Gợi ý 6 món ăn ngon nên nấu bằng nồi cơm điện

Gợi ý 6 món ăn ngon nên nấu bằng nồi cơm điện

(Kiến Thức) - Để nấu được một món ngon đôi khi phải sử dụng rất nhiều vật dụng. Nhưng với 6 món sau, chỉ cần nồi cơm điện vẫn tạo ra hương vị ấn tượng bất ngờ. 

1. Xôi đậu xanh. Nguyên liệu: Gạo nếp, đậu xanh bỏ vỏ, muối, đường, mật ong, nước cốt dừa. Đổ gạo nếp và đỗ xanh ra ngâm khoảng 4 - 5 tiếng. Sau đó, vo nhẹ, xóc với muối và đường rồi đổ vào nồi cơm điện. Cho thêm chút nước cốt dừa. Ảnh: baocungcau.net.
1. Xôi đậu xanh. Nguyên liệu: Gạo nếp, đậu xanh bỏ vỏ, muối, đường, mật ong, nước cốt dừa. Đổ gạo nếp và đỗ xanh ra ngâm khoảng 4 - 5 tiếng. Sau đó, vo nhẹ, xóc với muối và đường rồi đổ vào nồi cơm điện. Cho thêm chút nước cốt dừa. Ảnh: baocungcau.net.
Cho nước sôi xâm xấp mặt gạo, đậy nắp lại rồi cắm điện nấu như bình thường. Đợi khoảng 5 phút cho gạo sôi thì lấy đũa đảo nhẹ cho gạo đỗ chín đều. Đậy nắp nồi lại rồi tiếp tục đun, đến khi nồi cơm điện tự nhảy nút warm thì sau khoảng 15 - 20 phút là được. Ảnh: Mẹ bé Tin.com.
Cho nước sôi xâm xấp mặt gạo, đậy nắp lại rồi cắm điện nấu như bình thường. Đợi khoảng 5 phút cho gạo sôi thì lấy đũa đảo nhẹ cho gạo đỗ chín đều. Đậy nắp nồi lại rồi tiếp tục đun, đến khi nồi cơm điện tự nhảy nút warm thì sau khoảng 15 - 20 phút là được. Ảnh: Mẹ bé Tin.com.
2. Làm bánh bông lan. Nguyên liệu: Bột mì, bột bắp, sữa tươi, trứng, dầu ăn, muối, đường, bơ lạt, vanilla. Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng gà. Bước 2: Dùng máy đánh trứng, cho thêm ít muối và ít đường vào đến khi lòng trắng nổi bông cứng là được. Ảnh: emdep.vn.
2. Làm bánh bông lan. Nguyên liệu: Bột mì, bột bắp, sữa tươi, trứng, dầu ăn, muối, đường, bơ lạt, vanilla. Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng gà. Bước 2: Dùng máy đánh trứng, cho thêm ít muối và ít đường vào đến khi lòng trắng nổi bông cứng là được. Ảnh: emdep.vn.
Thêm sữa tươi, vanilla và dầu ăn vào tô lòng đỏ trứng, dùng cây đánh trứng đều tay. Trộn đều bột bắp và bột mì vào tô thật mịn. Cho hai hỗn hợp trộn vào nhau, đánh đều. Lót 1 lớp giấy nướng dưới đáy nồi cơm điện. Đổ từ từ hỗn hợp bột vào nồi cơm điện, bật chế độ cook (nấu) đến khi nồi chuyển sang chế độ ấm (warm) thì để bánh trong nồi thêm khoảng 30 phút là được. Ảnh: Lambanh365.com.
Thêm sữa tươi, vanilla và dầu ăn vào tô lòng đỏ trứng, dùng cây đánh trứng đều tay. Trộn đều bột bắp và bột mì vào tô thật mịn. Cho hai hỗn hợp trộn vào nhau, đánh đều. Lót 1 lớp giấy nướng dưới đáy nồi cơm điện. Đổ từ từ hỗn hợp bột vào nồi cơm điện, bật chế độ cook (nấu) đến khi nồi chuyển sang chế độ ấm (warm) thì để bánh trong nồi thêm khoảng 30 phút là được. Ảnh: Lambanh365.com.
3. Nấu chè đỗ đen nước cốt dừa. Nguyên liệu: Đỗ đen, đường, nước cốt dừa, dừa nạo, muối tinh, bột năng. Rửa sạch đỗ đen, ngâm đỗ vào nước có cho chút muối khoảng 4-5 tiếng trước khi nấu. Vớt đỗ ra rổ, rửa sạch rồi cho vào nồi cơm điện. Đổ nước ngập hai đốt ngón tay, thêm một chút muối cho đỗ đằm vị hơn. Ảnh: Emdep.vn.
3. Nấu chè đỗ đen nước cốt dừa. Nguyên liệu: Đỗ đen, đường, nước cốt dừa, dừa nạo, muối tinh, bột năng. Rửa sạch đỗ đen, ngâm đỗ vào nước có cho chút muối khoảng 4-5 tiếng trước khi nấu. Vớt đỗ ra rổ, rửa sạch rồi cho vào nồi cơm điện. Đổ nước ngập hai đốt ngón tay, thêm một chút muối cho đỗ đằm vị hơn. Ảnh: Emdep.vn.
Ấn nút nồi cơm sang chế độ cook (nấu). Khi sang chế độ giữ ấm (warm) thì để tiếp 15 phút, sau đó lại bật 1 lần nữa. Đỗ mềm thì tắt bếp. Vớt đỗ ra, xào đỗ với đường cho đỗ ngọt hơn. Sau đó, đổ đỗ vào nồi cơm điện trở lại, bật chế độ nấu. Hòa nước với bột năng rồi đổ vào nồi, khuấy đều cho nước chè sánh lại. Múc chè ra bát, thêm nước cốt dừa. Ảnh: tinmoi.vn.
Ấn nút nồi cơm sang chế độ cook (nấu). Khi sang chế độ giữ ấm (warm) thì để tiếp 15 phút, sau đó lại bật 1 lần nữa. Đỗ mềm thì tắt bếp. Vớt đỗ ra, xào đỗ với đường cho đỗ ngọt hơn. Sau đó, đổ đỗ vào nồi cơm điện trở lại, bật chế độ nấu. Hòa nước với bột năng rồi đổ vào nồi, khuấy đều cho nước chè sánh lại. Múc chè ra bát, thêm nước cốt dừa. Ảnh: tinmoi.vn.
4. Nướng gà. Nguyên liệu: Đùi gà, củ gừng nhỏ, phần trắng của cọng hành hoa, mè rang, nước tương, nước mắm, mật ong. Cho nước nước mắm, tương, mật ong vào trong bát và khuấy đều. Rửa sạch đùi gà, để ráo nước, khía vài đường nhỏ trên da, sau đó ướp gà với bát nước tương vừa pha và để tủ lạnh khoảng 30 phút. Ảnh: dienmayxanh.com.
4. Nướng gà. Nguyên liệu: Đùi gà, củ gừng nhỏ, phần trắng của cọng hành hoa, mè rang, nước tương, nước mắm, mật ong. Cho nước nước mắm, tương, mật ong vào trong bát và khuấy đều. Rửa sạch đùi gà, để ráo nước, khía vài đường nhỏ trên da, sau đó ướp gà với bát nước tương vừa pha và để tủ lạnh khoảng 30 phút. Ảnh: dienmayxanh.com.
Thái gừng thành những lát mỏng, cắt hành lá thành khúc rồi lót chúng dưới đáy nồi. Tiếp theo cho gà và toàn bộ phần nước ướp vào nồi, bật nút sang chế độ cook (nấu). Chờ đến khi nồi chuyển sang chế độ warm (hâm nóng) thì mở nồi, dùng đũa lật ngược mặt gà lại. Cho thêm hành lá còn lại vào nồi cho gà thơm ngon hơn. Đợi 10 phút sau là gà chín. Ảnh: phunutoday.vn.
Thái gừng thành những lát mỏng, cắt hành lá thành khúc rồi lót chúng dưới đáy nồi. Tiếp theo cho gà và toàn bộ phần nước ướp vào nồi, bật nút sang chế độ cook (nấu). Chờ đến khi nồi chuyển sang chế độ warm (hâm nóng) thì mở nồi, dùng đũa lật ngược mặt gà lại. Cho thêm hành lá còn lại vào nồi cho gà thơm ngon hơn. Đợi 10 phút sau là gà chín. Ảnh: phunutoday.vn.
5. Nấu cháo thịt. Nguyên liệu: Thịt các loại, gạo ngon, nấm hương khô hoặc nấm tươi, hành lá, gia vị, dầu ăn. Vo sạch gạo thật sạch và ngâm trong nước khoảng 30 phút. Nấm đem ngâm nước cho nở, bỏ chân rồi cắt thành miếng mỏng, hành rửa sạch thái sợi, phần củ thì chẻ. Rửa sạch thịt rồi cắt hoặc băm nhỏ, ướp với muối. Ảnh: blogtamsu.vn.
5. Nấu cháo thịt. Nguyên liệu: Thịt các loại, gạo ngon, nấm hương khô hoặc nấm tươi, hành lá, gia vị, dầu ăn. Vo sạch gạo thật sạch và ngâm trong nước khoảng 30 phút. Nấm đem ngâm nước cho nở, bỏ chân rồi cắt thành miếng mỏng, hành rửa sạch thái sợi, phần củ thì chẻ. Rửa sạch thịt rồi cắt hoặc băm nhỏ, ướp với muối. Ảnh: blogtamsu.vn.
Đổ nước vào nồi cơm điện đun sôi, sau đó thêm gạo và một chút dầu ăn, đun đến khi cháo nhừ. Cho thịt đã ướp vào, khuấy nhanh nhưng nhẹ tay và đều. Sau đó bạn cho nấm vào, đun thêm 2 phút nữa rồi thêm hành lá vào, nêm nếm với ít muối và hạt nêm rồi rút điện. Ảnh: phunutoday.com.
Đổ nước vào nồi cơm điện đun sôi, sau đó thêm gạo và một chút dầu ăn, đun đến khi cháo nhừ. Cho thịt đã ướp vào, khuấy nhanh nhưng nhẹ tay và đều. Sau đó bạn cho nấm vào, đun thêm 2 phút nữa rồi thêm hành lá vào, nêm nếm với ít muối và hạt nêm rồi rút điện. Ảnh: phunutoday.com.
6. Súp rau củ. Nguyên liệu: Cà rốt, khoai tây, cần tây, đậu cô ve, cà chua. Gia vị muối, dầu ăn, đậu Hà Lan, nước dùng gà. Cắm điện, để chế độ Cook trong vài phút để cho nồi thật nóng. Cho dầu ăn vào nồi, khi dầu nóng cho khoai tây, cà rốt, cần tây thái hạt lựu vào đảo trong khoảng 3-4 phút. Ảnh: bepgiadinh.com.
6. Súp rau củ. Nguyên liệu: Cà rốt, khoai tây, cần tây, đậu cô ve, cà chua. Gia vị muối, dầu ăn, đậu Hà Lan, nước dùng gà. Cắm điện, để chế độ Cook trong vài phút để cho nồi thật nóng. Cho dầu ăn vào nồi, khi dầu nóng cho khoai tây, cà rốt, cần tây thái hạt lựu vào đảo trong khoảng 3-4 phút. Ảnh: bepgiadinh.com.
Thêm cà chua, nước dùng gà, nước, muối, khuấy đều, đậy nắp. Cứ nấu như thế trong 25-30 phút, nếu như trong khi nấu, nước sắp sôi thì chuyển sang chế độ WARM để giảm nhiệt độ, giống như bạn đang “đun nhỏ lửa” theo cách nấu truyền thống vậy. Mở nắp và thêm vào đậu cô-ve, nêm nếm gia vị và nấu thêm khoảng 5 phút nữa là xong. Ảnh: dienmayxanh.com.
Thêm cà chua, nước dùng gà, nước, muối, khuấy đều, đậy nắp.
Cứ nấu như thế trong 25-30 phút, nếu như trong khi nấu, nước sắp sôi thì chuyển sang chế độ WARM để giảm nhiệt độ, giống như bạn đang “đun nhỏ lửa” theo cách nấu truyền thống vậy. Mở nắp và thêm vào đậu cô-ve, nêm nếm gia vị và nấu thêm khoảng 5 phút nữa là xong. Ảnh: dienmayxanh.com.

GALLERY MỚI NHẤT