Giang Văn Minh đối câu gì khiến hoàng đế Sùng Trinh nổi giận?

Quá bẽ bàng vì câu đối của sứ thần nước Nam Giang Văn Minh, hoàng đế Sùng Trinh và bá quan văn võ nhà Minh đã hèn hạ làm một việc mà tự cổ chí kim hiếm có trong thông lệ ngoại giao.

Trong bang giao giữa hai quốc gia, người xưa thường rất tôn trọng việc tiếp đãi sứ thần và nói rằng: Khi hai nước đánh nhau thì không giết sứ giả. Tuy nhiên, trong quan hệ giao hảo Đại Việt - Trung Hoa đã có một sứ giả hy sinh. Đó là Thám hoa Giang Văn Minh. Ông sinh năm 1573, tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ông từng đỗ đầu kỳ thi Hội, rồi thi Đình lại đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa thi năm Mậu Thìn, năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông. Khoa thi này không có ai đỗ trạng nguyên hay bảng nhãn, vì vậy ông là người đỗ cao nhất trong cả khoa thi.
Sau khi đỗ đạt, ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ như Binh khoa đô cấp sự trung (1630), Thái bộc tự khanh (1631). Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 (1637), ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ cùng với 4 phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh. Sau khi mất, ông được truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công.
Giang Van Minh doi cau gi khien hoang de Sung Trinh noi gian?
Thám hoa Giang Văn Minh. Ảnh: Báo Bình Phước.
Chuyện xưa kể lại rằng, khi vào triều đình nhà Minh, vua nhà Minh khi đó là Sùng Trinh đã ngạo mạn ra một vế đối bắt sứ thần Đại Việt đối lại. Vế đối ra là: Đồng Trụ chí kim đài dĩ lục (Cột đồng đến nay rêu đã xanh). Câu đối này mang hàm ý hống hách nhắc lại việc xưa, khi tướng nhà Hán là Mã Viện đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã dựng một chiếc cột đồng, rồi khắc lên đó mấy chữ: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt". Ý vua nhà Minh muốn nói trong vế đối này là nếu chiếc cột đồng này mà gãy thì quân phương Bắc sẽ kéo sang tiêu diệt đất Giao Chỉ (giặc phương Bắc vẫn thường gọi nước ta như thế). Đồng thời, vế đối của vua nhà Minh còn có ý nhắc lại chuyện xưa, rằng nước Đại Việt chẳng qua là nước nhỏ, đại quốc như nước Minh chỉ cần ra quân một lần là có thể san bằng thành quách...
Trước thái độ ngạo mạn và xúc phạm quốc thể nước ta, sứ thần Giang Văn Minh đã thẳng thắn đối lại rằng: Đằng Giang tự cổ huyết do hồng. Vế đối lại có nghĩa là sông Đằng (Bạch Đằng giang) từ xưa máu vẫn còn đỏ. Vế đối chỉnh không chê vào đâu được, từng câu chữ đến điển tích đối nhau chan chát. Mặt khác, về mặt chính trị thì câu đối như một cái tát thẳng vào mặt vua nhà Minh là Tư Tông (Sùng Trinh) và cả triều đình nhà Minh khi đó.
Hơn nữa, nhắc đến sông Bạch Đằng, tức là sứ thần Giang Văn Minh đã một lần nữa nhắc cho vua quan nhà Minh nhớ đến thất bại thảm hại của quân Nam Hán vào năm 938, quân Tống vào năm 981 và quân Nguyên vào năm 1288. Đó là những lần bại trận của quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng khiến máu nhuộm đỏ nước. Đồng thời, qua đó sứ thần Đại Việt cũng đã nhắc khéo rằng nhà Minh đừng có quên, đừng có vào vết xe đổ của tiền nhân mình.
Quá bẽ bàng vì câu đối của sứ thần nước Nam, vua quan nhà Minh đã hèn hạ làm một việc mà tự cổ chí kim hiếm có trong thông lệ ngoại giao. Đó là hạ lệnh giết sứ giả. Khi ấy, một viên quan đại thần của nhà Minh đã giận dữ điên cuồng nói: Mổ bụng bọn sứ thần An Nam để xem chúng to gan lớn mật đến đâu.
Theo sử sách còn lưu truyền đến ngày nay, sự việc trên xảy ra vào năm 1639. Sau phút nóng giận mất khôn, vua nhà Minh là Sùng Trinh ngẫm lại thấy kính nể khí khái của sứ thần Giang Văn Minh nên đã cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và cho đưa quan tài ông về nước. Khi thi hài của ông được đưa về đến kinh thành Thăng Long, vua Lê và chúa Trịnh Tráng đã đến bái kiến linh cữu và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, đồng thời ban tặng đôi câu đối: Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng (Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).
Lời bàn về Giang Văn Minh
Kể từ khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán rồi xưng vương lập quốc, nước Nam ta đã thực sự trở thành một quốc gia độc lập. Mặc dù vậy, trong quan hệ bang giao, nhiều khi các vua chúa Trung Quốc vẫn giữ tư tưởng nước lớn để tỏ ra chèn ép Đại Việt. Thái độ ngạo mạn đó của họ đã không ít lần bị sứ thần của ta đối đáp làm cho bẽ mặt. Điển hình trong số những lần như thế là cuộc đối đáp của Giang Văn Minh với vua Sùng Trinh nhà Minh trong giai thoại trên.
Điều đáng quý và khâm phục là thông qua vế đối, sứ thần Giang Văn Minh tự tin khẳng định rằng dù nước Đại Việt bé nhỏ nhưng có bản lĩnh quật cường, không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ kẻ thù xâm lược nào. Những kẻ thù hung bạo nhất, dù mang trăm vạn quân đến nhưng rồi cũng thất bại. Và điều mà hậu thế phải kính phục vạn lần là thông qua vế đối ấy, sứ thần Giang Văn Minh đã ngầm thông báo cho triều đình nhà Minh rằng: Biết đâu, vua quan nhà Minh lại phải đau đớn khi nghĩ đến việc quân Mông Nguyên đã san bằng thành quách, bắt sống vua quan triều Tống để làm chủ đất nước Trung Quốc rộng lớn nhưng rồi lại thua, cả ba lần bại trận nhục nhã ở nước Nam. Vâng, nhắc lại chuyện xưa của tổ tiên để hậu thế hôm nay càng vững vàng hơn trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta.

Đối đáp của sứ thần VN khiến giặc phương Bắc "xanh mặt"

(Kiến Thức) - Lịch sử bang giao phong kiến Việt Nam với Trung Quốc đã chứng kiến nhiều vụ đối đáp của sứ thần Việt Nam khiến triều đình Trung Quốc phải nể sợ.

Đối đáp của sứ thần VN khiến giặc phương Bắc "xanh mặt"
Ngô Thì Nhậm lời mềm ý cứng

Sứ giả Việt nào khiến vua Trung Quốc bị bẽ mặt?

(Kiến Thức) - Người xưa nói hai nước đánh nhau không giết sứ giả. Tuy nhiên trong quan hệ giao hảo Đại Việt – Trung Hoa đã có một sứ giả hy sinh. 

Sứ giả Việt nào khiến vua Trung Quốc bị bẽ mặt?
Làm bẽ mặt vua Minh Sùng Trinh

Cái nhất trong các chuyến đi sứ phương Bắc của người Việt

(Kiến Thức) - Chuyến đi sứ dài nhất, bi tráng nhất, vị sứ thần già nhất... là những cái nhất thú vị về các sứ thần trong lịch sử Việt Nam.

Cái nhất trong các chuyến đi sứ phương Bắc của người Việt
Chuyến đi sứ dài nhất
Ngày xưa, do đường sá xa xôi, núi sông cách trở, nên mỗi chuyến đi của sứ thần Đại Việt đến Trung Quốc thường kéo dài 1 - 2 năm. Chuyến đi sứ dài kỷ lục trong được ghi nhận trong lịch sử nước ta là chuyến đi của sứ thần Lê Quang Bí vào năm 1548 thời nhà Mạc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới