Giật mình cuộc thảm sát tàn bạo nhất lịch sử chiến tranh hiện đại

Giật mình cuộc thảm sát tàn bạo nhất lịch sử chiến tranh hiện đại

Cuộc thảm sát tàn bạo nhất đã để lại hơn 2.000 xác xe và thiết bị quân sự, hàng chục ngàn thi thể của binh sỹ và thường dân cháy đen.

Hai mươi lăm năm trước đây, một trong những  cuộc thảm sát tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại đã xảy ra tại Iraq, dọc theo quốc lộ 80, khoảng 32 km về phía Tây thành phố Kowait. Vào đêm 26 và ngày 27/2/1991, hàng chục ngàn binh sỹ và thường dân Iraq đang rút lui về Baghdad sau khi một lệnh ngừng bắn được công bố. Cùng thời điểm đó, tổng thống Mỹ đương nhiệm George Bush ra lệnh cho quân đội tấn công các lực lượng Iraq đang rút lui.
Hai mươi lăm năm trước đây, một trong những cuộc thảm sát tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại đã xảy ra tại Iraq, dọc theo quốc lộ 80, khoảng 32 km về phía Tây thành phố Kowait. Vào đêm 26 và ngày 27/2/1991, hàng chục ngàn binh sỹ và thường dân Iraq đang rút lui về Baghdad sau khi một lệnh ngừng bắn được công bố. Cùng thời điểm đó, tổng thống Mỹ đương nhiệm George Bush ra lệnh cho quân đội tấn công các lực lượng Iraq đang rút lui.
Máy bay chiến đấu của lực lượng liên minh nhanh chóng tiếp cận con đường và gần như ngay lập tức đã vô hiệu hóa những chiếc xe vũ trang đi phía trước. Đồng thời, một đội bay khác cũng xuất hiện để khóa chặt trận địa từ phía sau. Giữa sa mạc hoang vu, đoàn người - xe coi như đã bị hãm vào tử địa. Sau đó, những đợt tấn công ồ ạt liên tiếp đổ ập xuống đoàn quân đang hoảng loạn, trong nhiều giờ liền. Cuộc tàn sát đã để lại hơn 2.000 xác xe và thiết bị quân sự của quân đội Iraq, cùng với hàng chục ngàn thi thể cháy đen hoặc không còn nguyên vẹn, trải dài hàng dặm, biến con đường thành một “xa lộ chết” theo đúng nghĩa đen.
Máy bay chiến đấu của lực lượng liên minh nhanh chóng tiếp cận con đường và gần như ngay lập tức đã vô hiệu hóa những chiếc xe vũ trang đi phía trước. Đồng thời, một đội bay khác cũng xuất hiện để khóa chặt trận địa từ phía sau. Giữa sa mạc hoang vu, đoàn người - xe coi như đã bị hãm vào tử địa. Sau đó, những đợt tấn công ồ ạt liên tiếp đổ ập xuống đoàn quân đang hoảng loạn, trong nhiều giờ liền. Cuộc tàn sát đã để lại hơn 2.000 xác xe và thiết bị quân sự của quân đội Iraq, cùng với hàng chục ngàn thi thể cháy đen hoặc không còn nguyên vẹn, trải dài hàng dặm, biến con đường thành một “xa lộ chết” theo đúng nghĩa đen.
“Vụ thảm sát các binh sỹ Iraq đang rút lui đã vi phạm Điều III Công ước Geneva năm 1949: cấm giết hại những người lính đã rời khỏi cuộc chiến”, Joyce Chediac.
Vụ thảm sát các binh sỹ Iraq đang rút lui đã vi phạm Điều III Công ước Geneva năm 1949: cấm giết hại những người lính đã rời khỏi cuộc chiến”, Joyce Chediac.
“Các binh sỹ Iraq rút khỏi Kuwait không phải do quân đội của chính quyền Bush đánh lui (nghĩa là không phải rút quân trong lúc chiến đấu). Họ cũng không rút quân để rồi lại tập hợp và tái tham chiến. Thực tế là họ đang rút lui, họ sẽ trở về nhà”, Joyce Chediac.
“Các binh sỹ Iraq rút khỏi Kuwait không phải do quân đội của chính quyền Bush đánh lui (nghĩa là không phải rút quân trong lúc chiến đấu). Họ cũng không rút quân để rồi lại tập hợp và tái tham chiến. Thực tế là họ đang rút lui, họ sẽ trở về nhà”, Joyce Chediac.
“Việc tấn công những người lính đang trở về nhà trong trường hợp này là một tội ác chiến tranh”, Joyce Chediac.
“Việc tấn công những người lính đang trở về nhà trong trường hợp này là một tội ác chiến tranh”, Joyce Chediac.
Thi thể một người lính Iraq đã bị cháy thành than khi đang cố gắng thoát ra khỏi cabin xe tải.
Thi thể một người lính Iraq đã bị cháy thành than khi đang cố gắng thoát ra khỏi cabin xe tải.
“Ngay cả ở Việt Nam tôi cũng chưa từng thấy bất cứ điều gì như thế này. Thật thảm hại”, Thiếu tá Bob Nugent, một sỹ quan tình báo quân đội cho biết.
“Ngay cả ở Việt Nam tôi cũng chưa từng thấy bất cứ điều gì như thế này. Thật thảm hại”, Thiếu tá Bob Nugent, một sỹ quan tình báo quân đội cho biết.

GALLERY MỚI NHẤT