Giáo sư Trần Lâm Biền: "Nói ăn thịt chó gây phản cảm là sai"

Giáo sư Trần Lâm Biền, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng, tuyên truyền để hạn chế giết thịt chó để phòng bệnh dại thì đúng nhưng nói ăn thịt chó không văn minh, gây phản cảm là sai. 

“Người dân chúng ta ăn thịt chó, người phương Tây thấy rất phản cảm”
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có văn bản về quản lý việc nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo. Theo đó, thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy mạnh phòng bệnh dại; tuyên truyền để người dân nhận thức được và từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo.
Văn bản nêu “thành phố mong muốn người dân thấy được ý nghĩa nhân văn của việc đối xử nhân đạo với súc vật”. UBND TP Hà Nội cho rằng, việc kinh doanh, giết mổ, sử dụng thịt chó, mèo gây ra những hình ảnh phản cảm đối với du khách quốc tế và người nước ngoài đến làm việc, sinh sống tại Hà Nội, làm ảnh hưởng đến hình ảnh Thủ đô văn minh hiện đại.
Giao su Tran Lam Bien:
 TP Hà Nội muốn người dân bỏ thói quen ăn thịt chó.
Ngoài ra, những người tham gia giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo còn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: bệnh dại, tả, xoắn khuẩn…
Sau khi nắm được thông tin của thành phố, nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng có nhiều người phản đối các lý do mà Hà Nội đưa ra vì cho rằng, không thể nói việc giết mổ, ăn thịt chó là không nhân văn bởi thịt chó cũng là một món ẩm thực như bao món ăn khác, thậm chí đã đi vào văn thơ.
Giao su Tran Lam Bien:
 Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa truyền thống.
Trước động thái này, Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa truyền thống cho rằng, mong muốn của Hà Nội là rất đúng đắn. Bởi theo Giáo sư Hoàng Chương, hiện nay chúng ta đã hội nhập. Hà Nội có rất nhiều du khách nước ngoài đến tham quan, du lịch do đó hình ảnh và ẩm thực cũng phải thay đổi theo hướng văn minh hơn để gây thiện cảm với họ và một trong số đó chính là bỏ thói quen giết mổ và ăn thịt chó.
Giáo sư Hoàng Chương, thịt chó mặc dù được nhiều người gọi là món ẩm thực đặc sản có từ lâu đời, thậm chí ở Hà Nội thì có hẳn một làng nổi tiếng về thịt chó như Nhật Tân nhưng đây không phải món ăn hay ẩm thực truyền thống mà chúng ta không thể bỏ.
Giao su Tran Lam Bien:
 Hình ảnh những con chó đang chờ bị giết thịt.
“Trong văn hóa phương Đông và Việt Nam, chó được coi là con vật trung thành với chủ, thậm chí ở một số đền miếu người ta còn thờ chó đá để giữ cửa. Ở phương Tây, chó được coi như người bạn thân cận, khi chết người ta đem đi chôn, đối xử như người thân. Do đó khi thấy người dân chúng ta ăn thịt chó họ thấy rất phản cảm và cho rằng chúng ta ăn thịt ngay cả bạn của mình”, Giáo sư Hoàng Chương chia sẻ.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa truyền thống cũng cho rằng, giết mổ và ăn thịt chó, mèo không đơn thuần gây phản cảm mà còn có nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh tật. Ngoài Việt Nam thì còn có một số nước ở châu Á cũng ăn thịt chó như Hàn Quốc… Tuy nhiên, hiện họ cũng đã hạn chế. Từ những lý do đưa ra, Giáo sư Hoàng Chương cho rằng việc tuyên truyền để người dân bỏ thói quen ăn thịt chó là hoàn toàn đúng đắn.
Không thể áp đặt văn hóa của người nước ngoài vào văn hóa của người Việt
Về vấn đề này, giáo sư Trần Lâm Biền, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng: “Tuyên truyền để hạn chế giết thịt chó để phòng bệnh dại thì đúng nhưng nói ăn thịt chó không văn minh, ăn thịt chó gây phản cảm là sai”.
Giao su Tran Lam Bien:
 Giáo sư Trần Lâm Biền.
Giáo sư Trần Lâm Biền cho rằng, không thể áp đặt văn hóa của người nước ngoài vào văn hóa của người Việt bởi mỗi nơi mỗi khác, chó hay lợn hay con vật nuôi khác thì đều là ẩm thực.
“Nếu bỏ ăn thịt chó sao không bảo bỏ luôn ăn thịt lợn? Làm sao cứ phải đi theo văn hóa nước này, nước kia? Chúng ta không phải là cái nôi văn hóa của nước ngoài, chúng ta có nền văn hóa riêng. Ở trong vũ trụ thì chó hay lợn đều bình đẳng, vậy làm sao ăn thịt được con lợn mà không thể ăn thịt con chó…? Tại sao lại bảo ăn thịt con này là nhân đạo, con kia là không nhân đạo?”, Ông Biền nói.
Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, việc đối xử với động vật thì con nào cũng cần được đối xử nhân văn như nhau trước khi “chuyển kiếp”.
Cũng theo giáo sư Trần Lâm Biền, việc ăn thịt chó tuy không được nhắc đến là món văn hóa ẩm thực truyền thống nhưng có nhiều nơi coi việc ăn thịt chó như là tục lệ. “Tôi nhớ có nơi người ta còn ăn thịt chó như tục lệ, ăn thịt chó ngày đầu năm, đúng vào ngày mùng 1 Tết”, ông Biền chia sẻ thêm.

Tin mới