Giật mình thuốc “trường sinh bất tử” linh nghiệm trong mộ cổ TQ

Giật mình thuốc “trường sinh bất tử” linh nghiệm trong mộ cổ TQ

(Kiến Thức) - Các nhà khảo cổ học mới thông báo thông tin gây bất ngờ là tìm thấy một loại nước được cho là thuốc trường sinh bất tử trong ngôi mộ cổ của một gia đình quý tộc thời đại Tây Hán. Theo đó, đây là lần đầu tiên thuốc "trường sinh bất tử" được tìm thấy ở Trung Quốc.

Trong quá trình khai quật ngôi mộ cổ thời Tây Hán tại thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), các nhà khảo cổ học đã tìm ra 3,5 lít thuốc “ trường sinh bất tử” đựng trong lọ đồng 2.000 năm tuổi.
Trong quá trình khai quật ngôi mộ cổ thời Tây Hán tại thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), các nhà khảo cổ học đã tìm ra 3,5 lít thuốc “ trường sinh bất tử” đựng trong lọ đồng 2.000 năm tuổi.
Ban đầu, các nhà khảo cổ học cho rằng, chất lỏng đựng trong lọ đồng là rượu vì mùi hương của nó. Tuy nhiên, đến cuối tháng 2 vừa qua, các thí nghiệm của giới chuyên gia chỉ ra chất lỏng trên bao gồm: diêm tiêu và alunite. Trong tài liệu cổ của đạo Lão, đây là những thành phần chính của thuốc “trường sinh bất tử”.
Ban đầu, các nhà khảo cổ học cho rằng, chất lỏng đựng trong lọ đồng là rượu vì mùi hương của nó. Tuy nhiên, đến cuối tháng 2 vừa qua, các thí nghiệm của giới chuyên gia chỉ ra chất lỏng trên bao gồm: diêm tiêu và alunite. Trong tài liệu cổ của đạo Lão, đây là những thành phần chính của thuốc “trường sinh bất tử”.
Theo các chuyên gia, ngôi mộ cổ có lọ đồng chứa thuốc “trường sinh bất tử” trên thuộc về gia đình quý tộc thời đại Tây Hán (từ năm 202 trước Công Nguyên - năm thứ 8 sau Công Nguyên).
Theo các chuyên gia, ngôi mộ cổ có lọ đồng chứa thuốc “trường sinh bất tử” trên thuộc về gia đình quý tộc thời đại Tây Hán (từ năm 202 trước Công Nguyên - năm thứ 8 sau Công Nguyên).
Giám đốc Viện Khảo cổ và Cổ vật văn hóa tại Lạc Dương, ông Shi Jiazhen cho hay: “Đây là lần đầu tiên thuốc "trường sinh bất tử" được tìm thấy tại Trung Quốc. Chất lỏng này có giá trị đặc biệt với nghiên cứu Trung Quốc cổ đại và sự phát triển của nền văn minh Trung Quốc”.
Giám đốc Viện Khảo cổ và Cổ vật văn hóa tại Lạc Dương, ông Shi Jiazhen cho hay: “Đây là lần đầu tiên thuốc "trường sinh bất tử" được tìm thấy tại Trung Quốc. Chất lỏng này có giá trị đặc biệt với nghiên cứu Trung Quốc cổ đại và sự phát triển của nền văn minh Trung Quốc”.
Ngôi mộ cổ đặc biệt trên có diện tích 200 m2. Bên cạnh lọ đựng thuốc "bất tử”, các nhà khoa học còn phát thêm được nhiều cổ vật như trang sức, đồ tạo tác bằng đồng, ngọc bích.
Ngôi mộ cổ đặc biệt trên có diện tích 200 m2. Bên cạnh lọ đựng thuốc "bất tử”, các nhà khoa học còn phát thêm được nhiều cổ vật như trang sức, đồ tạo tác bằng đồng, ngọc bích.
Pan Fusheng, một nhà khảo cổ học của dự án khảo cổ trên cho biết ngôi mộ cổ trên cung cấp tư liệu quý giá giúp nghiên cứu về cuộc sống của tầng lớp quý tộc Tây Hán cũng như những nghi lễ và phong tục ma chay thời kỳ lịch sử này.
Pan Fusheng, một nhà khảo cổ học của dự án khảo cổ trên cho biết ngôi mộ cổ trên cung cấp tư liệu quý giá giúp nghiên cứu về cuộc sống của tầng lớp quý tộc Tây Hán cũng như những nghi lễ và phong tục ma chay thời kỳ lịch sử này.
Thuốc "trường sinh bất tử" nổi tiếng sử sách Trung Quốc. Nhiều bậc vua chúa Trung Quốc thời phong kiến đã theo đuổi giấc mộng bất tử nên đã sai người đi tìm loại thuốc quý này.
Thuốc "trường sinh bất tử" nổi tiếng sử sách Trung Quốc. Nhiều bậc vua chúa Trung Quốc thời phong kiến đã theo đuổi giấc mộng bất tử nên đã sai người đi tìm loại thuốc quý này.
Nổi tiếng nhất là việc Tần Thủy Hoàng sai người đi tìm thuốc "trường sinh bất tử" ở những vùng đất "huyền thoại". Thế nhưng, ước muốn đầy tham vọng của Tần Thủy Hoàng không trở thành sự thật. Thậm chí, có giả thuyết cho rằng Tần Thủy Hoàng chết vì uống thuốc "bất tử" có chứa thủy ngân.
Nổi tiếng nhất là việc Tần Thủy Hoàng sai người đi tìm thuốc "trường sinh bất tử" ở những vùng đất "huyền thoại". Thế nhưng, ước muốn đầy tham vọng của Tần Thủy Hoàng không trở thành sự thật. Thậm chí, có giả thuyết cho rằng Tần Thủy Hoàng chết vì uống thuốc "bất tử" có chứa thủy ngân.
Video: Bí kíp "trường sinh": Hôn vợ mỗi sáng (nguồn: VTC1)

GALLERY MỚI NHẤT