Giật mình “thủ phạm” khiến nền văn minh Maya bất ngờ diệt vong

Giật mình “thủ phạm” khiến nền văn minh Maya bất ngờ diệt vong

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho hay nền văn minh Maya sụp đổ vì nạn chặt phá rừng bừa bãi. Việc làm này diễn ra trong thời gian dài khiến khí hậu ngày càng khắc nghiệt, tồi tệ hơn.

 Nền văn minh Maya từng phát triển vô cùng rực rỡ vào giai đoạn 300 - 900 sau công nguyên nhưng về sau sụp đổ một cách đầy bí ẩn. Chính vì vậy, trong những năm qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học tìm kiếm câu trả lời cho bí ẩn này.
Nền văn minh Maya từng phát triển vô cùng rực rỡ vào giai đoạn 300 - 900 sau công nguyên nhưng về sau sụp đổ một cách đầy bí ẩn. Chính vì vậy, trong những năm qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học tìm kiếm câu trả lời cho bí ẩn này.
Vào năm 2012, nhóm chuyên gia tại Đại học Columbia, Mỹ công bố kết quả nghiên cứu về nguyên nhân khiến nền văn minh Maya suy tàn. Theo nhà nghiên cứu khí hậu Benjamin Cook đồng thời là người đứng đầu nhóm chuyên gia ở Đại học Columbia cho hay việc phá rừng để xây dựng các thành phố và nông nghiệp là một trong những nguyên nhân chính khiến nền văn minh Maya sụp đổ.
Vào năm 2012, nhóm chuyên gia tại Đại học Columbia, Mỹ công bố kết quả nghiên cứu về nguyên nhân khiến nền văn minh Maya suy tàn. Theo nhà nghiên cứu khí hậu Benjamin Cook đồng thời là người đứng đầu nhóm chuyên gia ở Đại học Columbia cho hay việc phá rừng để xây dựng các thành phố và nông nghiệp là một trong những nguyên nhân chính khiến nền văn minh Maya sụp đổ.
Việc chặt phá rừng bừa bãi khiến khí hậu ngày càng tồi tệ hơn. Trong số này, những đợt hạn hán kéo dài ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân Maya ở Mexico và Trung Mỹ.
Việc chặt phá rừng bừa bãi khiến khí hậu ngày càng tồi tệ hơn. Trong số này, những đợt hạn hán kéo dài ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân Maya ở Mexico và Trung Mỹ.
Các chuyên gia tiến hành mô phỏng máy tính về vùng đất mới được sử dụng trồng cây nông nghiệp sau khi người dân chặt phá rừng đã ảnh hưởng đến khi hậu như thế nào.
Các chuyên gia tiến hành mô phỏng máy tính về vùng đất mới được sử dụng trồng cây nông nghiệp sau khi người dân chặt phá rừng đã ảnh hưởng đến khi hậu như thế nào.
Kết quả cho thấy ở bán đảo Yucatan - nơi có rất đông người dân Maya sinh sống thì lượng mưa giảm nhiều (lên đến 15%).
Kết quả cho thấy ở bán đảo Yucatan - nơi có rất đông người dân Maya sinh sống thì lượng mưa giảm nhiều (lên đến 15%).
Trong khi đó, nhiều vùng đất khác của người Maya như ở Miền Nam Mexico thì lượng mưa giảm 5%.
Trong khi đó, nhiều vùng đất khác của người Maya như ở Miền Nam Mexico thì lượng mưa giảm 5%.
Theo nhà nghiên cứu Benjamin Cook, khi cây trồng nông nghiệp thay thế cây rừng, ánh sáng mặt trời phản xạ lại vào không trung nhiều hơn. Khi mặt đất ít hấp thụ ánh sáng mặt trời thì nước ít bốc hơi khỏi bề mặt, dẫn đến độ ẩm trong không khí để tạo thành các đám mây gây mưa ít đi.
Theo nhà nghiên cứu Benjamin Cook, khi cây trồng nông nghiệp thay thế cây rừng, ánh sáng mặt trời phản xạ lại vào không trung nhiều hơn. Khi mặt đất ít hấp thụ ánh sáng mặt trời thì nước ít bốc hơi khỏi bề mặt, dẫn đến độ ẩm trong không khí để tạo thành các đám mây gây mưa ít đi.
Chính vì vậy, việc người Maya chặt phá rừng trong thời gian dài đã góp phần gây ra biến đổi khí hậu, nhất là khiến hạn hán diễn ra theo chiều hướng ngày càng tồi tệ hơn.
Chính vì vậy, việc người Maya chặt phá rừng trong thời gian dài đã góp phần gây ra biến đổi khí hậu, nhất là khiến hạn hán diễn ra theo chiều hướng ngày càng tồi tệ hơn.
Hạn hán khiến đất đai canh tác nông nghiệp của người Maya bị xói mòn. Hậu quả là mùa màng không còn bội thu như trước. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu lương thực thực phẩm của người dân.
Hạn hán khiến đất đai canh tác nông nghiệp của người Maya bị xói mòn. Hậu quả là mùa màng không còn bội thu như trước. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu lương thực thực phẩm của người dân.
Do đó, nền văn minh Maya từ từ đi đến bờ vực diệt vong. Sự biến mất của nền văn minh rực rỡ này như một lời cảnh tỉnh với chúng ta. Nếu nhân loại không bảo vệ các khu rừng trên thế giới thì thảm kịch xảy đến với người Maya có thể lặp lại trong tương lai.
Do đó, nền văn minh Maya từ từ đi đến bờ vực diệt vong. Sự biến mất của nền văn minh rực rỡ này như một lời cảnh tỉnh với chúng ta. Nếu nhân loại không bảo vệ các khu rừng trên thế giới thì thảm kịch xảy đến với người Maya có thể lặp lại trong tương lai.
Mời độc giả xem video: Làm rõ trách nhiệm nhiều cán bộ liên quan đến phá rừng ở Phú Mỡ. Nguồn: Nhân dân TV.

GALLERY MỚI NHẤT