Giật mình bức ảnh đánh lừa nhân loại nổi tiếng thế giới

Giật mình bức ảnh đánh lừa nhân loại nổi tiếng thế giới

(Kiến Thức) - Trước khi có các công cụ chỉnh sửa ảnh, người xưa đã biết cách chỉnh sửa, cắt ghép nhiều tấm hình để cho ra bức ảnh nhận được sự quan tâm lớn của công chúng. Phải nhiều năm sau, người ta mới phát hiện những bức ảnh đánh lừa nhân loại như thế nào.

Năm 1917, hai chị em họ Frances Griffiths và Elsie Wright đã thực hiện những  bức ảnh đánh lừa nhân loại nổi tiếng thế giới. Cụ thể, hai cô bé tuyên bố đã nhìn thấy tiên nữ bay lượn trong khu vườn sau nhà.
Năm 1917, hai chị em họ Frances Griffiths và Elsie Wright đã thực hiện những bức ảnh đánh lừa nhân loại nổi tiếng thế giới. Cụ thể, hai cô bé tuyên bố đã nhìn thấy tiên nữ bay lượn trong khu vườn sau nhà.
Frances và Elsie đã mượn máy ảnh và chụp được bức ảnh gây xôn xao dư luận với hình ảnh của những nàng tiên. Ngay sau khi được công bố, những bức ảnh nhanh chóng nhận được sự quan tâm lớn của công chúng cũng như giới chuyên gia.
Frances và Elsie đã mượn máy ảnh và chụp được bức ảnh gây xôn xao dư luận với hình ảnh của những nàng tiên. Ngay sau khi được công bố, những bức ảnh nhanh chóng nhận được sự quan tâm lớn của công chúng cũng như giới chuyên gia.
Theo đó, Harold Snelling - chuyên gia về nhiếp ảnh, cha đẻ của bộ truyện thám tử Sherlock Holmes - Sir Arthur Conan Doyle và nhiều công ty nhiếp ảnh khác đã tiến hành kiểm tra những bức ảnh nổi tiếng trên và thông báo bức ảnh không có dấu hiệu làm giả.
Theo đó, Harold Snelling - chuyên gia về nhiếp ảnh, cha đẻ của bộ truyện thám tử Sherlock Holmes - Sir Arthur Conan Doyle và nhiều công ty nhiếp ảnh khác đã tiến hành kiểm tra những bức ảnh nổi tiếng trên và thông báo bức ảnh không có dấu hiệu làm giả.
Chính vì vậy, công chúng vô cùng thích thú vì đây là lần đầu tiên chụp được ảnh các tiên nữ.
Chính vì vậy, công chúng vô cùng thích thú vì đây là lần đầu tiên chụp được ảnh các tiên nữ.
Mãi đến năm 1983, Elsie thú nhận những bức ảnh chụp tiên nữ đã bị làm giả. Sự thật về bức ảnh bị phơi bày khiến công chúng không khỏi bị sốc vì bị lừa suốt thời gian dài mà không hay biết.
Mãi đến năm 1983, Elsie thú nhận những bức ảnh chụp tiên nữ đã bị làm giả. Sự thật về bức ảnh bị phơi bày khiến công chúng không khỏi bị sốc vì bị lừa suốt thời gian dài mà không hay biết.
Bức ảnh chụp Tướng Ulysses S. Grant ở City Point năm 1902 là một bức ảnh nổi tiếng lịch sử. Tác phẩm này cho thấy phong thái dũng mãnh của Tướng Grant khi đang cưỡi ngựa và một trại lính ở phía sau.
Bức ảnh chụp Tướng Ulysses S. Grant ở City Point năm 1902 là một bức ảnh nổi tiếng lịch sử. Tác phẩm này cho thấy phong thái dũng mãnh của Tướng Grant khi đang cưỡi ngựa và một trại lính ở phía sau.
Nhiều năm sau, các chuyên gia, nhà nghiên cứu phát hiện bức ảnh nổi tiếng trong cuộc Nội chiến Mỹ trên được ghép từ 3 tấm ảnh khác nhau. Levin Corbin Handy chính là người tạo ra bức ảnh đánh lừa nhân loại.
Nhiều năm sau, các chuyên gia, nhà nghiên cứu phát hiện bức ảnh nổi tiếng trong cuộc Nội chiến Mỹ trên được ghép từ 3 tấm ảnh khác nhau. Levin Corbin Handy chính là người tạo ra bức ảnh đánh lừa nhân loại.
Cụ thể, Handy đã tạo ra "kiệt tác" Tướng Grant ở City Point bằng cách ghép 3 bức ảnh gồm: ảnh toàn thân của tướng Grant do Edgar Guy Fowx chụp năm 1863, ảnh chụp tướng Tướng Alexander M. chụp vào năm 1864 và ảnh chụp nhóm tù nhân ly khai trong cuộc nội chiến ở trận đánh đồi Fisher, Virginia năm 1864.
Cụ thể, Handy đã tạo ra "kiệt tác" Tướng Grant ở City Point bằng cách ghép 3 bức ảnh gồm: ảnh toàn thân của tướng Grant do Edgar Guy Fowx chụp năm 1863, ảnh chụp tướng Tướng Alexander M. chụp vào năm 1864 và ảnh chụp nhóm tù nhân ly khai trong cuộc nội chiến ở trận đánh đồi Fisher, Virginia năm 1864.
Handy đã tạo ra bức ảnh về tướng Grant nhằm đáp ứng yêu cầu của công chúng muốn xem những bức ảnh thật hoành tráng về cuộc Nội chiến Mỹ.
Handy đã tạo ra bức ảnh về tướng Grant nhằm đáp ứng yêu cầu của công chúng muốn xem những bức ảnh thật hoành tráng về cuộc Nội chiến Mỹ.
Xuất phát từ điều này, Handy đã chỉnh sửa, ghép 3 bức ảnh vào nhau để tạo ra "kiệt tác" trông giống như thật để đánh lừa công chúng.
Xuất phát từ điều này, Handy đã chỉnh sửa, ghép 3 bức ảnh vào nhau để tạo ra "kiệt tác" trông giống như thật để đánh lừa công chúng.
Mời độc giả xem video: Những bức ảnh vô cùng khác lạ về Hà Nội (nguồn: VTC2)

GALLERY MỚI NHẤT