPT phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý, cũng như đảm bảo cơ sở vật chất.
Hiện nay, nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tham gia thành lập cơ sở trợ giúp xã hội để chăm sóc, trợ giúp đối tượng có nhu cầu trợ giúp xã hội trên lãnh thổ Việt Nam và cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật. Điều này được thể hiện rõ tại Điều 3, nghị định 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính Phủ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.