Gương nghĩa liệt của bà Chúa Kho đất Thành Nam

Gương nghĩa liệt của bà Chúa Kho đất Thành Nam

Trong cuốn “Bà Chúa Kho - Tình sử và huyền tích”, tác giả Lê Thái Dũng cho biết, trong số các bà Chúa Kho, xuất hiện muộn nhất là bà Chúa Kho đất Thành Nam với hiệu là Giám thương công chúa.
 
 

 Bà Chúa Kho đất Thành Nam (Nam Định ngay nay) tên thật là Nguyễn Thị Trinh, con gái quan Vệ úy Nguyễn Kế Hưng coi kho lương ở thành Nam Định, sau kiêm nhiệm cả việc coi giữ kho khí giới. Cuộc đời và công tích của bà nằm trong thời điểm đau thương của đất nước trước họa xâm lăng của giặc Pháp.
Bà Chúa Kho đất Thành Nam (Nam Định ngay nay) tên thật là Nguyễn Thị Trinh, con gái quan Vệ úy Nguyễn Kế Hưng coi kho lương ở thành Nam Định, sau kiêm nhiệm cả việc coi giữ kho khí giới. Cuộc đời và công tích của bà nằm trong thời điểm đau thương của đất nước trước họa xâm lăng của giặc Pháp.
Bà Chúa Kho Nguyễn Thị Chinh là người tính tình cương nghị, sức khỏe hơn người, từ nhỏ đã ham tập võ nghệ, ngoài 20 tuổi không chịu lấy chồng mà chỉ thích múa gươm luyện đao và giúp cha trong việc quản lý lương thực, khí giới. (ảnh minh họa)
Bà Chúa Kho Nguyễn Thị Chinh là người tính tình cương nghị, sức khỏe hơn người, từ nhỏ đã ham tập võ nghệ, ngoài 20 tuổi không chịu lấy chồng mà chỉ thích múa gươm luyện đao và giúp cha trong việc quản lý lương thực, khí giới. (ảnh minh họa)
Tháng 12 năm 1873, quân Pháp tấn công đánh chiếm thành Nam Định, quân dân chống đánh quyết liệt. Bà Nguyễn Thị Trinh đang canh giữ kho quân lương, khi nghe tin cha đang bị giặc vây tại Cột Cờ bèn truyền cho một toán thuộc hạ chốt chặt các cửa kho, sau đó dẫn toán quân còn lại tiến ra trợ chiến. Bà tử trận tại đây.
Tháng 12 năm 1873, quân Pháp tấn công đánh chiếm thành Nam Định, quân dân chống đánh quyết liệt. Bà Nguyễn Thị Trinh đang canh giữ kho quân lương, khi nghe tin cha đang bị giặc vây tại Cột Cờ bèn truyền cho một toán thuộc hạ chốt chặt các cửa kho, sau đó dẫn toán quân còn lại tiến ra trợ chiến. Bà tử trận tại đây.





Ngày 15 tháng 3 năm 1874, sau khi Pháp rút quân, vua Tự Đức đã phong tặng bà là Giám thương công chúa (Công chúa coi kho).
Ngày 15 tháng 3 năm 1874, sau khi Pháp rút quân, vua Tự Đức đã phong tặng bà là Giám thương công chúa (Công chúa coi kho).
Triều đình còn cho lập đền thờ bà ngay dưới chân Cột Cờ (nên được gọi là đền Cột Cờ) và miếu Bản Tỉnh để thờ những nghĩa sĩ đã hi sinh vì nước; dân địa phương còn tôn bà làm Đương cảnh Thành hoàng - Bản xứ Thổ thần, họ còn gọi Nguyễn Thị Trinh là “bà Chúa Cột Cờ”.
Triều đình còn cho lập đền thờ bà ngay dưới chân Cột Cờ (nên được gọi là đền Cột Cờ) và miếu Bản Tỉnh để thờ những nghĩa sĩ đã hi sinh vì nước; dân địa phương còn tôn bà làm Đương cảnh Thành hoàng - Bản xứ Thổ thần, họ còn gọi Nguyễn Thị Trinh là “bà Chúa Cột Cờ”.
Đến đời vua Thành Thái (1889-1901), triều đình gia phong cho Nguyễn Thị Trinh thêm mỹ tự là “Tiết liệt Anh phong” với duệ hiệu đầy đủ là: “Tiết liệt Anh phong - Giám thương Công chúa”. Ngoài ra còn phong làm thần gọi là “Linh phù, Dực bảo trung hưng tôn thần”.
Đến đời vua Thành Thái (1889-1901), triều đình gia phong cho Nguyễn Thị Trinh thêm mỹ tự là “Tiết liệt Anh phong” với duệ hiệu đầy đủ là: “Tiết liệt Anh phong - Giám thương Công chúa”. Ngoài ra còn phong làm thần gọi là “Linh phù, Dực bảo trung hưng tôn thần”.
Sau này khi Pháp đã đặt ách đô hộ, đền thờ “Bà Chúa Kho” Nguyễn Thị Trinh bị chúng phá hủy nhiều lần, cuối cùng để che mắt giặc, người dân khi xây lại nơi thờ đã đổi tên thành miếu Bạch Hoa nói đây là nơi thờ Bạch Hoa - một thị nữ của bà chúa Liễu Hạnh trong tín ngưỡng đạo Mẫu, tuy nhiên các hoành phi, câu đối đều là của đền Cột Cờ cũ có nội dung ca ngợi bà Nguyễn Thị Trinh.
Sau này khi Pháp đã đặt ách đô hộ, đền thờ “Bà Chúa Kho” Nguyễn Thị Trinh bị chúng phá hủy nhiều lần, cuối cùng để che mắt giặc, người dân khi xây lại nơi thờ đã đổi tên thành miếu Bạch Hoa nói đây là nơi thờ Bạch Hoa - một thị nữ của bà chúa Liễu Hạnh trong tín ngưỡng đạo Mẫu, tuy nhiên các hoành phi, câu đối đều là của đền Cột Cờ cũ có nội dung ca ngợi bà Nguyễn Thị Trinh.

Ngoài ngôi đền thờ dưới chân Cột Cờ được dựng lại sau này, tại thành Nam Định (nay là thành phố Nam Định) còn có một số nơi thờ bà Chúa Kho - Giám thương công chúa Nguyễn Thị Trinh như đền Nguyên Thương ở phố Hàng Sắt (phường Nguyễn Du), đền Bồng Lai ở đường Trần Hưng Đạo (phường Bà Triệu).
Ngoài ngôi đền thờ dưới chân Cột Cờ được dựng lại sau này, tại thành Nam Định (nay là thành phố Nam Định) còn có một số nơi thờ bà Chúa Kho - Giám thương công chúa Nguyễn Thị Trinh như đền Nguyên Thương ở phố Hàng Sắt (phường Nguyễn Du), đền Bồng Lai ở đường Trần Hưng Đạo (phường Bà Triệu).
Mời độc giả xem video:Nghệ thuật săn dế cơm mùa mưa. Nguồn: VTV24.


GALLERY MỚI NHẤT