Những món chay cúng rằm tháng giêng đơn giản
1. Nem chay
Nguyên liệu:
– 1 củ cà rốt nhỏ, 1 củ hành tây nhỏ, giá đỗ
– Nấm rơm, mộc nhĩ(ngâm nở, rửa sạch)
– Miến, bánh đa nem
– Hành hoa, rau mùi
– Gia vị: muối, mắm, đường, mì chính, hạt tiêu
Cách làm
– Nguyên liệu rửa sạch, hành tây, cà rốt, mộc nhĩ, nấm hương, hành, mùi thái nhỏ sợi chỉ. Miến ngâm nước cho nở rồi cắt khúc ngắn
– Cho toàn bộ nguyên liệu vào bát to và cho thêm một ít muối, mì chính, hạt tiêu vừa đủ rồi trộn thật đều lên
– Cho nhân vào bánh đa nem và cuộn tròn.
– Bật bếp đun chảo cho tới khi sôi dầu thì thả nem vào rán vàng 2 mặt là xong.
– Nước chấm nem pha theo công thức: 4 mắm, 4 đường, 1 mì chính, 3 dấm, 1 tiêu.
2. Nộm chay thập cẩm
Nguyên liệu:
– Hoa chuối, cà rốt, dưa chuột, giá đỗ mỗi thứ 1 ít
– Đậu phụ 1 – 2 bìa thái chỉ
– Giò chay thái lắt
– Chanh, rau thơm các loại
– Gia vị: muối, đường
Cách làm:
– Các nguyên liệu rửa sạch, cà rốt cắt sợi, dưa chuột cắt miếng nhỏ dài vừa ăn.
– Rau sống ngâm với muối loãng 15 phút rồi cắt nhỏ
– Cho tất cả nguyên liệu vào bát lớn, vắt nước chanh bỏ hạt rồi thêm đường, muối vừa đủ, sau đó trộn đều lên là xong.
Lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng rằm tháng giêng để bề trên ung lòng
Mâm cỗ cúng Phật rằm tháng Giêng
Ảnh minh họa. |
Nhiều gia đình vẫn quan niệm rằm tháng Giêng là ngày tránh sát sinh, nên ăn chay để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm. Lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu. Ngày nay, nhiều người dân cúng rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng Giêng
Với những gia đình không theo đạo Phật, mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn, khá giống mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa.
Với nhà khá giả có thể có nhiều hơn. 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.
Mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!