Giúp con tự tin bằng cách đăng ảnh lên Facebook

(Kiến Thức) - Một người cha đã giúp con lấy lại sự tự tin sau nhiều cuộc phẫu thuật với sẹo đầy ngực bằng cách đăng ảnh lên Facebook.

Giup con tu tin bang cach dang anh len Facebook
Bức ảnh ngực sẹo đã có 1,5 triệu lượt người likes (thích). Nguồn: dailymail.co.uk
Cậu bé Carter Gentle vừa tròn 7 tuổi. Carter đến từ Farmington (Mỹ), sinh ra với căn bệnh tim hiếm gặp và đang phải sống với một máy tạo nhịp tim. Ngay từ khi vừa sinh ra, Carter đã mắc căn bệnh tim hiếm gặp này và phải trải qua 12 cuộc phẫu thuật. Đặc biệt, cuộc phẫu thuật gần đây đã khiến cậu phải mổ phanh lồng ngực, để lại những vết sẹo dài trên ngực.
Mark Gentle, cha cậu bé kể lại: "Khi hồi phục, thằng bé òa khóc trong phòng tắm và cứ nhắc đi nhắc lại: Vết sẹo của con ghê quá! Trông con thật xấu xí!". Sự mất tự tin của con trai khiến trái tim Mark tan nát. Ông trăn trở và quyết tâm phải làm một điều gì đó cho con".
Ngay sau đó, Mark đã chụp ảnh con mình và đăng lên Facebook với lời chú thích: "Chúng tôi đã nói với nó rằng những vết sẹo thật đẹp và trông nó giống như một siêu nhân vậy. Hãy like bức ảnh này để nói rằng Carter thật dũng cảm!".
Điều bất ngờ đã xảy ra, chỉ trong một ngày, bức ảnh đã nhận được 200.000 lượt like.
Rất nhiều người đã gửi gắm những lời động viên cậu bé: "Đừng lo lắng, bạn thân, những vết sẹo trông thú vị đó chứ!"; "Bạn không hề xấu xí mà bạn là một cậu bé dễ thương và rất dũng cảm"; "Hãy tự hào vì những vết sẹo, chúng là minh chứng cho lòng dũng cảm của cháu!"... Một số người thậm chí còn chia sẻ hình ảnh về vết sẹo của họ sau chiến tranh. 
Sau hơn 1 tuần kể từ ngày chia sẻ, bức ảnh của cậu bé đã nhận được 1,5 triệu lượt likes và hơn 90.000 lượt chia sẻ. Cha của Carter nói: "Chúng tôi không ngờ điều đó lại xảy ra. Chúng tôi đã nghĩ chỉ có thể nhận được lời chia sẻ của gia đình, bạn bè mà thôi. Bây giờ, mỗi khi tôi nhận được thông báo có cập nhật mới qua điện thoại, Carter lại nhìn tôi và hỏi có phải dành cho con không ạ và rất vui".

Chùm ảnh: Trẻ khuyết tật học những môn thể thao cực khó

Ahmat Djouma đang học nổi (giữ thăng bằng trên nước) ở hồ bơi với tư vấn viên của anh tại Trại Khả năng ở Brockport, New York, ngày 26/6 vừa qua. Đây là một hoạt động phi lợi nhuận kéo dài 1 tuần, nhằm nâng cao sự độc lập và tự tin cho trẻ khiếm thị, khiếm thính thông qua các môn thể thao.
Ahmat Djouma đang học nổi (giữ thăng bằng trên nước) ở hồ bơi với tư vấn viên của anh tại Trại Khả năng ở Brockport, New York, ngày 26/6 vừa qua. Đây là một hoạt động phi lợi nhuận kéo dài 1 tuần, nhằm nâng cao sự độc lập và tự tin cho trẻ khiếm thị, khiếm thính thông qua các môn thể thao.

Thành viên của những khóa huấn luyện này là những em nhỏ khiếm thị, khiếm thính, từ nhẹ (có thị lực, thính lực rất kém) đến nặng, nhưng nhiệm vụ của các tư vấn viên là giúp các em nhận ra và làm chủ những khả năng vận động của cơ thể. Cô bé trong ảnh có tên là Makka Djouma, em bị khiếm thị.
Thành viên của những khóa huấn luyện này là những em nhỏ khiếm thị, khiếm thính, từ nhẹ (có thị lực, thính lực rất kém) đến nặng, nhưng nhiệm vụ của các tư vấn viên là giúp các em nhận ra và làm chủ những khả năng vận động của cơ thể. Cô bé trong ảnh có tên là Makka Djouma, em bị khiếm thị.

Tên của trại "Khả năng" (Abilities), cũng là cách để xóa nhòa mặc cảm cho những em nhỏ bị khuyết tật (Disabilities). Trong ảnh: bé gái tên Dah Ku tham gia môn nhảy xa tại Trại Khả năng ngày 25/6.
Tên của trại "Khả năng" (Abilities), cũng là cách để xóa nhòa mặc cảm cho những em nhỏ bị khuyết tật (Disabilities). Trong ảnh: bé gái tên Dah Ku tham gia môn nhảy xa tại Trại Khả năng ngày 25/6.

Tư vấn viên Stephanie Connolly (phải) khua một cây gậy trắng để gây tiếng động, giúp em Jordan Vieira (giữa) ném bóng vào trúng rổ, ảnh chụp ngày 26/6.
Tư vấn viên Stephanie Connolly (phải) khua một cây gậy trắng để gây tiếng động, giúp em Jordan Vieira (giữa) ném bóng vào trúng rổ, ảnh chụp ngày 26/6.

Em Nina Marranca đang "soi" điện thoại, ảnh chụp ngày 25/6.
Em Nina Marranca đang "soi" điện thoại, ảnh chụp ngày 25/6.

Ahmat Djouma, một thiếu niên khiếm thị, dò đường bằng cây gậy trắng dưới sự hướng dẫn của nhân viên tư vấn Adam Dwyer, ảnh chụp ngày 25/6.
Ahmat Djouma, một thiếu niên khiếm thị, dò đường bằng cây gậy trắng dưới sự hướng dẫn của nhân viên tư vấn Adam Dwyer, ảnh chụp ngày 25/6. 

Jordan Vieira vui vẻ đập tay với nhân viên tư vấn ở Trại Khả năng.
Jordan Vieira vui vẻ đập tay với nhân viên tư vấn ở Trại Khả năng. 

Meghan Fink (trái) và Wayne Eberson chơi đấu bóng ném ở Trại, ngày 25/6.
Meghan Fink (trái) và Wayne Eberson chơi đấu bóng ném ở Trại, ngày 25/6.


Học viên Wayne Eberson tham gia môn bơi.
Học viên Wayne Eberson tham gia môn bơi. 

Katelin Sweeney (giữa) học cách đi thăng bằng với sự hỗ trợ của hai nhân viên tư vấn.
Katelin Sweeney (giữa) học cách đi thăng bằng với sự hỗ trợ của hai nhân viên tư vấn.

Jordan Vieira (thứ hai từ trái sang) ngồi trò chuyện vui vẻ với tư vấn viên.
Jordan Vieira (thứ hai từ trái sang) ngồi trò chuyện vui vẻ với tư vấn viên.

Andrew đi xe đạp đôi với tư vấn viên của em.
Andrew đi xe đạp đôi với tư vấn viên của em.

Nicholas Walker học môn võ Judo với tư vấn viên ngày 25/6.
Nicholas Walker học môn võ Judo với tư vấn viên ngày 25/6.

Wayne Eberson tham gia chơi bóng rổ.
 Wayne Eberson tham gia chơi bóng rổ.

Một em nhỏ dùng máy chữ nổi Braille để gõ trên điện thoại iPhone của mình.
Một em nhỏ dùng máy chữ nổi Braille để gõ trên điện thoại iPhone của mình.

Bé Meghan Fink (phải) tập môn thể dục dụng cụ.
 Bé Meghan Fink (phải) tập môn thể dục dụng cụ.

Một em tham gia môn cưỡi ngựa.
 Một em tham gia môn cưỡi ngựa.

Những môn thể dục khác bao gồm: bóng rổ,...
 Những môn thể dục khác bao gồm: bóng rổ,...

... thể dục dụng cụ, bóng chày...
 ... thể dục dụng cụ, bóng chày...

Anastasia Gian đu đưa cây gậy khi cô bé chơi môn bóng chày "bíp".
Anastasia Gian đu đưa cây gậy khi cô bé chơi môn bóng chày "bíp".

Nicholas Walker thắt lại dây giày sau khi tập Judo.
Nicholas Walker thắt lại dây giày sau khi tập Judo.

Thư giãn bằng câu cá.
 Thư giãn bằng câu cá.

Em bé đầu to mỉm cười hạnh phúc sau phẫu thuật

(Kiến Thức) - Các nhân viên y tế đã rất vui khi thấy em bé đầu to không chỉ còn sống mà em còn bắt đầu giao tiếp, mỉm cười với bố mẹ.

Nụ cười hạnh phúc của bé Roona Begum cho thấy nghị lực sống phi thường mặc dù đã bị chẩn đoán là còn rất ít cơ hội sống sót.
 Nụ cười hạnh phúc của bé Roona Begum cho thấy nghị lực sống phi thường mặc dù đã bị chẩn đoán là còn rất ít cơ hội sống sót.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.