Gian nan nghề trồng na trên núi đá

Gian nan nghề trồng na trên núi đá

Hàng trăm hộ dân ở Chi Lăng (Lạng Sơn) ngày ngày vẫn leo 3-4 km đường núi để hái na. Công việc đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo, đặc biệt trong những khi thời tiết khắc nghiệt.

Vào mùa na, mỗi ngày từ 4h sáng, chị Triệu Thị Hạnh cùng chồng mang quang gánh lên núi để hái 500 gốc na. Do đã quen với địa hình nên chị chỉ mất khoảng 20 phút để đến nơi.
Vào mùa na, mỗi ngày từ 4h sáng, chị Triệu Thị Hạnh cùng chồng mang quang gánh lên núi để hái 500 gốc na. Do đã quen với địa hình nên chị chỉ mất khoảng 20 phút để đến nơi.
Công việc  hái na kéo dài đến khoảng 8h sáng để kịp phiên chợ. Chị cho biết càng hái sớm thì sẽ được thương lái thu mua trước.
Công việc hái na kéo dài đến khoảng 8h sáng để kịp phiên chợ. Chị cho biết càng hái sớm thì sẽ được thương lái thu mua trước.
Cây na được trồng trên núi ít nước nên chị phải chuyển nước từ dưới lên, nhà nào có tời thì đỡ vất vả hơn. Khi cây đến mùa thụ phấn phải đi thụ phấn cho từng bông hoa một. Mỗi cây na phải trồng ít nhất 3 năm mới có thể thu hoạch.
Cây na được trồng trên núi ít nước nên chị phải chuyển nước từ dưới lên, nhà nào có tời thì đỡ vất vả hơn. Khi cây đến mùa thụ phấn phải đi thụ phấn cho từng bông hoa một. Mỗi cây na phải trồng ít nhất 3 năm mới có thể thu hoạch.
Anh Hà Mạnh Hưng (Thái Bình) đã quen với công việc hái và vận chuyển na 10 năm nay. Anh cho biết nhiều nhà lắp đặt tời cả chục năm nay nhưng gia đình anh mới có nó thời gian gần đây. Trước khi chưa có tời, mỗi ngày anh phải gánh bộ cả chục km đường rừng núi để mang được na ra quốc lộ. “Nay có hệ thống vận chuyển này thì mọi thứ thuận tiện hơn”, anh Hưng chia sẻ.
Anh Hà Mạnh Hưng (Thái Bình) đã quen với công việc hái và vận chuyển na 10 năm nay. Anh cho biết nhiều nhà lắp đặt tời cả chục năm nay nhưng gia đình anh mới có nó thời gian gần đây. Trước khi chưa có tời, mỗi ngày anh phải gánh bộ cả chục km đường rừng núi để mang được na ra quốc lộ. “Nay có hệ thống vận chuyển này thì mọi thứ thuận tiện hơn”, anh Hưng chia sẻ.
Một bộ tời có 4 trạm vận chuyển cùng chi phí xây dựng trụ cột có giá 60 triệu đồng với khoảng 20 hộ dân cùng đóng góp, sử dụng chung.
Một bộ tời có 4 trạm vận chuyển cùng chi phí xây dựng trụ cột có giá 60 triệu đồng với khoảng 20 hộ dân cùng đóng góp, sử dụng chung.
Để sử dụng được tời, mỗi hộ phải có ít nhất 2 người. Một người ở bên trên thả các thúng na xuống, người ở dưới đỡ rồi tiếp tục vận chuyển. Ông Phí Văn Đào đang ngồi đợi đến lượt sử dụng tời.
Để sử dụng được tời, mỗi hộ phải có ít nhất 2 người. Một người ở bên trên thả các thúng na xuống, người ở dưới đỡ rồi tiếp tục vận chuyển. Ông Phí Văn Đào đang ngồi đợi đến lượt sử dụng tời.
Mỗi lượt tời có thể vận chuyển từ 50-60 kg na.
Mỗi lượt tời có thể vận chuyển từ 50-60 kg na.
Tuy nhiên không phải hộ gia đình nào cũng có điều kiện để lắp tời. Phần đông các hộ trồng na vẫn chọn cách gánh na từ trên núi xuống. Quãng đường có khi lên đến cả chục km. Vào ngày mưa, đường đất lầy lội, việc di chuyển khó khăn hơn gấp bội phần.
Tuy nhiên không phải hộ gia đình nào cũng có điều kiện để lắp tời. Phần đông các hộ trồng na vẫn chọn cách gánh na từ trên núi xuống. Quãng đường có khi lên đến cả chục km. Vào ngày mưa, đường đất lầy lội, việc di chuyển khó khăn hơn gấp bội phần.
Đỗ Danh Quyền (sinh năm 2000) đã theo bố mẹ đi hái na từ 5 năm trước. Đôi vai em ửng đỏ sau mỗi gánh na nặng gần 50 kg.
Đỗ Danh Quyền (sinh năm 2000) đã theo bố mẹ đi hái na từ 5 năm trước. Đôi vai em ửng đỏ sau mỗi gánh na nặng gần 50 kg.
Anh Cường (người làm thuê) cho biết việc hái na nguy hiểm nhất là có thể gặp rắn bất cứ lúc nào, còn muỗi đốt là chuyện bình thường. Anh được trả 200.000 đồng cho một ngày công.
Anh Cường (người làm thuê) cho biết việc hái na nguy hiểm nhất là có thể gặp rắn bất cứ lúc nào, còn muỗi đốt là chuyện bình thường. Anh được trả 200.000 đồng cho một ngày công.
“Na không giống như nhiều loại ăn quả khác có thể thu hoạch một lần. Tôi ngày nào cũng phải đi hái, nếu không na chín quá sẽ không bán được. Quả na thu hoạch được có mắt to, vỏ hơi trắng. Sau 3-5 ngày có thể ăn được”, cô Đỗ Thị Oanh cho biết.
“Na không giống như nhiều loại ăn quả khác có thể thu hoạch một lần. Tôi ngày nào cũng phải đi hái, nếu không na chín quá sẽ không bán được. Quả na thu hoạch được có mắt to, vỏ hơi trắng. Sau 3-5 ngày có thể ăn được”, cô Đỗ Thị Oanh cho biết.
Từ đầu mùa, ông Hoàng Văn Lạng đã thu hoạch được hơn chục quả na nặng 800gram đến 1kg. Loại na này có giá từ 100.000-120.000 đồng/kg.
Từ đầu mùa, ông Hoàng Văn Lạng đã thu hoạch được hơn chục quả na nặng 800gram đến 1kg. Loại na này có giá từ 100.000-120.000 đồng/kg.
Phần lớn các hộ trồng na thu hoạch vào sáng sớm, song cũng có hộ đến tối muộn mới kết thúc công việc.
Phần lớn các hộ trồng na thu hoạch vào sáng sớm, song cũng có hộ đến tối muộn mới kết thúc công việc.
Ông Hoàng Văn Khởi đang dỡ những gánh na cuối cùng trong ngày. Với thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm, đây là nguồn thu chính cho hàng trăm hộ dân ở vùng đất Chi Lăng này.
Ông Hoàng Văn Khởi đang dỡ những gánh na cuối cùng trong ngày. Với thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm, đây là nguồn thu chính cho hàng trăm hộ dân ở vùng đất Chi Lăng này.

GALLERY MỚI NHẤT