Chính vì lý do đó, ngày 19/10/2013, báo điện tử Kiến thức, đài truyền hình An Viên đã phối hợp với Trung tâm điều trị ung thư Hy vọng, bệnh viện FV (TP HCM) tổ chức buổi Hội thảo với chủ đề: “Người Việt dễ mắc bệnh ung thư nào?” tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong – Hà Nội) với sự góp mặt của bác sĩ người Pháp Bertrand Farnault và bác sĩ chuyên khoa ung biếu Võ Kim Điền.
Bác sĩ người Pháp Bertrand Farnault (thứ 2 từ phải sang) và bác sĩ chuyên khoa ung biếu Võ Kim Điền (ngoài cùng bên phải) tư vấn tại buổi Hội thảo |
Mở đầu Hội thảo, bác sĩ Bertrand cho biết: “Hiện một số loại ung thư có thể phát hiện ở giai đoạn sớm như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt … Việc phát hiện sớm các bệnh ung thư này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều trị, nhất là việc chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh ung thư”.
Theo bác sĩ Bertrand, để phòng ngừa bệnh ung thư thì phải trải qua ba gia đoạn cơ bản là: Phòng ngừa ban đầu, phòng ngừa cấp độ 2, phòng ngừa cấp độ 3.
Đối với phòng ngừa ban đầu, mọi người cần tránh tiếp xúc với những yếu tố có thể gây ung thư hoặc tăng cường sức đề kháng của cơ thể với những nguy cơ đó nhằm làm giảm khả năng gây ung thư.
Còn phòng ngừa cấp độ 2 là phải truy tìm (tầm soát) ung thư từ giai đoạn sớm khi điều trị để đạt hiệu quả và tỷ lệ chữa khỏi cao.
Đối với phòng ngừa cấp độ 3, người bệnh phải ngăn ngừa tái phát và di căn sau khi điều trị ban đầu bằng phẫu thuật hoặc xạ trị, hoá trị.
Ngoài ra, việc kiểm soát sức khoẻ bản thân, giảm nguy cơ ung thư như việc không hút thuốc lá, giữ cân nặng ở mức cho phép, tập thể dục đều đặn, bảo vệ da, thường xuyên khám tổng quát và tầm soát ung thư… cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phòng ngừa ung thư.
Tham gia Hội nghị, bác sĩ Võ Kim Điền (Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV) đã đưa ra những số liệu so sánh về tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 1998 ở Việt Nam có 53.000 trường hợp mắc mới, thì đến năm 2006 con số này đã tăng lên 150.000 trường hợp mắc mới.
Theo bác sĩ Điền, ở Việt Nam tuỳ theo giới tính và độ tuổi, thì những căn bệnh ung thư có số lượng người mắc cũng khác nhau. Ví dụ, đối với nam giới, bệnh ung thư mắc nhiều nhất là: ung thư phổi, gan, đại tràng, dạ dày… Còn ở nữ giới, căn bệnh ung thư nhiều người mắc nhất là ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày… Còn theo con số thống kê chung, ở Việt Nam, bệnh ung thư có tỷ lệ mắc nhiều nhất lần lượt là: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung và ung thư vú …
Ngoài những kiến thức tổng quan mà bác sĩ Bertrand và bác sĩ Võ Kim Điền chia sẻ, Hội thảo còn nhận được hàng trăm câu hỏi của các đại biểu đến dự, trong đó có đủ các lứa tuổi từ thanh niên cho đến các cụ ông cụ bà. Điều đáng nói nhất là tất cả các câu hỏi đều tập trung xoay quanh những căn bệnh có số lượng người mắc nhiều nhất ở Việt Nam như: ung thư gan, phổi, vú, dạ dày…
Trả lời câu hỏi: Vì sao bệnh ung thư phổi, gan, dạ dày ở Việt Nam lại có số người mắc cao như vậy, bác sĩ Võ Kim Điền giải thích: “ Sở dĩ những loại bệnh ung thư này có nhiều người mắc phải là vì nhiều người Việt có thói quen hút thuốc lá, trong số này nam giới chiếm 49.2%, nữ giới chiếm 1.2%. Ngoài ra việc sử dụng thức uống có cồn hoặc nhiễm các loại virus cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư, đặc biệt là viêm gan siêu vi B và C”.
Hội thảo thu hút được rất đông đối tượng tham gia |
Nói về những biểu hiện sớm của bệnh ung thư gan, bác sĩ Bertrand đã phân tích: “Ung thư gan khi ở giai đoạn sớm thường có những biểu hiện không rõ ràng,. Thường khi có những biểu hiện như vàng da, vàng mắt thì mắt thường mới có thể quan sát được nhưng đến lúc đó thì không còn gọi là biểu hiện sớm nữa. Đặc biệt, khi gan bị tổn thương (ung thư gan) thì phải dùng phương pháp chích ngừa. Để phòng và phát hiện sớm ung thư gan, cách tốt nhất là mọi người nên đi khám định kỳ ở các cơ sở y tế có đủ khả năng phát hiện. Đối với căn bệnh ung thư phổi, bác sĩ Bertrand khẳng định: “Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư phổi là hút thuốc lá. Ngoài ra, hút thuốc còn rất dễ gây bệnh ung thư vòm họng… Vì thế, việc từ bỏ thuốc lá là cách giúp bạn phòng bệnh ung thư phổi hiệu quả nhất”.
Trả lời các câu hỏi về vấn đề bị bệnh ung thư dạ dày, bác sĩ Võ Kim Điền cho biết: “Yếu tố có nguy cơ lớn nhất đối với bệnh ung thư này là nhiễm Helicobacter pylori (HP). Ngoài ra, ăn thức ăn nhiều muối, đồ xông khói, chế độ ăn ít trái cây và rau, thực phẩm nhiễm nấm Aflatoxin… cũng có thể gây bệnh”.
“Để không bị ung thư dạ dày, mọi người cần phải phòng ngừa và điều trị dứt điểm các bệnh liên quan đến dạ dày, cũng như cần có chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh”, bác sĩ Điền chia sẻ.
Đối với các câu hỏi về vấn đề ung thư vú, bác sĩ Điền và bác sĩ Bertrand đều khẳng định: “Bệnh ung thư vú hoàn toàn có khả năng chữa khỏi”. Bác sĩ Bertrand cho biết, khi phát hiện ung thư vú, biện pháp đầu tiên là phải làm phẫu thuật. Việc phẫu thuật có thể tuỳ vào mức độ để quyết định phẫu thuật một phần hoặc phẫu thuật toàn phần; ngoài ra, có thể là hoá trị để phòng ngừa hoá trị toàn thân, hoặc dùng xạ trị nhằm giúp chặn sự ngăn chặn sang phần tuyến vú còn lại”.
Về vấn đề ung thứ vú, bác sĩ Điền khẳng định: “Công nghệ và kỹ thuật cũng như trình độ các bác sĩ khi điều trị ung thư vú ở Bệnh viện FV hiện nay hoàn toàn ngang hàng với nước có nền y học phát triển bậc nhất ở khu vực là Singapore, không những thế điều trị ở FV còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho người bệnh từ đi lại, khám chữa và điều trị bệnh”.
Cũng tại Hội thảo này, rất nhiều người quan tâm đến việc dùng thuốc đông y chữa bệnh ung thư có khả quan và khỏi hay không? Về vấn đề này, cả bác sĩ Điền và bác sĩ Bertrand đều khẳng định: “Hiện rất nhiều người đang sử dụng thuốc đông y để chữa bệnh ung thư. Người bệnh cần rất thận trọng bởi thuốc đông y không phải ai cũng có thể dùng được và không phải bệnh nào cũng có thể chữa được. Cách tốt nhất là người bệnh nên tìm đến các trung tâm, các cơ sở có trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại để thăm khám, điều trị không nên tự ý chữa bất kỳ bệnh ung thư nào”.
Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng (trực thuộc bệnh viện FV – TP.HCM) là bệnh viện được đầu tư hoàn toàn từ Pháp, đội ngũ bác sĩ chủ yếu là người ngước ngoài. Đối với các bác sĩ Việt Nam, đại đa số cũng được đào tạo từ nước ngoài. Trưởng Trung tâm điều trị là bác sĩ Bertrand Farnault.
Đây là bệnh viện ngoài công lập với các trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, chất lượng phục vụ tốt, tận tình, chu đáo. Đặc biệt, tất cả mọi điều kiện cả về vật chất và con người tại bệnh viện FV đều tuân theo các quy chuẩn quốc tế, nên người bệnh có thể yên tâm về chất lượng.
Đối với các bệnh nhân ở xa như Hà Nội, khi vào bệnh viện FV, họ sẽ được tư vấn khám chữa bệnh trước, hỗ trợ nơi ăn trốn ở …