Góp công lớn, vợ nhà bác học Einstein vẫn bị chồng ghẻ lạnh

Được đánh giá là có công lớn trong những thành tựu của chồng, nhưng Mileva Einstein lại nhận về sự ghẻ lạnh của ông trong những năm cuối cùng của cuộc hôn nhân.

Góp công lớn, vợ nhà bác học Einstein vẫn bị chồng ghẻ lạnh
Hàng trăm bức thư giữa nhà bác học Albert Einstein với người vợ đầu đã tiết lộ nhiều bí mật trong cuộc sống gia đình cũng như tính cách của ông, đặc biệt là những năm cuối trong cuộc hôn nhân của 2 người.
Mileva Maric sinh ra ở Serbia vào năm 1875. Bố mẹ bà là những người giàu có và có địa vị trong xã hội, vì thế bà được học hành đầy đủ.
Năm 1892, nhờ mối quan hệ của cha bà với Bộ trưởng Giáo dục, bà được phép tham dự các lớp học Vật lý vốn được dành riêng cho con trai.
Bà hoàn thành bậc phổ thông ở Zurich, Thụy Sĩ vào năm 1894. Bạn học nhận xét bà là một cô gái thông minh nhưng không nói nhiều. Bà cũng là người thích đi đến tận cùng của mọi thứ, kiên trì với mục tiêu của mình.
Gop cong lon, vo nha bac hoc Einstein van bi chong ghe lanh
Albert Einstein và vợ đã có nhiều năm chung sống và làm việc hòa hợp.
Trong khi đó, Albert Einstein sinh ra ở Ulm, Đức vào năm 1879 – ít hơn bà 4 tuổi. Cha ông làm trong ngành công nghiệp, mẹ ông xuất thân từ một gia đình giàu có.
Albert là một chàng trai tò mò, phóng túng và nổi loạn. Không thích kỷ luật, ông ghét sự khiêm khắc của các trường học ở Đức nên ông cũng đến Thụy Sĩ học trung học.
Albert và Mileva đều được nhận vào khoa Toán – Vật lý ở Viện Bách khoa Zurich vào năm 1896. Ngay lập tức, họ trở nên gắn bó, dành rất nhiều thời gian bên nhau cùng học tập.
Albert chỉ lên lớp ở một số môn học, còn lại ông dành thời gian học ở nhà nhiều hơn. Ngược lại, Mileva là người rất có tổ chức và học hành nghiêm túc.
Những bức thư Albert gửi cho Mileva hé lộ rằng bà chính là người giúp ông trong việc học tập rất nhiều.
Cuối khóa học, 2 người nhận điểm tương đương nhau – Albert được 4,7 điểm, Mileva đạt 4,6 điểm. Chỉ riêng môn Vật lý ứng dụng, bà đạt điểm tuyệt đối là 5, trong khi Albert chỉ được 1 điểm.
Gop cong lon, vo nha bac hoc Einstein van bi chong ghe lanh-Hinh-2
Einstein ngoại tình với cô em họ Elsa, sau đó cưới cô này làm vợ.
Mileva xuất sắc trong môn thí nghiệm, còn Albert thì không. Nhưng trong kỳ thi vấn đáp, giáo sư đã cho Albert 11/12 điểm, trong khi Mileva chỉ được 5 điểm. Và chỉ có Albert nhận được bằng tốt nghiệp.
Trước mối quan hệ tình cảm của 2 người, gia đình Albert kịch liệt phản đối. ‘Khi con 30 tuổi thì cô ấy đã già’ - Albert kể cho Mileva trong bức thư đề ngày 27/7/1900. ‘Cô ấy không thể làm dâu ở gia đình danh giá này’ - một lời phản đối khác từ phía gia đình ông. Lý do một phần là vì Albert kém Mileva 4 tuổi. Cộng thêm việc bà không phải là người Do Thái hay người Đức. Bà lại có một khuyết tật nhỏ là đôi chân khập khiễng và học quá cao so với quan điểm của mẹ Albert. Hơn nữa, cha ông khăng khăng yêu cầu con trai phải tìm được việc làm trước khi kết hôn.
Nhiều bằng chứng cho thấy cả hai đã cùng nhau làm việc và được đăng tải bài báo đầu tiên nhưng công trình chỉ đứng tên một mình Albert. Cựu giáo sư sử học ở City College (New York) - người viết tiểu sử đầy đủ nhất về Mileva vào năm 2015 - cho rằng lý do có thể vì Mileva muốn tạo dựng tên tuổi cho người yêu để ông có thể tìm được một công việc và cưới bà. Ngoài ra, một công trình khoa học mang tên một người phụ nữ vào thời điểm đó sẽ ít được đánh giá cao.
Một thời gian sau bà mang bầu. Albert lúc này vẫn thất nghiệp và chưa cưới bà. Nhìn thấy một tương lai bấp bênh, Mileva đăng ký thi lại môn vấn đáp nhưng vẫn trượt.
Cuối năm 1901, nhờ mối quan hệ từ bạn cũ, Albert nhận được một vị trí ở Văn phòng Bằng sáng chế ở Bern. Ông bắt đầu làm việc ở đây từ tháng 6/1902. Tháng 10 năm đó, trước khi qua đời, bố ông đã cho phép ông cưới Meliva.
Đám cưới diễn ra vào ngày 6/1/1903.
Trong khi Albert làm việc 8 giờ/ngày ở Văn phòng Sáng chế, Mileva chỉ ở nhà nội trợ. Họ cùng nhau làm việc vào các buổi tối, đôi khi là tới đêm muộn. Tháng 5/1904, bà sinh đứa thứ 2.
Trong thời gian này, mối quan hệ của họ tràn ngập sự hòa hợp và tôn trọng. Có nhiều bằng chứng cho thấy họ đã làm việc cùng nhau để cho ra đời Thuyết tương đối. Năm 1905, trong một chuyến thăm gia đình, Mileva từng chia sẻ rằng: ‘Trước chuyến đi này, chúng tôi đã hoàn thành một công trình khoa học quan trọng sẽ khiến cho cả thế giới biết đến tên tuổi chồng tôi’.
Năm 1910, Mileva sinh đứa con thứ 3. Một năm sau, ông vẫn gửi những tấm bưu thiếp đầy yêu thương cho bà. Nhưng đến năm 1912, ông bắt đầu ngoại tình với cô em họ Elsa Lowenthal. Họ thư từ bí mật cho nhau trong suốt 2 năm. Trong thời gian này, ông nhận các vị trí giảng viên ở Prague, Zurich và Berlin để được gần gũi người tình.
Tháng 7/1914, Albert Einstein đã đưa ra một loạt những yêu cầu buộc người vợ đầu là Mileva phải tuân theo nếu muốn tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân. Các quy định mà ông đặt ra cho vợ cũng lạnh lùng và chính xác như những phương trình toán học của ông.
‘A. Em phải: 1. Gấp quần áo của tôi theo đúng thứ tự, 2. Phục vụ 3 bữa ăn mỗi ngày trong phòng của tôi. B. Em phải từ bỏ mọi sự tương tác cá nhân với tôi, ngoại trừ khi phải xuất hiện trước công chúng’.
‘Em không được trông đợi bất cứ sự đáp lại tình cảm nào từ tôi… Em phải rời khỏi phòng ngủ và chỗ làm việc của tôi ngay lập tức khi tôi yêu cầu mà không được phản đối’.
Sau này, bức thư này và hơn 400 bức thư khác - hầu hết trong số đó chưa từng được biết đến - đã được bán đấu giá ở nhà đấu giá Christie’s ở New York (Mỹ) cùng với một bản thảo khoa học hiếm có.
Vụ ngoại tình khiến hôn nhân của họ tan vỡ. Năm 1918, Albert đề nghị bà ly hôn với lời hứa hẹn: ‘Nếu tôi đạt giải Nobel, tôi sẽ chuyển cho cô số tiền thưởng’. Năm 1919, bà đồng ý ly hôn.
Khi đó, bà đã dùng số tiền để mua 2 căn chung cư nhỏ và sống cuộc đời nghèo khó.
Cậu con trai Eduard thường xuyên phải vào bệnh viện vì bệnh tâm thần phân liệt. Cũng vì thế mà bà phải bán 2 căn hộ để chi trả tiền thuốc men. Từ đó, bà sống nhờ tiền thù lao từ những buổi chia sẻ về bài học cuộc sống rút ra từ cuộc đời bà, cộng với số tiền chu cấp ít ỏi mà Albert không gửi thường xuyên.
Năm 1925, khi cả hai vẫn còn đang tranh chấp về số tiền thưởng từ giải Nobel, Albert đã viết trong di chúc rằng số tiền này là tài sản thừa kế ông để lại cho con trai. Tuy nhiên, Mileva đã phản đối mạnh mẽ và cho rằng số tiền là thù lao cho những đóng góp của bà trong công trình khoa học của ông.
Albert đã hồi đáp lại trong một bức thư bằng lời lẽ cay nghiệt: ‘Cô làm tôi cảm thấy buồn cười khi đe dọa tôi bằng những hồi ức ấy. Cô đã từng bỏ ra một giây nghĩ rằng, sẽ chẳng có ai chú ý tới những gì cô nói nếu như người đàn ông mà cô nói đến không làm được một điều gì đó quan trọng?’.
Về phần Albert, ngay sau khi ly hôn vợ, ông cưới ngay Elsa. Tuy nhiên, sau này, ông đã ngoại tình với nhiều phụ nữ trẻ khác.

Nhà vật lý Albert Einstein: “Tôi không phải thiên tài đặc biệt“

(Kiến Thức) - Nhà vật lý Albert Einstein khiến nhiều người bất ngờ khi tự nhận bản thân không phải thiên tài đặc biệt.

Nhà vật lý Albert Einstein: “Tôi không phải thiên tài đặc biệt“
Là một trong những nhân vật nổi tiếng lịch sử, nhà vật lý Albert Einstein gây chú ý với nhiều thành tựu trong đó nổi bật là việc phát triển thuyết tương đối tổng quát. Thiên tài vật lý này đã có những chia sẻ thú vị về cách sống đáng suy ngẫm.

Albert Einstein tiên tri bất ngờ về Chiến tranh thế giới 4

(Kiến Thức) - Thiên tài Albert Einstein không chỉ được biết đến là nhà vật lý lý thuyết tài năng mà còn ghi dấu ấn với những tiên đoán về tương lai đầy bất ngờ.

Albert Einstein tiên tri bất ngờ về Chiến tranh thế giới 4
Được trao giải Nobel Vật lý cho những cống hiến với vật lý lý thuyết và sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện, thiên tài Albert Einstein được đánh giá là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới.
Tiên đoán về Chiến tranh thế giới thứ 4

Những chi tiết thú vị về cuộc đời nhà vật lý Einstein

(Kiến Thức) - Nhà vật lý Albert Einstein là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại, say mê toán học, khoa học và âm nhạc từ lúc nhỏ.

Những chi tiết thú vị về cuộc đời nhà vật lý Einstein
Nhung chi tiet thu vi ve cuoc doi nha vat ly Einstein
 Mặc dù được ca ngợi là một thiên tài nhưng không phải ai cũng biết nhà vật lý Albert Einstein bị chậm nói. Phải đến năm 4 tuổi, nhà vật lý thiên tài này mới bắt đầu biết nói. Tuy nhiên, ngay từ khi còn nhỏ, Einstein đã say mê toán học, khoa học và âm nhạc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới