Giật mình thói quen tưởng tốt, không ngờ khiến cơ thể kiệt quệ

Giật mình thói quen tưởng tốt, không ngờ khiến cơ thể kiệt quệ

Học hỏi là điều rất tốt song không nên tiếp nhận mọi lời khuyên từ Tiktoker. Đôi khi, những thói quen tưởng tốt song có thể âm thầm bào mòn sức khỏe, khiến cơ thể kiệt quệ.

Sự phổ biến của mạng xã hội giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận thông tin sức khỏe. Dù vậy, Keri Gans – tác giả cuốn The Small Change Diet (Thay đổi nhỏ chế độ ăn kiêng) nhấn mạnh cần tiếp nhận thông tin, thực hành một cách khoa học. Nhiều trường hợp duy trì thói quen tưởng tốt song lại gây hại, khiến cơ thể kiệt quệ theo thời gian. (Ảnh: Istock)
Sự phổ biến của mạng xã hội giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận thông tin sức khỏe. Dù vậy, Keri Gans – tác giả cuốn The Small Change Diet (Thay đổi nhỏ chế độ ăn kiêng) nhấn mạnh cần tiếp nhận thông tin, thực hành một cách khoa học. Nhiều trường hợp duy trì thói quen tưởng tốt song lại gây hại, khiến cơ thể kiệt quệ theo thời gian. (Ảnh: Istock)
1. Loại bỏ hoàn toàn đường trong chế độ ăn. Ăn nhiều đường không chỉ làm tăng nguy cơ sâu răng mà còn kéo theo loạt nguy cơ sức khỏe khác như tăng cân, tiểu đường type 2, tăng quá trình lão hóa, gan nhiễm mỡ,... Vậy nhưng, Gans cho biết có sự khác biệt giữa đường tự nhiên và đường bổ sung trong các thực phẩm chế biến sẵn.
1. Loại bỏ hoàn toàn đường trong chế độ ăn. Ăn nhiều đường không chỉ làm tăng nguy cơ sâu răng mà còn kéo theo loạt nguy cơ sức khỏe khác như tăng cân, tiểu đường type 2, tăng quá trình lão hóa, gan nhiễm mỡ,... Vậy nhưng, Gans cho biết có sự khác biệt giữa đường tự nhiên và đường bổ sung trong các thực phẩm chế biến sẵn.
Cụ thể, đường bổ sung trong bánh quy, kẹo, soda,... chắc chắn cần hạn chế. Trong khi đó, đường tự nhiên có trong các loại trái cây tươi có lợi ích dinh dưỡng và là một phần cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày. Loại bỏ hoàn toàn đường khiến chế độ ăn mất cân bằng, duy trì thời gian dài sẽ không có lợi.
Cụ thể, đường bổ sung trong bánh quy, kẹo, soda,... chắc chắn cần hạn chế. Trong khi đó, đường tự nhiên có trong các loại trái cây tươi có lợi ích dinh dưỡng và là một phần cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày. Loại bỏ hoàn toàn đường khiến chế độ ăn mất cân bằng, duy trì thời gian dài sẽ không có lợi.
2. Chỉ chăm chút bữa ăn. Bữa ăn đủ dinh dưỡng là cần thiết song chưa đủ để xây dựng cơ thể khỏe mạnh. Thực tế, nhiều người chỉ chăm chút đến những gì mình ăn mà không quan tâm đến các yếu tố rất quan trọng khác như giấc ngủ, chế độ vận động hợp lý, trạng thái tâm lý tốt.
2. Chỉ chăm chút bữa ăn. Bữa ăn đủ dinh dưỡng là cần thiết song chưa đủ để xây dựng cơ thể khỏe mạnh. Thực tế, nhiều người chỉ chăm chút đến những gì mình ăn mà không quan tâm đến các yếu tố rất quan trọng khác như giấc ngủ, chế độ vận động hợp lý, trạng thái tâm lý tốt.
3. Duy trì chế độ ăn kiêng lành mạnh thời gian ngắn. Nhiều người vì mục đích kiểm soát cân nặng, giới hạn bản thân với chế độ ăn kiêng trong thời gian nhất định như 2-4 tuần. Vậy nhưng, tác giả Gans cho rằng không nên giới hạn chế độ ăn kiêng lành mạnh trong một thời gian.
3. Duy trì chế độ ăn kiêng lành mạnh thời gian ngắn. Nhiều người vì mục đích kiểm soát cân nặng, giới hạn bản thân với chế độ ăn kiêng trong thời gian nhất định như 2-4 tuần. Vậy nhưng, tác giả Gans cho rằng không nên giới hạn chế độ ăn kiêng lành mạnh trong một thời gian.
Một chế độ ăn lành mạnh cần duy trì như một quá trình, liên tục đến suốt đời. Đôi khi, bạn sẽ có sự gián đoạn nhưng chỉ nên thời gian ngắn, khi không thể thực hiện việc ăn uống khoa học.
Một chế độ ăn lành mạnh cần duy trì như một quá trình, liên tục đến suốt đời. Đôi khi, bạn sẽ có sự gián đoạn nhưng chỉ nên thời gian ngắn, khi không thể thực hiện việc ăn uống khoa học.
4. Nghe mọi lời khuyên từ Tiktoker. Học hỏi là điều rất tốt song không nên tiếp nhận mọi lời khuyên từ Tiktoker. Tiktok liên tục xuất hiện những lời khuyên về sức khỏe từ đơn giản đến phức tạp, có tính chất xu hướng. Dù vậy, không phải tất cả những người có ảnh hưởng đều có kiến thức chuyên sâu về dinh dưỡng, nghiên cứu khoa học.
4. Nghe mọi lời khuyên từ Tiktoker. Học hỏi là điều rất tốt song không nên tiếp nhận mọi lời khuyên từ Tiktoker. Tiktok liên tục xuất hiện những lời khuyên về sức khỏe từ đơn giản đến phức tạp, có tính chất xu hướng. Dù vậy, không phải tất cả những người có ảnh hưởng đều có kiến thức chuyên sâu về dinh dưỡng, nghiên cứu khoa học.
Những thông tin họ đưa ra đôi khi là trích dẫn từ nguồn chưa được kiểm chứng. Làm theo những lời khuyên này, sức khỏe khó có thể đảm bảo. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin sức khỏe, bạn nên tìm đến các chuyên gia làm trong những cơ sở y tế uy tín, người nghiên cứu khoa học để có được kiến thức chính xác, phù hợp.
Những thông tin họ đưa ra đôi khi là trích dẫn từ nguồn chưa được kiểm chứng. Làm theo những lời khuyên này, sức khỏe khó có thể đảm bảo. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin sức khỏe, bạn nên tìm đến các chuyên gia làm trong những cơ sở y tế uy tín, người nghiên cứu khoa học để có được kiến thức chính xác, phù hợp.
5. Cắt giảm hoàn toàn carbs. Cắt giảm hoàn toàn carbs khỏi chế độ ăn là điều không nên. Nguyên nhân bởi carbs không phải kẻ thù, cơ thể cần đến chúng. Thực vậy, carbs là nguồn năng lượng ưa thích của cơ thể, đặc biệt là não bộ.
5. Cắt giảm hoàn toàn carbs. Cắt giảm hoàn toàn carbs khỏi chế độ ăn là điều không nên. Nguyên nhân bởi carbs không phải kẻ thù, cơ thể cần đến chúng. Thực vậy, carbs là nguồn năng lượng ưa thích của cơ thể, đặc biệt là não bộ.
Thay vì cắt toàn bộ carbs, bạn nên chọn loại carbs nhiều chất xơ như bánh mì nguyên hạt, lúa mạch, quinoa và các loại đậu. Một điều bất ngờ là, bạn càng cắt giảm carbs thì cơ thể càng muốn chúng nhiều hơn.
Thay vì cắt toàn bộ carbs, bạn nên chọn loại carbs nhiều chất xơ như bánh mì nguyên hạt, lúa mạch, quinoa và các loại đậu. Một điều bất ngờ là, bạn càng cắt giảm carbs thì cơ thể càng muốn chúng nhiều hơn.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. (Nguồn video: Vinmec)

GALLERY MỚI NHẤT