GS Mỹ: Chiến tranh Trung - Mỹ sẽ xảy ra?

(Kiến Thức) - Giáo sư Michael Vlahos khẳng định trên tờ The National Interest rằng, chiến tranh giữa Mỹ - Trung Quốc gần như là điều khó tránh.

GS Mỹ: Chiến tranh Trung - Mỹ sẽ xảy ra?
Sự tranh giành các nguồn lực giữa hai cường quốc, mối đe dọa bành trướng kinh tế và tham vọng địa chính trị ngày càng tăng từ Trung Quốc – đó là những điều mà theo ông Vlachos, giáo sư từ Naval War College (Mỹ), lâu nay đang chuẩn bị cho một xung đột quân sự bùng phát.
Giáo sư Mỹ lưu ý rằng, các phương tiện truyền thông hàng đầu của Trung Quốc không còn úp mở khi bình luận về khả năng Trung Quốc tham gia các cuộc chiến tương lai. Chính quyền Trung Quốc thực sự đang chuẩn bị về tinh thần, công tác hình thành ý kiến xã hội đã chứng tỏ điều này - Giáo sư người Mỹ nhận xét. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà ông Vlahos không hề đề cập đến vấn đề xét về phương diện kỹ thuật quân sự Trung Quốc chưa thể cạnh tranh với Mỹ. Chẳng lẽ Trung Quốc sẽ mạo hiểm hành động theo nguyên tắc – quan trọng không phải sức mạnh mà là tinh thần chiến đấu?
Chiến tranh giữa Mỹ - TQ là điều khó tránh?
Chiến tranh giữa Mỹ - TQ là điều khó tránh?
Theo ý kiến loạt các chuyên gia thì chẳng hề có bất cứ cơ sở cho một cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Gần như cùng lúc khi Giáo sư người Mỹ cho in bài báo trên The national Interest, Trung tâm Các nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington đã công bố báo cáo nhan đề "Giải mã chiến lược cường quốc Trung Quốc vĩ đại đang lớn mạnh ở châu Á". Trái lại, lập luận của báo cáo này chứng minh rằng, sự đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ là vô căn cứ. Tác giả báo cáo lưu ý là trước hết giữa Mỹ và Trung Quốc không hề có tranh chấp lãnh thổ. Thứ hai, mặc dù Trung Quốc đang tăng nhanh tiềm lực quân sự, tiến hành cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ giống Liên Xô trước đây, nhưng Trung Quốc rõ ràng không có đủ sức. Đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể vì hai quốc gia này đang bị ràng buộc lẫn nhau về kinh tế, - ông Leonid Ivashov, Chủ tịch Trung tâm phân tích địa chính trị Nga nhận xét:
“Người Mỹ sẽ không thể chóng váng tái cơ cấu nền kinh tế và ngành công nghiệp để đảm bảo cho thị trường của mình hàng hóa giá rẻ. Người Trung Quốc cũng không thể kiếm đâu ra một thị trường béo bở hơn Mỹ. Vì thế không bên nào muốn gây hấn.”
Một câu hỏi có khả năng nảy sinh: Vậy mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình là gì khi ông tập trung vào tay mình quyền lực trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, bao gồm cả quân đội? Ông thậm chí còn điều khiển nhóm cải cách quân đội. Các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washington nhận định rằng, những thay đổi được nêu trên xuất phát từ thực tế Trung Quốc hiện nay tập trung vào nhiệm vụ đảm bảo chủ quyền lãnh thổ và an ninh hai tuyến giao thông quan trọng vận chuyển hydrocarbon qua biển Hoa Nam /Biển Đông/ và eo biển Malacca. Theo báo cáo được nêu, tuyên bố Trung Quốc phải trở thành một cường quốc hàng hải hùng mạnh do Chủ tịch Tập thực hiện tại Hội ​​nghị toàn thể lần thứ III Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản khóa XVIII, nên được xem xét như lời kêu gọi nâng cấp tiềm năng quốc phòng chứ không hề chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự.
Tất nhiên, Trung Quốc quan ngại trước chính sách "trở lại châu Á" của Mỹ. Nhưng trên hết, Trung Quốc sẽ tranh giành sự ảnh hưởng trong khu vực với Mỹ thông qua những đòn bẩy kinh tế. Vì vậy, không có căn cứ gì cho các hành động quân sự của Trung Quốc chống Mỹ - các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washington kết luận.

Biển Đông là chủ đề chính trong đối thoại Trung-Mỹ

(Kiến Thức) - Cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, Hoa Đông là chủ đề thảo luận chính giữa Mỹ-Trung trong Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (SED) sắp tới.

Biển Đông là chủ đề chính trong đối thoại Trung-Mỹ
Trước cuộc họp trong khuôn khổ đối thoại dự kiến diễn ra ngày 9-10/7 ở Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc, ông Trương Nghiệp Toại (Zhang Yesui) vào ngày 8/7 ở Bắc Kinh để bắt đầu Vòng Đối thoại An ninh Chiến lược lần thứ 4.
Đại biểu Mỹ-Trung bắt tay nhau trong một sự kiện.
 Đại biểu Mỹ-Trung bắt tay nhau trong một sự kiện.
Tiếp theo đó, trong khuôn khổ lịch trình ngày làm việc tiếp theo, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew của Mỹ sẽ tham dự lễ khai mạc SED lần thứ 6 với Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ nước này, ông Dương Khiết Trì.

Ngoạn mục kỳ quan thiên nhiên Australia

(Kiến Thức) - Tận mắt chứng kiến cảnh tượng những dòng nước trắng xóa chảy trên núi đá Uluru, một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn ở Australia.

Ngoạn mục kỳ quan thiên nhiên Australia
Những dòng nước trắng xóa bao phủ núi Uluru đá ở Alice Springs, Australia, sau một số trận mưa.
Những dòng nước trắng xóa bao phủ núi Uluru đá ở Alice Springs, Australia, sau một số trận mưa.

Quân đội Ukraine thiệt hại nặng ở Lugansk

(Kiến Thức) - Ukraine thiệt hại 130 binh sĩ cùng nhiều phương tiện quân sự trong cuộc tấn công vào Lugansk, cơ quan báo chí của Cộng hòa Nhân dân Lugansk cho hay.

Quân đội Ukraine thiệt hại nặng ở Lugansk
Theo thông báo của cơ quan báo chí Cộng hòa Nhân dân Lugansk, Tự vệ Lugansk đã bắn rơi 1 máy bay Ilyushin-76, phá hủy 7 xe bọc thép chở quân, 4 hệ thống pháo, 1 hệ thống phòng không và 5 xe của Quân đội Ukraine.
Tự vệ miền đông Ukraine
Tự vệ miền đông Ukraine 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.