Giới chuyên gia nói gì về Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Việt Nam?

(Kiến Thức) - Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ diễn ra tại Hà Nội (Việt Nam) vào ngày 27-28/2 tới. Giới chuyên gia đã đưa ra những nhận định riêng xung quanh cuộc gặp lịch sử này.

Giới chuyên gia nói gì về Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Việt Nam?
Tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất ở Singapore hồi tháng 6/2018, Mỹ và Triều Tiên đã ký thoả thuận chung lịch sử, trong đó hai bên cam kết thiết lập mối quan hệ mới dựa trên mong muốn của người dân hai nước với mục tiêu hòa bình và phát triển; cùng nỗ lực xây dựng một thời đại hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng cho đến nay, việc đàm phán của hai bên vẫn chưa có tiến triển.
Và cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được kỳ vọng sẽ "phá vỡ" thế bế tắc này, hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên cũng như đưa thỏa thuận ngừng bắn thời Chiến tranh Triều Tiên trở thành Hiệp ước Hòa bình.
Giới chuyên gia đã đưa ra những nhận định riêng liên quan đến Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới cũng như việc Việt Nam được chọn làm nơi tổ chức cuộc gặp lịch sử này.
Gioi chuyen gia noi gi ve Thuong dinh My-Trieu tai Viet Nam
Tổng thống Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore tháng 6/2018. Ảnh: ABS-CBN News.
Vì sao Việt Nam được lựa chọn?
Theo tờ Japan Times của Nhật Bản, Việt Nam là một lựa chọn lý tưởng cho cuộc gặp lịch sử này, bởi Việt Nam có quan hệ ngoại giao tốt đẹp với cả Mỹ và Triều Tiên, có bộ máy an ninh hoạt động rất hiệu quả và luôn được các nhà lãnh đạo nước ngoài đánh giá cao.
Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, bình luận Việt Nam và Hà Nội sẽ trở thành trung tâm chú ý của cả thế giới cho đến khi cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Kim kết thúc. Trước đó, Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng tổ chức các sự kiện cấp cao với việc bảo đảm an ninh công cộng, cơ sở hạ tầng sang trọng đáp ứng được yêu cầu của các nguyên thủ. 
Ông Vũ Minh Khương, nhà phân tích chính sách của trường Chính sách công Lee Kuan Yew tại Singapore, nhận định việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh này có thể giúp "nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, giúp đất nước thu hút du lịch và đầu tư nước ngoài".
Dĩ nhiên, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai sẽ mang tới thêm nhiều cơ hội cho Việt Nam trong quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
Tuy nhiên, giới quan sát cũng không tỏ ra quá kỳ vọng vào kết quả cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
"Quá trình phi hạt nhân hóa vẫn còn nhiều bất ổn cho tới khi hai bên đạt được kết quả cụ thể", Giáo sư Nam sung-wook cho hay. Theo giáo sư Nam, hai bên có thể đạt được thỏa thuận về việc Bình Nhưỡng dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), đổi lại Mỹ cùng Triều Tiên sẽ tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên cũng như nới lỏng lệnh trừng phạt cho Bình Nhưỡng.

Mời độc giả xem thêm video về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 tại Singapore (Nguồn: CNN)

Còn Harry Kazianis đến từ Trung tâm Lợi ích quốc gia, Mỹ, cho rằng Mỹ và Triều Tiên giờ đây cần cho thấy một số kết quả cụ thể tại cuộc gặp thượng đỉnh này.
Chuyên gia tại Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Middlebury (Mỹ) Joshua Pollack nhắc lại việc hai nhà lãnh đạo Trump và Kim Jong-un không có nhiều chuẩn bị cho cuộc gặp lần thứ nhất tại Singapore và chỉ đưa ra tuyên bố chung đơn giản.
Một số chuyên gia khác đưa ra nhiều dự đoán về chương trình nghị sự cũng như kỳ vọng của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trước khi bước vào cuộc hội đàm lần 2.
Theo Michael O’Han, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm An ninh Tình báo Thế kỷ 21, trong cuộc gặp sắp tới, Tổng thống Donald Trump nên thực dụng hơn trong chính sách đối ngoại, cần đạt được một thỏa thuận nhằm buộc Triều Tiên phải giảm bớt khả năng sản xuất thêm bom cũng như các tên lửa tầm xa hơn để đổi lấy việc dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt.
"Ông Trump nên duy trì cách tiếp cận sao cho vừa để Triều Tiên có cơ hội cải thiện quan hệ với Mỹ trong khi vẫn duy trì sức ép về kinh tế và răn đe quân sự với Bình Nhưỡng", chuyên gia O’Han nói.
Nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á Jung H. Pak cho rằng, tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên sẽ là đề tài thu hút sự chú ý tại cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim vào ngày 27-28/2 tới, song nó có nguy cơ đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề gai góc khác như phi hạt nhân hóa.
Trong khi đó, Evans J.R. Revere, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu Chính sách Đông Á, cho rằng không nên đặt kỳ vọng quá cao vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này.
“Ông Kim Jong-un biết rằng tất cả các biện pháp giải trừ hạt nhân và tên lửa mà ông thực hiện hoặc đề xuất tại cuộc gặp thượng đỉnh với ông Trump đều có thể dễ dàng đảo ngược”, chuyên gia Revere nhận định.
Còn nhà phân tích Kim Dong-yub tại Viện nghiên cứu Viễn Đông ở Seoul (Hàn Quốc) dự đoán, các cuộc đàm phán để tiến tới một Hiệp ước Hoà bình có thể kéo dài hơn 3 năm. 

Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lịch sử tại Singapore

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã lên máy bay rời Singapore về nước sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều kết thúc tốt đẹp với thỏa thuận lịch sử được ký kết.

Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lịch sử tại Singapore
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cái bắt tay lịch sử đầu tiên kéo dài 12 giây khi gặp nhau tại khách sạn Capella (Singapore) vào khoảng 9h04 (giờ địa phương) sáng 12/6, trước khi bước vào hội đàm Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: Reuters.
 Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cái bắt tay lịch sử đầu tiên kéo dài 12 giây khi gặp nhau tại khách sạn Capella (Singapore) vào khoảng 9h04 (giờ địa phương) sáng 12/6, trước khi bước vào hội đàm Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: Reuters.
Sau màn chào hỏi, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều cùng phiên dịch viên bước vào phòng họp cho cuộc hội đàm riêng kéo dài 45 phút. Ảnh: AP.
 Sau màn chào hỏi, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều cùng phiên dịch viên bước vào phòng họp cho cuộc hội đàm riêng kéo dài 45 phút. Ảnh: AP.
Tổng thống Trump bắt tay ông Kim Jong-un tại cuộc hội đàm riêng ở khách sạn Capella. Ảnh: ST.
Tổng thống Trump bắt tay ông Kim Jong-un tại cuộc hội đàm riêng ở khách sạn Capella. Ảnh: ST. 
Vào lúc 10h04, sau cuộc thảo luận riêng của hai nhà lãnh đạo, phái đoàn Mỹ-Triều dẫn đầu bởi Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un có cuộc hội đàm song phương mở rộng để thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng. Ảnh: Reuters.
Vào lúc 10h04, sau cuộc thảo luận riêng của hai nhà lãnh đạo, phái đoàn Mỹ-Triều dẫn đầu bởi Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un có cuộc hội đàm song phương mở rộng để thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng. Ảnh: Reuters. 
Và sau khi kết thúc cuộc hội đàm song phương mở rộng, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự buổi tiệc trưa làm việc. Ảnh: ST.
Và sau khi kết thúc cuộc hội đàm song phương mở rộng, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự buổi tiệc trưa làm việc. Ảnh: ST. 
Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều cùng nhau tản bộ quanh Khách sạn Capella sau bữa trưa. Ảnh: ST.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều cùng nhau tản bộ quanh Khách sạn Capella sau bữa trưa. Ảnh: ST. 
Gần 14h chiều 12/6, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng nhau ký kết thỏa thuận chung lịch sử, trong đó Mỹ và Triều Tiên cam kết thiết lập mối quan hệ mới dựa trên mong muốn của người dân hai nước với mục tiêu hòa bình và phát triển; cùng nỗ lực xây dựng một thời đại hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: ST.
 Gần 14h chiều 12/6, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng nhau ký kết thỏa thuận chung lịch sử, trong đó Mỹ và Triều Tiên cam kết thiết lập mối quan hệ mới dựa trên mong muốn của người dân hai nước với mục tiêu hòa bình và phát triển; cùng nỗ lực xây dựng một thời đại hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: ST.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều bắt tay nhau sau khi ký kết thỏa thuận chung. Ảnh: ST.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều bắt tay nhau sau khi ký kết thỏa thuận chung. Ảnh: ST. 
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rời khỏi khách sạn Capella trên đảo Sentosa về khách sạn St Regis sau cuộc gặp thượng đỉnh với ông Trump. Ảnh: ST.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rời khỏi khách sạn Capella trên đảo Sentosa về khách sạn St Regis sau cuộc gặp thượng đỉnh với ông Trump. Ảnh: ST. 
Cuộc họp báo của Tổng thống Trump sau khi ký tuyên bố chung với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra vào lúc 16h chiều 12/6 (15h giờ Hà Nội) và kéo dài hơn 1 tiếng tại khách sạn Capella. Ảnh: Reuters.
 Cuộc họp báo của Tổng thống Trump sau khi ký tuyên bố chung với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra vào lúc 16h chiều 12/6 (15h giờ Hà Nội) và kéo dài hơn 1 tiếng tại khách sạn Capella. Ảnh: Reuters.
Tại cuộc họp báo, Tổng thống Trump đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên liên quan đến kết quả đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, đồng thời ca ngợi hội nghị này là “sự kiện trọng đại trong lịch sử thế giới”. Ảnh: AP.
Tại cuộc họp báo, Tổng thống Trump đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên liên quan đến kết quả đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, đồng thời ca ngợi hội nghị này là “sự kiện trọng đại trong lịch sử thế giới”. Ảnh: AP. 
Khoảng 18h ngày 12/6 (giờ địa phương), Tổng thống Trump đã lên chuyên cơ Không lực Một tại căn cứ quân sự Paya Lebar rời Singapore, sau cuộc thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào sáng cùng ngày. Ảnh: ST.
Khoảng 18h ngày 12/6 (giờ địa phương), Tổng thống Trump đã lên chuyên cơ Không lực Một tại căn cứ quân sự Paya Lebar rời Singapore, sau cuộc thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào sáng cùng ngày. Ảnh: ST. 
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan tiễn Tổng thống Trump tại căn cứ không quân Paya Lebar. Ảnh: ST.
 Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan tiễn Tổng thống Trump tại căn cứ không quân Paya Lebar. Ảnh: ST.
Vào khoảng 22h21 tối 12/6, đoàn xe chở lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rời khỏi Khách sạn St Regis tới sân bay Changi (Singapore). Ảnh: ST.
 Vào khoảng 22h21 tối 12/6, đoàn xe chở lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rời khỏi Khách sạn St Regis tới sân bay Changi (Singapore). Ảnh: ST.
Theo Straits Times lúc 23h33 tối 12/6, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã lên một chuyến bay của hãng hàng không Trung Quốc tại sân bay Changi để trở về nước, chính thức kết thúc chuyến thăm tới Singapore dự thượng đỉnh Mỹ-Triều lịch sử. Ảnh: ST.
Theo Straits Times lúc 23h33 tối 12/6, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã lên một chuyến bay của hãng hàng không Trung Quốc tại sân bay Changi để trở về nước, chính thức kết thúc chuyến thăm tới Singapore dự thượng đỉnh Mỹ-Triều lịch sử. Ảnh: ST. 

Tổng thống Putin sẽ bàn gì với ông Trump tại thượng đỉnh Mỹ-Nga?

Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 16/7 tại Helsinki (Phần Lan) với nội dung chính được cho sẽ xoay quanh 5 vấn đề.

Tổng thống Putin sẽ bàn gì với ông Trump tại thượng đỉnh Mỹ-Nga?
Trợ lý phụ trách chính sách đối ngoại của Điện Kremlin Yuri Ushakov cho biết hai bên đang nỗ lực để hội nghị ra một Tuyên bố chung nhấn mạnh việc cải thiện quan hệ và an ninh quốc tế. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cũng “không loại trừ khả năng lãnh đạo hai nước đạt được những thỏa thuận cụ thể”. Để viễn cảnh đó thành sự thật, giới chức ngoại giao Nga-Mỹ từ nay tới ngày diễn ra hội nghị cần phải đạt được sự đồng thuận về nhiều vấn đề.
Tổng thống Mỹ Trump (phải) và Tổng thống Nga Putin tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên. Ảnh: Global News
 Tổng thống Mỹ Trump (phải) và Tổng thống Nga Putin tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên. Ảnh: Global News
Ổn định hạt nhân chiến lược

Hội nghị thượng đỉnh NATO: Liên minh Mỹ - Đức rạn vỡ?

(Kiến Thức) - Hội nghị thượng đỉnh NATO lần thứ 26 đã chính thức khai mạc tại Brussels (Bỉ) ngày 11/7. Bất chấp những bất đồng còn tồn tại, các lãnh đạo NATO đã đưa ra tuyên bố chung, trong đó đồng thuận về nhiều vấn đề quan trọng. 

Hội nghị thượng đỉnh NATO: Liên minh Mỹ - Đức rạn vỡ?
Hội nghị thượng đỉnh NATO lần thứ 26 đã chính thức khai mạc tại thủ đô Brussels hôm 11/7 với sự tham gia của nguyên thủ 29 nước thành viên. (Nguồn ảnh: Reuters)
 Hội nghị thượng đỉnh NATO lần thứ 26 đã chính thức khai mạc tại thủ đô Brussels hôm 11/7 với sự tham gia của nguyên thủ 29 nước thành viên. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.