Giữa dịch COVID-19 “biển người” chen nhau đi lễ Phủ Tây Hồ đầu tháng cô hồn
Dù đang có khuyến cáo của Thành phố không ra ngoài khi không có việc thật cần thiết nhiều người dân vẫn chen nhau đổ về đi lễ Phủ Tây Hồ, dâng lễ cầu an trong tháng 7 âm lịch được xem là tháng "cô hồn".
Theo Nguyễn Trọng Tài/ Tiền phong
Quan niệm dân gian tháng 7 Âm lịch là tháng "cô hồn" hay còn được coi là tháng ma quỷ không đem lại may mắn, nên trong sáng và trưa nay (ngày 19/8, tức 1/7 Âm lịch), ngày đầu tiên của tháng "cô hồn”, hàng nghìn người đi lễ Phủ Tây Hồ để cầu mong bình an khiến nơi đây đông nghẹt người.
Lực lượng chức năng đã liên tục nhắc nhở người dân không tập trung đông người, ngắt quãng phân luồng 30 phút mới cho vào một lần để giảm tải bên trong nhưng lượng người càng về trưa đổ về Phủ Tây hồ càng đông.
Dù phải xếp hàng đợi gần tiếng đồng hồ ....
Nhưng người dân vẫn không chịu ra về dù đang có khuyến cáo không tập trung đông người, không ra khỏi nhà khi không có việc thật cần thiết.
Hàng nối hàng, người sát người không đảm bảo khoảng cách giãn cách cần thiết để phòng, chống dịch COVID-19.
Dù phải đợi rất lâu nhưng số đông người dân đi lễ trưa nay kiên quyết bám trụ chờ đợi đến cùng chứ không chịu ra về dù lực lượng chức năng liên tục phát loa thông báo, nhắc nhở.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại các cửa vào, ra đều trang bị dung dịch sát khuẩn nhưng hầu như mọi người vẫn còn thái độ chủ quan, không sử dụng. Các bàn ghi sớ bên ngoài cổng đều chật kín người.
Phía bên trong Phủ, lượng người đứng lễ vái vọng từ ngoài cũng rất đông, gần như không còn một khoảng trống.
Bên trong đền, phủ chật ních người.
Đông người đứng vái.
Các bàn đặt lễ đều quá tải, nhiều người phải đặt lễ chồng lên nhau.
Quá giờ trưa, lượng người vẫn tiếp tục ùn ùn đổ về xếp hàng vào lễ.
Xếp hàng để chờ vào lễ
Theo tín ngưỡng dân gian, tháng "cô hồn” là tháng khá quan trọng nên người dân thường đến chùa, đền, phủ để cầu mong bình an, xua đi những điều xui xẻo trong cuộc sống dù đang trong đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 của Thủ đô.
Sông Tô Lịch hiện ra sao sau chỉ đạo làm sạch của ông Nguyễn Đức Chung?
(Kiến Thức) - Sau hơn 1 năm thành phố Hà Nội khởi động "dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor" hiện giờ sông Tô Lịch giờ ra sao?
Theo quan sát của PV Kiến Thức vào sáng ngày 18/8/2020 tại khu vực đường Nguyễn Khang, nước sông Tô Lịch có có màu xanh lá cây nhưng nước đục không được trong, mùi hôi thối cũng không phát ra.
Tuy nhiên, hiện nay trên mặt sông luôn tồn đọng nhiều rác thải bám vào những vào các bè thủy trúc được thả tại sông Tô Lịch.
Trộm điện thoại rút tiền qua ví Momo vì áp lực bị đòi nợ qua App
(Kiến Thức) - Hiếu vay tiền qua dịch vụ App điện thoại gần 100 triệu đồng nên hàng ngày bị gọi điện dọa trả nên đã ăn cắp điện thoại, sau đó rút tiền qua ví Momo.
Sáng nay, 18/8, Công an TP Quy Nhơn (Bình Định) khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Dương Quang Hiếu (29 tuổi, trú tại TP Quy Nhơn) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Trước đó, Hiếu đã trộm điện thoại, rút tiền qua ví Momo của chủ sim.
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Dưa hấu Densuke chỉ trồng được ở phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) có màu đen bóng, có phần thịt quả giòn, độ ngọt cao hơn các giống dưa hấu khác và ít hạt hơn.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.