Gót chân Achilles của Trung Quốc tái xuất, lần này là với vận tải cơ Y-20

Gót chân Achilles của Trung Quốc tái xuất, lần này là với vận tải cơ Y-20

Hiện nay Trung Quốc đang gặp phải những khó khăn nhất định trong việc sản xuất số lượng lớn máy bay vận tải Y-20 bởi không thể tự chủ được động cơ cho loại vận tải cơ này.

Trong năm 2020 vừa qua,  vận tải cơ Y-20 của Trung Quốc đã liên tục thực hiện các nhiệm vụ vận tải cường độ cao, cả trong nước lẫn quốc tế, cho thấy một tần suất hoạt động đáng tin cậy và ấn tượng. Dẫu vậy, vẫn chưa thể có những màn duyệt binh “Voi đi bộ” bằng máy bay vận tải Y-20 giống như Không quân Mỹ bởi số lượng còn hạn chế.
Trong năm 2020 vừa qua, vận tải cơ Y-20 của Trung Quốc đã liên tục thực hiện các nhiệm vụ vận tải cường độ cao, cả trong nước lẫn quốc tế, cho thấy một tần suất hoạt động đáng tin cậy và ấn tượng. Dẫu vậy, vẫn chưa thể có những màn duyệt binh “Voi đi bộ” bằng máy bay vận tải Y-20 giống như Không quân Mỹ bởi số lượng còn hạn chế.
Bởi đội hình máy bay vận tải Y-20 còn mỏng nên chắc chắn Trung Quốc sẽ phải đẩy mạnh sản xuất thêm nhiều máy bay này trong thời gian tới.
Bởi đội hình máy bay vận tải Y-20 còn mỏng nên chắc chắn Trung Quốc sẽ phải đẩy mạnh sản xuất thêm nhiều máy bay này trong thời gian tới.
Yếu tố chính cản trở việc Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất Y-20 là vấn đề động cơ. Hiện loại máy bay này đang sử dụng các động cơ phản lực D-30KP-2 nhập khẩu từ Nga.
Yếu tố chính cản trở việc Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất Y-20 là vấn đề động cơ. Hiện loại máy bay này đang sử dụng các động cơ phản lực D-30KP-2 nhập khẩu từ Nga.
Động cơ D-30KP-2 có lực đẩy tối đa 12.5 tấn, tuổi thọ động cơ cho đến khi phải đại tu là 3.000 giờ bay, trọng lượng hơn 2.300kg. Theo báo cáo, trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đặt hàng tổng cộng 463 động cơ phản lực này từ Nga. Nhìn thì có vẻ nhiều nhưng số lượng này dùng để sản xuất cho cả oanh tạc cơ H-6K và cả Y-20 nên nước này thực sự cần thêm nhiều động cơ trong tương lai Ảnh: Máy bay vận tải IL-76 sử dụng động cơ D-30KP.
Động cơ D-30KP-2 có lực đẩy tối đa 12.5 tấn, tuổi thọ động cơ cho đến khi phải đại tu là 3.000 giờ bay, trọng lượng hơn 2.300kg. Theo báo cáo, trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đặt hàng tổng cộng 463 động cơ phản lực này từ Nga. Nhìn thì có vẻ nhiều nhưng số lượng này dùng để sản xuất cho cả oanh tạc cơ H-6K và cả Y-20 nên nước này thực sự cần thêm nhiều động cơ trong tương lai
Ảnh: Máy bay vận tải IL-76 sử dụng động cơ D-30KP.
Hiện nay Trung Quốc đã không còn nhu cầu nhập khẩu động cơ D-30KP-2 dành cho máy bay ném bom H-6K do nước này đã tự sao chép được động cơ WS-18. WS-18 có trọng lượng nhẹ hơn D-30KP-2 với chỉ 2.000kg, lực đẩy tăng lên đạt 13.2 tấn, nhiên liệu tiêu hao giảm đáng kể.
Hiện nay Trung Quốc đã không còn nhu cầu nhập khẩu động cơ D-30KP-2 dành cho máy bay ném bom H-6K do nước này đã tự sao chép được động cơ WS-18. WS-18 có trọng lượng nhẹ hơn D-30KP-2 với chỉ 2.000kg, lực đẩy tăng lên đạt 13.2 tấn, nhiên liệu tiêu hao giảm đáng kể.
Ngày 6/12/2014, Trung Quốc đã cho bay thử nghiệm tính năng của động cơ WS-18 lắp đặt trên máy bay vận tải IL-76 để thay thế động cơ D-30KP nhằm đánh giá. Người ta cũng tin rằng động cơ nội địa Trung Quốc này sẽ được lắp đặt trên Y-20 trong tương lai vài năm tới.
Ngày 6/12/2014, Trung Quốc đã cho bay thử nghiệm tính năng của động cơ WS-18 lắp đặt trên máy bay vận tải IL-76 để thay thế động cơ D-30KP nhằm đánh giá. Người ta cũng tin rằng động cơ nội địa Trung Quốc này sẽ được lắp đặt trên Y-20 trong tương lai vài năm tới.
Trung Quốc cũng đang phát triển loại động cơ phản lực WS-20 có năng lực vượt trội động cơ D-30KP-2 của Nga và có lực đẩy gần tương đương với động cơ của máy bay vận tải C-17 do Mỹ chế tạo.  Ảnh: Máy bay vận tải C-17 (trái) của Không quân UAE và Y-20 (phải) của Không quân Trung Quốc đậu cạnh nhau.
Trung Quốc cũng đang phát triển loại động cơ phản lực WS-20 có năng lực vượt trội động cơ D-30KP-2 của Nga và có lực đẩy gần tương đương với động cơ của máy bay vận tải C-17 do Mỹ chế tạo.
Ảnh: Máy bay vận tải C-17 (trái) của Không quân UAE và Y-20 (phải) của Không quân Trung Quốc đậu cạnh nhau.
Đến lúc đó, khi được trang bị các động cơ WS-20 mới, những chiếc Y-20 của Trung Quốc sẽ có đầy đủ tầm bay và tải trọng gần như là tương đương C-17 Mỹ. Ảnh: Y-20 trong một chuyến vận tải binh sĩ.
Đến lúc đó, khi được trang bị các động cơ WS-20 mới, những chiếc Y-20 của Trung Quốc sẽ có đầy đủ tầm bay và tải trọng gần như là tương đương C-17 Mỹ.
Ảnh: Y-20 trong một chuyến vận tải binh sĩ.
Vận tải cơ Y-20 sẽ chính là xương sống chủ lực trong cầu vận tải hàng không hiện tại và tương lai của Không quân Trung Quốc với tải trọng lớn, sức bay xa và sẽ thay thế những chiếc IL-76 nhập khẩu từ Nga trong thời gian gần. Ảnh: Y-20 của Không quân Trung Quốc.
Vận tải cơ Y-20 sẽ chính là xương sống chủ lực trong cầu vận tải hàng không hiện tại và tương lai của Không quân Trung Quốc với tải trọng lớn, sức bay xa và sẽ thay thế những chiếc IL-76 nhập khẩu từ Nga trong thời gian gần. Ảnh: Y-20 của Không quân Trung Quốc.
Dẫu vậy, với việc có kích thước khung thân lớn hơn khá nhiều so với IL-76 trong khi Y-20 lại đang sử dụng 4 động cơ D-30KP-2 tương đương thì chắc chắn Y-20 có khả năng tải và bay xa không thể nào ngang bằng với IL-76 của Nga. Do đó, cho đến khi được trang bị động cơ mới, Y-20 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Nguồn ảnh: Sina.
Dẫu vậy, với việc có kích thước khung thân lớn hơn khá nhiều so với IL-76 trong khi Y-20 lại đang sử dụng 4 động cơ D-30KP-2 tương đương thì chắc chắn Y-20 có khả năng tải và bay xa không thể nào ngang bằng với IL-76 của Nga. Do đó, cho đến khi được trang bị động cơ mới, Y-20 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh sức mạnh máy bay vận tải Y-20 lớn nhất của Trung Quốc hiện tại.

GALLERY MỚI NHẤT