Giày da xuất khẩu có cơ hội mới

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cho biết, ngành da giày Việt Nam trong năm 2018 được dự báo có sức bật tốt hơn năm 2017, bởi có nhiều yếu tố thuận lợi.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cho biết, ngành da giày Việt Nam trong năm 2018 được dự báo có sức bật tốt hơn năm 2017, bởi có nhiều yếu tố thuận lợi.

Giày da xuất khẩu có cơ hội mới
Cụ thể là các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) dự kiến sẽ ký vào giữa năm 2018. So với đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc, sản phẩm giày, dép của Việt Nam sẽ được hưởng chênh lệch thuế từ 3,5% - 4,2% khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu (EU), tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Ngành da giày Việt Nam trong năm 2018 được dự báo có sức bật tốt hơn năm 2017.
Ngành da giày Việt Nam trong năm 2018 được dự báo có sức bật tốt hơn năm 2017. 
Khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất giảm về 0%, đặc biệt là mức thuế sản phẩm chủ lực giày thể thao, chiếm tới 2/3 tổng lượng giày xuất khẩu vào EU sẽ giảm ngay, mà không chịu mức bảo hộ 7 năm như giày da. Tương tự, mặt hàng túi xách không bảo hộ nên thuế suất cũng sẽ về 0% ngay.
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, về tổng thể hai thị trường nhập khẩu da giày lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm 35%), EU (chiếm 31,5% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam) đều có triển vọng tốt trong năm 2018. Trong đó, một số thị trường riêng lẻ tại EU thời gian qua bị gián đoạn hay sụt giảm đơn hàng như, Vương quốc Anh do sự kiện Brexit đã khiến năm 2017 sụt giảm đơn hàng da giày nhập khẩu từ Việt Nam đến 50%.
Hiện nay, sự kiện Brexit đã dần ổn định, các nhà nhập khẩu Anh cũng có thời gian đánh giá tác động thị trường trong nước và đang quay lại đặt hàng. Điều này rất quan trọng, bởi Anh là một trong những thị trường lớn của giày dép Việt trong khối EU. Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ cũng là những thị trường nổi bật, tiêu thụ da giày từ Việt Nam, khi chiếm tỷ lệ 6,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu da giày.
Bên cạnh đó, một số thị trường tuy kim ngạch không lớn, nhưng so với những năm trước, xuất khẩu năm 2017 lại tăng rất mạnh, như Indonesia tăng 53,2%, Singapore tăng 43%, Ba Lan tăng 42%.
Đặc biệt, từ giữa năm 2017 đến nay, nhiều DN trong ngành đã chủ động lựa chọn những thị trường ngách có quy mô nhỏ, nhưng mức thu nhập của người dân cao, xu hướng tiêu thụ nhiều sản phẩm da giày có đặc thù riêng như Nhật Bản, Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất. Đây chính là hướng phát triển dài hơi của ngành da giày Việt đến năm 2020.
Về phía DN sản xuất và xuất khẩu, năm 2018 có khả năng tăng trưởng tốt hơn năm 2017, bởi những yếu tố thuận lợi trên, cũng như cơ hội thu hút đơn hàng. Đặc biệt, việc các nhãn hàng lớn đến Việt Nam (như 70 nhà máy sản xuất giày Nike của Hoa Kỳ), đang kéo theo dòng luân chuyển vốn và công nghệ. Đây là cơ hội và thách thức, buộc DN Việt phải có sự đầu tư tương ứng, đủ khả năng tiếp nhận đơn hàng lớn, đáp ứng tốt tiêu chuẩn kỹ thuật và thời gian giao hàng của đối tác nước ngoài.
Ở thị trường lớn và quan trọng như Hoa Kỳ, hiện nay Hiệp hội các Nhà sản xuất Hoa Kỳ đang thúc đẩy thông qua một dự luật về thuế quan. Dự luật này khi thực thi sẽ cắt giảm thuế quan đối với một số dòng sản phẩm nhập khẩu, trong đó có đến vài chục loại sản phẩm giày dép nhập khẩu từ Việt Nam cũng là một thuận lợi đáng kể.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso cho rằng, ngành da giày tuy vẫn còn nhiều khó khăn, bởi phần lớn DN trong ngành là DNNVV, với trên 70% DN còn rất khó trong việc đầu tư, ứng dụng tự động hoá, chỉ 25% bắt đầu ở quy mô nhỏ và dưới 5% có kế hoạch xây dựng tự động hóa trong sản xuất. Ngoài ra, so với một số quốc gia cạnh tranh xuất khẩu da giày của Việt Nam (Myanmar, Bangladesh…) thì phí nhân công còn cao.
Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ nội địa hóa của ngành đã được cải thiện, nhiều sản phẩm giày vải, thể thao đã chủ động 90% nguyên phụ liệu. Tạo điều kiện tốt cho DN trong nước đáp ứng quy tắc xuất xứ và hưởng ưu đãi thuế quan từ thị trường xuất khẩu. So với năm 2017 vừa qua, thì năm 2018 dự báo xuất khẩu của ngành sẽ tăng trưởng tốt hơn từ những thuận lợi trên. Và mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD/năm 2018 là không khó.

Bỏ Trung Quốc sang Việt Nam, Nike và Adidas toan tính gì?

Các thương hiệu giày dép, túi xách như Nike, Adidas, Puma, Timberland... đang chuyển lượng lớn đơn hàng sang Việt Nam sản xuất.

Bỏ Trung Quốc sang Việt Nam, Nike và Adidas toan tính gì?
Xu hướng dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc vào Việt Nam đang gia tăng và ngày một rõ nét. Theo ước tính của Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO), tỷ lệ chuyển dịch hiện là 25%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Adidas đang dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc vào Việt Nam .
Adidas đang dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc vào Việt Nam .

Gia tộc kinh doanh nào nổi nhất Việt Nam?

(Kiến Thức) - Những năm qua, nhiều thương hiệu Việt nổi lên cùng với sự phát triển của những gia đình kinh doanh.

Gia tộc kinh doanh nào nổi nhất Việt Nam?
Họ đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước, vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.

Gia đình doanh nhân Đỗ Thế Sử

 
Năm nay, cụ Sử đã ngoài 90 tuổi, nhưng vẫn trực tiếp điều hành một doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm may mặc trên 300 lao động.

Con cái của cụ đều là những người thành đạt, nhiều người theo nghiệp cha. Trong đó nổi bật nhất là ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, Chủ tịch HĐQT TPBank.
Gia đình doanh nhân Trần Thị Hường
Sinh năm 1936, doanh nhân Trần Thị Hường (Tư Hường) là một hiện tượng về khả năng làm việc phi thường. Với tuổi đời xấp xỉ 80, bà Tư Hường là doanh nhân thế hệ đầu hiện vẫn đang trực tiếp điều hành doanh nghiệp có quy mô hàng nghìn tỷ đồng.
Cách đây vài năm, nữ đại gia này còn khiến cái tên Hoàn Cầu nổi đình đám hơn với việc lần đầu tiên đưa cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ về Việt Nam và mời được Lady Gaga đến biểu diễn. Cùng với sự kiện Hoa hậu Hoàn vũ là sự ra đời của khu resort Diamond Bay nổi tiếng ở Nha Trang.
Gia đình cụ bà Lương Thị Điểm
Cụ bà Lương Thị Điểm là người đã tạo dựng nên thương hiệu vàng Bảo Tín. Cụ Điểm gắn bó với từng bước phát triển của thương hiệu này dù đã bước vào tuổi 80. 5 người con của bà giờ đều thành đạt với một loạt doanh nghiệp vàng Bảo Tín gắn với tên riêng của mỗi người, như Bảo Tín Minh Châu, Bảo Tín Hồng Quân, Bảo Tín Mạnh Hải, Bảo Tín Thanh Vân, Bảo Tín Hoàng Long.
Ông Lý Ngọc Minh

Cận cảnh quá trình xây nhà hobbit dễ dàng trong sân

(Kiến Thức) - Để xây một ngôi nhà hobbit không hề khó khi bạn làm theo quy trình sau.

Cận cảnh quá trình xây nhà hobbit dễ dàng trong sân
Can canh qua trinh xay nha hobbit de dang trong san
Chàng trai Ashley 30 tuổi không phải là một chú lùn nhưng lại rất yêu thích cuộc sống của chú lùn. Do vậy mà anh đã quyết định xây dựng một ngôi nhà hobbit ngay trong vườn nhà mình.  
Can canh qua trinh xay nha hobbit de dang trong san-Hinh-2
Ngôi nhà nhỏ đặc biệt này được xây trong 1 năm. Anh dùng các vật liệu chống thấm để ốp tường, do vậy mà khi mưa lũ cũng không ảnh hưởng đến ngôi nhà. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới