Giúp bạn tổ chức bữa ăn hợp lý cho trẻ

Mỗi độ tuổi sẽ có giờ giấc ăn uống nhất định. Tùy loại thức ăn mà khoảng cách giờ ăn cho trẻ cũng khác nhau.

Không ép ăn nhiều
Bữa ăn đầu tiên trong ngày của một trẻ đã lớn nên bắt đầu sau khi thức dậy khoảng 30 phút, có thể là một bữa ăn đặc (cơm, cháo, bún) hay ly sữa. Bữa kế tiếp sau đó khoảng 2-3 giờ và nên đổi món. Ví dụ, sáng cho trẻ ăn cháo thì ăn giữa giờ buổi sáng là sữa, rồi trưa ăn cơm, ngủ trưa dậy cho uống sữa, bữa tối ăn cơm và trước khi ngủ phải uống sữa trở lại.
Nếu trẻ ăn quá ít thì phải cho ăn thêm một thức ăn khác hoặc uống một ít sữa để no bụng. Ảnh: XUÂN THẢO
Nếu trẻ ăn quá ít thì phải cho ăn thêm một thức ăn khác hoặc uống một ít sữa để no bụng. Ảnh: XUÂN THẢO 
Thể tích dạ dày trẻ cũng nhỏ như số tuổi của trẻ. Vì thế, trẻ ăn ít hơn người lớn và phải chia nhỏ bữa ăn thành 6 đến 8 bữa mỗi ngày mới đạt đủ số lượng cần thiết. Nếu ép trẻ ăn quá nhiều so với bao tử của mình, trẻ sẽ tự động nôn ra. Do đó, cần cho trẻ ăn no để “nới bao tử” nhưng cũng phải chừng mực. Mặt khác, nếu trẻ ăn quá ít thì đôi khi phải cho ăn thêm ngay một loại thức ăn khác như bánh flan, sữa chua hoặc uống thêm một ít sữa để no bụng.
Hãy biết kiên nhẫn và dùng “chiến lược” chia bữa ăn thành nhiều lần khác nhau trong ngày sẽ giúp rút ngắn thời gian cho ăn mà trẻ cũng dễ tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn.
Cho ăn phù hợp độ tuổi
Quan niệm cho rằng nên kéo dài thời gian ăn bột, cháo xay nhuyễn hoặc cho ăn cơm sớm để cứng cáp... đều sai lầm vì không những khiến trẻ biếng ăn mà còn dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe sau này.
Trẻ ở độ tuổi nào thì chỉ và sẽ có khả năng tiêu hóa được thức ăn phù hợp với độ tuổi của mình. Phản xạ nhai hình thành từ khi trẻ 6-8 tháng tuổi nên không có lý do gì để dạ dày lại chỉ thích ứng với kiểu nuốt chửng đến tận khi 2 tuổi. Do đó, nếu dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn cháo kéo dài đến 2-3 tuổi vô tình đã làm mất phản xạ nhai ở trẻ, khiến việc tiêu hóa kém và gây chứng biếng ăn.
Hơn nữa sau này, do trẻ đã quen nuốt cháo xay, khi muốn tập cho ăn thức ăn lợn cợn hay ăn cơm thì sẽ gặp khó khăn. Lúc này, vừa khó cho trẻ ăn cơm mà trẻ cũng đã chán cháo, muốn quay lại với cháo thô ắt phải tái diễn cảnh ép ăn. Hơn nữa, cháo thì không thể nhiều năng lượng như cơm và có thể làm cho trẻ chậm tăng cân.
Tương tự, khi chưa đủ răng để nhai, trẻ không thể tiêu hóa thức ăn thô thì việc cho ăn cơm sớm cũng phí công vì chất dinh dưỡng không hấp thu vào trong cơ thể. Thức ăn không tiêu hóa, nằm trong ruột làm trẻ no, không uống đủ sữa, nôn ói, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn kéo dài... Vì thế, khi trẻ đã đủ răng nhai (khoảng 2 tuổi thì mọc đủ răng hàm với 20 răng sữa), cần tập cho ăn thức ăn lợn cợn để tập nhai dần. Khi nhai, nước bọt và dịch vị tiết ra, giúp trẻ thấy ngon miệng.
                                         Hạn chế cho trẻ ăn vặt
Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ có thể uống sữa. Từ 6-7 tháng, trẻ uống sữa là chủ yếu, nên tập cho ăn giặm ít bột rồi tăng dần. Từ 8-12 tháng, trẻ có thể ăn bột, cháo, trái cây tươi và uống sữa. Từ 12-24 tháng, trẻ tập ăn thêm bún, phở… Trên 24 tháng, trẻ cần được ăn cơm, nhất là khi đủ 20 răng sữa. Phụ huynh cần lưu ý không cho trẻ ăn vặt, đặc biệt là các loại thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước ngọt để “chừa bụng” đến bữa ăn trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn. Đồ ngọt sẽ làm trẻ “no ngang” và ăn không đủ trong bữa ăn chính gần kề.

Mẹ thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, con chậm lớn

(Kiến Thức) - Những hiểu biết mù mờ và thiếu chính xác của mẹ có thể khiến con bạn ăn hoài không lớn hay ăn ít mà vẫn thừa cân.

Chỉ uống sữa mà không ăn sáng. Sữa sẽ không được lưu lại lâu trong dạ dày dẫn tới việc hấp thu chất đạm trong sữa không được tốt, trí thông minh và trí nhớ của trẻ cũng bị suy giảm theo thói quen này. Buổi sáng, trước khi uống sữa, nên ăn 1 lượng tinh bột nhỏ như: 1 bát cháo nhỏ hoặc súp hoặc lát bánh mỳ hoặc các loại bánh quy là tốt nhất.
Chỉ uống sữa mà không ăn sáng. Sữa sẽ không được lưu lại lâu trong dạ dày dẫn tới việc hấp thu chất đạm trong sữa không được tốt, trí thông minh và trí nhớ của trẻ cũng bị suy giảm theo thói quen này. Buổi sáng, trước khi uống sữa, nên ăn 1 lượng tinh bột nhỏ như: 1 bát cháo nhỏ hoặc súp hoặc lát bánh mỳ hoặc các loại bánh quy là tốt nhất. 
Nhầm lẫn giữa các loại dầu. Không phải mẹ nào cũng phân biệt được mỡ động vật và mỡ thực vật. Nghe quảng cáo mỡ thực vật tốt và mẹ loại bỏ hẳn mỡ động vật ra khỏi danh sách dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong mỡ thực vật cũng chứa nhiều chất béo bão hòa, mẹ chỉ nên giảm bớt chứ không loại hẳn.
Nhầm lẫn giữa các loại dầu. Không phải mẹ nào cũng phân biệt được mỡ động vật và mỡ thực vật. Nghe quảng cáo mỡ thực vật tốt và mẹ loại bỏ hẳn mỡ động vật ra khỏi danh sách dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong mỡ thực vật cũng chứa nhiều chất béo bão hòa, mẹ chỉ nên giảm bớt chứ không loại hẳn.  

Giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho trẻ theo độ tuổi

(Kiến Thức) - 
Bất cứ những rối loạn nào xảy ra trong lứa tuổi các bé cũng có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ... 

Giai đoạn trẻ em là giai đoạn phát triển cả về mặt thể chất và trí tuệ. Bất cứ những rối loạn nào xảy ra trong lứa tuổi này cũng có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng nuôi dạy trẻ, tạo môi trường thuận lợi cho trẻ phát huy khả năng phát triển tốt và toàn diện nhất.
Giai đoạn trẻ em là giai đoạn phát triển cả về mặt thể chất và trí tuệ. Bất cứ những rối loạn nào xảy ra trong lứa tuổi này cũng có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng nuôi dạy trẻ, tạo môi trường thuận lợi cho trẻ phát huy khả năng phát triển tốt và toàn diện nhất.
Trẻ cần vitamin A để có thị lực phát triển tốt; nhóm vitamin D, Canxi, Magie giúp trẻ phát triển tốt xương, răng và quyết định chiều cao; nhóm Sắt, vitamin B1, B6, B12 đóng vai trò quan trọng quyết định chỉ số IQ và trí não; vitamin nhóm B1, B3, B6, B12 có tác dụng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng giúp trẻ năng động và tăng trưởng tốt .

Trẻ cần vitamin A để có thị lực phát triển tốt; nhóm vitamin D, Canxi, Magie giúp trẻ phát triển tốt xương, răng và quyết định chiều cao; nhóm Sắt, vitamin B1, B6, B12 đóng vai trò quan trọng quyết định chỉ số IQ và trí não; vitamin nhóm B1, B3, B6, B12 có tác dụng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng giúp trẻ năng động và tăng trưởng tốt .

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.