Chú Lý năm nay 60 tuổi, người Trung Quốc. Chú rất hứng thú với việc ăn uống, thích những món nhiều dầu, đậm đà, nhiều đường, đặc biệt là trà sữa, thịt quay và đồ hun khói. Ăn uống theo sở thích lâu ngày, dạo gần đây chú Lý thường cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, cổ họng nghẹn, khó kiểm soát vận động, mệt mỏi không rõ lý do.
Thấy sức khỏe chú Lý bất thường, người thân đưa chú đến viện khám. Kết quả kiểm tra cho thấy huyết áp bệnh nhân rất cao, tắc nghẽn nhiều mạch máu não. Chú Lý còn suy giảm trí nhớ, nói ngọng, cử động không thuận tiện.
Sau khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ tin nguyên nhân nhồi máu não liên quan đến thói quen ăn uống hàng ngày. Theo đó, bệnh nhân thường ăn nhiều muối, dầu mỡ, thịt động vật chứa cholesterol khiến khả năng lưu thông kém, mạch máu tắc nghẽn dẫn đến nhồi máu não.
Ảnh minh họa: Sohu. |
Để cải thiện sức khỏe, ngoài việc uống thuốc đúng giờ, bệnh nhân còn phải thay đổi thói quen ăn uống. Chú Lý được khuyên tăng cường ăn rau và trái cây, giảm muối, dầu mỡ,... trong các bữa ăn. Thực tế, những trường hợp nhồi máu não do thói quen ăn uống như chú Lý không hiếm.
Để ngừa bệnh, bác sĩ nhấn mạnh những món ngon gây nhồi máu não dưới đây, thích đến đâu cũng nên hạn chế:
1. Đồ chiên
Thực phẩm chiên được chế biến bằng dầu mỡ nhiệt độ cao. Đồ chiên như gà rán, khoai tây chiên, tôm chiên,... hương vị thơm ngon nên rất được ưa thích. Đáng lưu ý, đồ chiên chứa nhiều calo và chất béo. Ăn lượng lớn dễ gây lắng đọng cholesterol trong nội mạc mạch máu.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, thực phẩm chiên có nhiều hạt khói dầu. Đây là nguyên nhân khiến đồ rán gây hại sức khỏe. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, viêm nhiễm mạch máu, tổn thương lớp nội mạc mạch máu. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
2. Thực phẩm bảo quản
Thực phẩm bảo quản là khái niệm chỉ những thực phẩm như cá muối, thịt xông khói, xúc xích,... Chúng được chế biến bằng cách sử dụng muối, giấm và các loại gia vị khác. Nhìn chung, thực phẩm này chứa nhiều muối, nitrit có khả năng kích thích dây thần kinh vị giác, tăng cảm giác thèm ăn. Tuy vậy, ăn lượng lớn có thể tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch như huyết áp cao, bệnh tim.
Ảnh minh họa: Sohu |
Nghiên cứu chỉ ra, ăn quá nhiều thực phẩm bảo quản làm tăng nồng độ axit béo trong cơ thể, từ đó tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, thực phẩm muối chua còn chứa lượng lớn chất phụ gia như nitrit và axit nitric. Khi đi vào cơ thể, các chất này sinh ra chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
3. Đồ uống ngọt
Mùa hè, đồ uống ngọt như nước ép trái cây, đồ uống có ga,... rất được chuộng bởi giúp giải khát nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn không nên uống lượng lớn bởi chúng không “thân thiện” với sức khỏe.
Ảnh minh họa: Sohu |
Chẳng hạn, đồ uống có ga chứa thành phần chính là carbon dioxide, đường và hàm lượng calo rất cao. Trong khi đó, uống nhiều nước ép trái cây có thể khiến bạn nạp lượng lớn đường. Nghiên cứu chỉ ra, uống chúng lượng lớn trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, béo phì, huyết áp cao.
Một số người lựa chọn nước tăng lực để tăng khả năng tập trung. Vậy nhưng, loại đồ uống này có thể chứa nhiều đường và caffein, dễ làm tăng đường huyết, tăng huyết áp, không có lợi cho sức khỏe mạch máu.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Cơ hội phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não
Nguồn video: BRT