H-21: “Ngựa thồ” bất kham của Mỹ trên chiến trường Việt Nam

H-21: “Ngựa thồ” bất kham của Mỹ trên chiến trường Việt Nam

(Kiến Thức) - Nói đến trực thăng vận người ta thường nghĩ đến ngay UH-1 hay CH-47, nhưng vẫn còn một cái tên khác là nền tảng đầu tiên chiến thuật tác chiến hiện đại này.

Từ năm 1955 trở đi, Quân đội Mỹ đã bắt đầu triển khai những chiếc trực thăng đầu tiên trên chiến trường Việt Nam, chúng đi theo những cố vấn quân sự người Mỹ nhằm chuẩn bị cho những kế hoạch to lớn mà Lầu Năm Góc vạch ra để có thể bình định được miền Nam Việt Nam. Và một trong số đó chính là “ trực thăng vận” một chiến thuật quân sự kiểu mẫu được người Mỹ sử dụng suốt từ giữa những năm 1960 cho đến khi cuộc chiến gần kết thúc. Nguồn ảnh: mentalfloss.com.
Từ năm 1955 trở đi, Quân đội Mỹ đã bắt đầu triển khai những chiếc trực thăng đầu tiên trên chiến trường Việt Nam, chúng đi theo những cố vấn quân sự người Mỹ nhằm chuẩn bị cho những kế hoạch to lớn mà Lầu Năm Góc vạch ra để có thể bình định được miền Nam Việt Nam. Và một trong số đó chính là “ trực thăng vận” một chiến thuật quân sự kiểu mẫu được người Mỹ sử dụng suốt từ giữa những năm 1960 cho đến khi cuộc chiến gần kết thúc. Nguồn ảnh: mentalfloss.com.
Nói đến “trực thăng vận” người ta thường nghĩ ngay đến những cái tên quen thuộc như UH-1 hay CH-47, tuy nhiên trước khi người Mỹ có được hai dòng trực thăng trên họ đã từng thử nghiệm một dòng trực thăng khác cho “trực thăng vận” đó là Piasecki H-21 Workhorse biệt danh “ngựa thồ”. Nguồn ảnh: Life.
Nói đến “trực thăng vận” người ta thường nghĩ ngay đến những cái tên quen thuộc như UH-1 hay CH-47, tuy nhiên trước khi người Mỹ có được hai dòng trực thăng trên họ đã từng thử nghiệm một dòng trực thăng khác cho “trực thăng vận” đó là Piasecki H-21 Workhorse biệt danh “ngựa thồ”. Nguồn ảnh: Life.
Sở dĩ H-21 có biệt danh “ngựa thồ” là bởi nó là một trong những dòng trực thăng vận tải quân sự cỡ lớn đầu tiên của Quân đội Mỹ được đưa vào thực chiến, trước nó còn có hàng chục mẫu trực thăng khác nhưng H-21 là mẫu thành công nhất xét ở một góc độ nào đó là như vậy. Nguồn ảnh: Life.
Sở dĩ H-21 có biệt danh “ngựa thồ” là bởi nó là một trong những dòng trực thăng vận tải quân sự cỡ lớn đầu tiên của Quân đội Mỹ được đưa vào thực chiến, trước nó còn có hàng chục mẫu trực thăng khác nhưng H-21 là mẫu thành công nhất xét ở một góc độ nào đó là như vậy. Nguồn ảnh: Life.
Vậy nhiệm vụ chính của H-21 là gì? “ngựa thồ” được thiết kế như một mẫu trực thăng vận tải đa nhiệm có thể thực hiện hầu hết mọi nhiệm vụ trên chiến trường như chở quân, vận tải hàng hóa, hổ trợ hỏa lực trên không... và nhiều nhiệm vụ không tên khác. Nhìn chung về thiết kế cũng như ý tưởng sử dụng H-21 là khá mới mẻ trong học thuyết quân sự của Mỹ lúc bấy giờ. Và đây chính là tiền đề đầu tiên cho “trực thăng vận”. Nguồn ảnh: Medium.
Vậy nhiệm vụ chính của H-21 là gì? “ngựa thồ” được thiết kế như một mẫu trực thăng vận tải đa nhiệm có thể thực hiện hầu hết mọi nhiệm vụ trên chiến trường như chở quân, vận tải hàng hóa, hổ trợ hỏa lực trên không... và nhiều nhiệm vụ không tên khác. Nhìn chung về thiết kế cũng như ý tưởng sử dụng H-21 là khá mới mẻ trong học thuyết quân sự của Mỹ lúc bấy giờ. Và đây chính là tiền đề đầu tiên cho “trực thăng vận”. Nguồn ảnh: Medium.
Quân đội Mỹ bắt đầu triển khai H-21 tới Việt Nam vào đầu năm 1961 như những bước thử nghiệm ban đầu cho “trực thăng vận”, khi mẫu trực thăng này được kỳ vọng sẽ trở thành phương tiện chính giúp Lầu Năm Góc xua quân tới mọi ngóc ngách ở miền Nam Việt Nam. Bước đầu họ đã thực hiện được điều đó. Nguồn ảnh: Emaze.
Quân đội Mỹ bắt đầu triển khai H-21 tới Việt Nam vào đầu năm 1961 như những bước thử nghiệm ban đầu cho “trực thăng vận”, khi mẫu trực thăng này được kỳ vọng sẽ trở thành phương tiện chính giúp Lầu Năm Góc xua quân tới mọi ngóc ngách ở miền Nam Việt Nam. Bước đầu họ đã thực hiện được điều đó. Nguồn ảnh: Emaze.
Về thiết kế, H-21 là một trong những dòng dòng trực thăng vận tải quân sự sử dụng hai cánh quạt nâng đầu tiên của Quân đội Mỹ, trước nó có Piasecki HRP Rescuer cũng sử dụng hai cánh quạt nâng. Cả H-21 và HRP đều do công ty trực thăng Piasecki phát triển dành cho Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: The World Wars.
Về thiết kế, H-21 là một trong những dòng dòng trực thăng vận tải quân sự sử dụng hai cánh quạt nâng đầu tiên của Quân đội Mỹ, trước nó có Piasecki HRP Rescuer cũng sử dụng hai cánh quạt nâng. Cả H-21 và HRP đều do công ty trực thăng Piasecki phát triển dành cho Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: The World Wars.
Ở đây do H-21 được sử dụng cho nhiều loại nhiệm vụ khác nhau nên chúng ta chỉ sẽ nói về nhiệm vụ chính của nó là vận tải. Theo đó mẫu trực thăng này có khả năng mang theo 20 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị với tầm hoạt động trong bán kính hơn 250km, thiết kế ban đầu của H-21 khá đơn giản không có ghế dành cho “hành khách” và thân máy máy hoàn toàn không được bọc giáp bảo vệ. Còn khả năng chở hàng của nó thì thông qua các giá treo ở dưới thân với tải trọng từ 1-3 tấn. Nguồn ảnh: Getty Images.
Ở đây do H-21 được sử dụng cho nhiều loại nhiệm vụ khác nhau nên chúng ta chỉ sẽ nói về nhiệm vụ chính của nó là vận tải. Theo đó mẫu trực thăng này có khả năng mang theo 20 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị với tầm hoạt động trong bán kính hơn 250km, thiết kế ban đầu của H-21 khá đơn giản không có ghế dành cho “hành khách” và thân máy máy hoàn toàn không được bọc giáp bảo vệ. Còn khả năng chở hàng của nó thì thông qua các giá treo ở dưới thân với tải trọng từ 1-3 tấn. Nguồn ảnh: Getty Images.
Nhìn chung H-21 chỉ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản nhất của một dòng trực thăng quân sự thế hệ đầu, với khả năng chở quân đơn thuần, vận tải hạng nhẹ và được vũ trang nhẹ với súng máy ở các cửa ra vào hai bên thân máy bay. Đi kèm với những khả năng đó là những điểm yếu chết người trên H-21 điều khiến nó bị Quân đội Mỹ vứt bỏ chỉ sau hơn 5 năm sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nhìn chung H-21 chỉ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản nhất của một dòng trực thăng quân sự thế hệ đầu, với khả năng chở quân đơn thuần, vận tải hạng nhẹ và được vũ trang nhẹ với súng máy ở các cửa ra vào hai bên thân máy bay. Đi kèm với những khả năng đó là những điểm yếu chết người trên H-21 điều khiến nó bị Quân đội Mỹ vứt bỏ chỉ sau hơn 5 năm sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điểm yếu đầu tiên trên H-21 là khả năng phòng vệ, nó hầu như không có và không được trang bị bất cứ tấm giáp hay lớp giáp bảo vệ nào phi hành đoàn hay hành khách ngồi bên trong. Khi hành quân dù ngồi bên trong máy bay nhưng phi hành đoàn của nó phải hứng chịu hầu hết hỏa lực từ mặt đất bắn lên do H-21 có kích thước quá lớn do đó nó trở thành một mục tiêu ngon ăn trên không. Nguồn ảnh: aviation-history.
Điểm yếu đầu tiên trên H-21 là khả năng phòng vệ, nó hầu như không có và không được trang bị bất cứ tấm giáp hay lớp giáp bảo vệ nào phi hành đoàn hay hành khách ngồi bên trong. Khi hành quân dù ngồi bên trong máy bay nhưng phi hành đoàn của nó phải hứng chịu hầu hết hỏa lực từ mặt đất bắn lên do H-21 có kích thước quá lớn do đó nó trở thành một mục tiêu ngon ăn trên không. Nguồn ảnh: aviation-history.
Điểm yếu thứ hai là hệ thống động cơ của H-21 là Wright R-1820-103 hoạt động không hiệu quả và có quá nhiều nhược điểm. Bản thân H-21 có trọng lượng rỗng lên đến 4 tấn nhưng Wright R-1820 có công suất chỉ 1.425 mã lực đã thế nó còn phải chia đôi công suất cho hai cánh quạt nâng, phi hành đoàn lên đến gần 30 người của H-21 bỗng nhiên trở thành gánh nặng cho chiếc trực thăng này. Nguồn ảnh: Life.
Điểm yếu thứ hai là hệ thống động cơ của H-21 là Wright R-1820-103 hoạt động không hiệu quả và có quá nhiều nhược điểm. Bản thân H-21 có trọng lượng rỗng lên đến 4 tấn nhưng Wright R-1820 có công suất chỉ 1.425 mã lực đã thế nó còn phải chia đôi công suất cho hai cánh quạt nâng, phi hành đoàn lên đến gần 30 người của H-21 bỗng nhiên trở thành gánh nặng cho chiếc trực thăng này. Nguồn ảnh: Life.
Tốc độ bay của H-21 cũng không cao chỉ khoảng 200km/h nên nó khó có thể tránh được các hỏa lực phòng không tầm thấp của quân giải phóng. Cộng thêm thiết kế thiếu hợp lý của cửa ra vào của trực thăng khiến H-21 trở nên bị động trên chiến trường khi thực chiến. Và người Mỹ đã phải trả giá cho những điểm yếu mà H-21 mang trên mình. Nguồn ảnh: The Atlantic.
Tốc độ bay của H-21 cũng không cao chỉ khoảng 200km/h nên nó khó có thể tránh được các hỏa lực phòng không tầm thấp của quân giải phóng. Cộng thêm thiết kế thiếu hợp lý của cửa ra vào của trực thăng khiến H-21 trở nên bị động trên chiến trường khi thực chiến. Và người Mỹ đã phải trả giá cho những điểm yếu mà H-21 mang trên mình. Nguồn ảnh: The Atlantic.
Sau thất bại của “ngựa thồ” H-21 có lẽ người Mỹ đã rút ra được cho mình một bài học đắt giá để tiếp tục cho ra đời những dòng trực thăng vận tải quân sự kế cận hiệu quả hơn như UH-1 hay CH-47. Nhưng dù có triển khai loại phương tiện chiến tranh hiện đại nào đi nữa thì họ vẫn là kẻ thù cuộc trong cuộc chiến phi nghĩa của mình tại Việt Nam. Nguồn ảnh: Tarmacs.net
Sau thất bại của “ngựa thồ” H-21 có lẽ người Mỹ đã rút ra được cho mình một bài học đắt giá để tiếp tục cho ra đời những dòng trực thăng vận tải quân sự kế cận hiệu quả hơn như UH-1 hay CH-47. Nhưng dù có triển khai loại phương tiện chiến tranh hiện đại nào đi nữa thì họ vẫn là kẻ thù cuộc trong cuộc chiến phi nghĩa của mình tại Việt Nam. Nguồn ảnh: Tarmacs.net

GALLERY MỚI NHẤT