8 món ăn siêu bẩn người bán không dám thử nhưng lại hút khách
Thực trạng thực phẩm bẩn bao giờ cũng là đề tài nóng hổi, gây nhiều tranh luận. Có những thức ăn, đồ uống được bày bán ngoài thị trường vô cùng mất vệ sinh nhưng lại là "mồi nhử" với khách hàng.
Trà sữa trân châu
Đây là thức uống không bao giờ hết "hot", tạo nên cơn sốt với giới trẻ từ những ngày mới xuất hiện. Theo thời gian, trà sữa được biến tấu mang theo nhiều hương vị đa dạng, phong phú cùng vô vàn các topping hấp dẫn.
Loạt cửa hàng nổi tiếng bị khách tố bán thực phẩm bẩn, có giòi
Thời gian gần đây, người tiêu dùng không khỏi lo lắng trước thông tin nhiều cửa hàng bị tố thực phẩm bẩn, có gián, có giòi...
Thực phẩm bẩn, đồ ăn vặt không nguồn gốc bủa vây cổng trường
Thời gian qua, có không ít vụ học sinh bị ngộ độc bởi thực phẩm bẩn trôi nổi, không nguồn gốc, quy trình chế biến, công đoạn thực hành hoàn toàn bằng tay trần… Dễ nhận thấy nhiều quán ăn mọc lên quanh khu vực cổng các trường học.
Bên ngoài cổng các trường học, hàng quán bán phần lớn các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bao bì, nhãn mác... Thậm chí những đồ ăn vặt được chế biến, bày bán ven đường, nằm kề miệng cống, sát đường đi xe cộ qua lại, không che đậy, bụi bặm...
Ngay khi tiếng trống ra chơi và tan trường vang lên, các cửa hàng này đều hoạt động hết công suất với đủ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc thậm chí có những loại đã từng được cảnh báo mất vệ sinh an toàn thực phẩm.... vẫn được bày bán tại các cổng trường học.
Khảo sát một vòng quanh các trường học trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi có quá nhiều hàng quán quanh khu vực cổng trường. Bên cạnh các cửa hàng bày bán các mặt hàng đồ chơi, đồ ăn vặt phục vụ học sinh còn có các loại xe đẩy, hàng rong...
Các món ăn khoái khẩu, đa dạng hấp dẫn lứa tuổi học trò hiện nay như: xúc xích rán, nem chua rán, thịt bò khô, bánh chuối rán, bim bim, kem… Các loại nước uống đóng túi với đầy đủ màu sắc, hương vị. Giá các món ăn vặt dao động từ 5.000 đến 10.000 đồng. Những loại thực phẩm này được các em học sinh rất yêu thích.
Nguyên liệu để chế biến nem chua rán, thịt bò khô, tương ớt, mỡ, dầu rán,… đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém, thời hạn sử dụng chỉ có người bán mới biết.
Dầu, mỡ dùng để chiên rán, dùng đi dùng lại nhiều lần, đã chuyển từ màu trắng - vàng - trong, sang sẫm màu. Dầu, mỡ đã biến chất còn sinh ra một số chất độc hại cho cơ thể
Không ít các bậc phụ huynh lại tỏ ra khá dễ dãi trong việc chiều theo sở thích, nhu cầu của con. Nhiều người có thói quen hàng ngày đưa cho con một ít tiền lẻ để mua đồ ăn khi tan học, trong lúc chờ đợi bố mẹ tới đón hoặc thời gian nghỉ giữa các tiết học, để ăn tạm đỡ đói.Điều này đã tạo cho học sinh hình thành thói quen ăn quà vặt, làm mất an toàn vệ sinh trước cổng trường và sẽ đối mặt với những tiềm ẩn nguy cơ đến sức khỏe.
Trên thực tế việc xử lý các cơ sở kinh doanh thực phẩm trước cổng trường là rất khó bởi các cơ sở này hoạt động mùa vụ, không cố định, theo quy định không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh. Do đó, khi kiểm tra, lực lượng chức năng chỉ có thể tuyên truyền, nhắc nhở và tịch thu, tiêu hủy những mặt hàng vi phạm chứ không thể xử phạt.
Với mùi vị hấp dẫn, mẫu mã đa dạng, giá thành rẻ, những đồ ăn cổng trường được bày bán tràn lan không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của thế hệ măng non mà còn là mối nguy hiểm về lâu dài trong hệ thống thực phẩm.
Hàng hóa bày bán ở cổng trường từ bánh, kẹo, bim bim, bánh mì, xúc xích đến các loại đồ uống như trà sữa, nước đóng chai… Trong đó, nhiều loại sản phẩm không có tem mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ… Một số loại thực phẩm như: xúc xích, chả tôm, bánh mì… được nướng, rán, bày bán ngay lề đường trong điều kiện trời mưa, nắng, bụi bặm...
Nhận biết được nguy cơ mất ATVSTP, một số cha mẹ học sinh kiên quyết không cho con mua đồ ăn trước cổng trường. Tuy nhiên cũng còn đa số phụ huynh không nhắc nhở và quản lý triệt để nên việc sử dụng thực phẩm trước cổng trường vẫn còn diễn ra.
Thức ăn đường phố hiện đang là một vấn nạn chưa được giải quyết dứt điểm. Rất nhiều cảnh báo đã được đưa ra, nhưng hầu như không mấy hiệu quả, và thực trạng đáng lo ngại này vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày.