Góp ý kiến về chủ trương, chính sách đất đai trong nông nghiệp

Hội thảo của VUSTA đã nêu rõ những vấn đề trọng tâm về chủ trương, chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp.

Ngày 3/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo “Chủ trương, chính sách đất đai trong nông nghiệp”. Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương) và ông Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký VUSTA chủ trì Hội thảo.
Gop y kien ve chu truong, chinh sach dat dai trong nong nghiep
 Hội thảo “Chủ trương, chính sách đất đai trong nông nghiệp” do VUSTA tổ chức.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký VUSTA cho biết, Luật Đất đai đã ra đời hơn 30 năm với 5 lần sửa đổi, bổ sung và gần nhất là vào năm 2013. Nhiều ý kiến cho rằng, Luật Đất đai 2013 đã lộ rõ nhiều bất cập, hạn chế, chồng chéo dẫn đến việc khó xác định trách nhiệm quản lý, khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện. Hệ quả là quá trình chuyển dịch đất đai để đầu tư phát triển trở nên phức tạp, gây phiền hà cho doanh nghiệp, cản bước phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Quan trọng hơn, những kẽ hở đang tổn tại trong bộ luật này nguy co xảy ra tham những, tiêu cực.
Gop y kien ve chu truong, chinh sach dat dai trong nong nghiep-Hinh-2
  Ông Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký VUSTA phát biểu khai mạc Hội thảo. 
“Hội thảo sẽ tập trung phân tích và đưa ra các khuyến nghị đối với một số vấn đề sau: Đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đất đai trong nông nghiệp, trọng tâm là những chủ trương, chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua”, Phó Tổng Thư ký VUSTA nói và đề nghị các đại biểu đánh giá bảo đảm tính khoa học, khách quan và đề xuất các giải pháp phù hợp với khả thi; bổ sung, phát triển các quan điểm của Đảng, Pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước về tích tụ, tập trung đất đai phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp giai đoan 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Sau khi nghe báo cáo về đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, bền vững trong bối cảnh mới của đại diện Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương), các nhà khoa học, chuyên gia đã có những tham luận giàu tính xây dựng về vấn đề trên.
Gop y kien ve chu truong, chinh sach dat dai trong nong nghiep-Hinh-3
 Các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp ý kiến về đất nông nghiệp.
TS Phan Văn Ngọc, Nhóm đầu tư nông nghiệp có trách nhiệm (RAI); PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Trường Đại học Luật Hà Nội; TS Nguyễn Đình Bồng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Đất Việt Nam... đã lần lượt trình bày các bài tham luận về kinh nghiệm tích tụ, tập trung đất nông nghiệp để đáp ứng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; Chính sách, pháp luật về đất nông nghiệp nhìn từ khía cạnh tích tụ, tập trung ruộng đất và đưa ra những giải pháp...
Được biết, những ý kiến từ Hội thảo sẽ góp phần đề xuất các khuyến nghị nhằm phục vụ báo cáo nghiên cứu “Giải pháp đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030” góp phần bổ sung cơ sở cho tổng kết và đề xuất các giải pháp triển khai chủ trương mới của Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đất đai cho giai đoạn đến 2030, định hướng đến năm 2045 và cung cấp tư liệu cho việc sửa đổi Luật Đất đai, nhất là đất nông nghiệp.

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của Đảng”

“Đảng đã khẳng định VUSTA là “tổ chức chính trị - xã hội” của Đảng. Đó là niềm tự hào lớn lao của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam. Chúng tôi mong muốn sự tôn vinh này ngày càng được sâu sắc hơn” - Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng bày tỏ.

Ngày 16/8, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tổ chức “Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.
Hội nghị có sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và đông đảo đại biểu là Ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu Bí thư Trung ương Đảng; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo MTTQ Việt Nam… cùng toàn thể các đại biểu ở các điểm cầu tỉnh, thành trên cả nước.

Hành trình phá án: Bé trai 6 tuổi bị bắt cóc tống tiền gần tỷ đồng

Cháu bé 6 tuổi bị bắt cóc, đòi 730 triệu đồng tiền chuộc, nếu không sẽ đánh đập và bán sang Malaysia. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Be trai 6 tuoi bi bat coc tong tien gan ty dong
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 11h ngày 10/10/2020, vợ chồng anh Lừu Xuân Về (trú tại bản Mế, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai) không thấy con trai là cháu Lừu Đại Dương (6 tuổi) nên tổ chức đi tìm nhiều nơi nhưng không thấy. Đến tối cùng ngày, họ nhận được điện thoại của một đối tượng thông báo là đã bắt cóc và giữ con trai của họ là cháu Lừu Đại Dương.
Hanh trinh pha an: Be trai 6 tuoi bi bat coc tong tien gan ty dong-Hinh-2
Qua điện thoại, đối tượng yêu cầu anh Về trong thời hạn 3 ngày phải giao nộp 730 triệu đồng mới trả con. Nếu không sẽ đánh đập và bán con của anh sang Malaysia... Vì nhiều lý do, ngày 11/10/2020, gia đình nạn nhân mới làm đơn trình báo sự cơ quan Công an.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.