Gian lận điểm thi Hòa Bình: Nhiều giám khảo khai bị ép sửa điểm

(Kiến Thức) - Ngày 12/5, TAND tỉnh Hòa Bình đã tiến hành xét hỏi các giáo viên là bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi THPT các năm 2017 – 2018.

Ngày 11/5, TAND tỉnh Hòa Bình đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 15 bị cáo bị truy tố về tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, "Nhận hối lộ”, "Đưa hối lộ” trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 - 2018 tại Hòa Bình.
Hôm nay (12/5), TAND tỉnh Hòa Bình tiếp tục phần xét hỏi các giáo viên là bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi.
Trong phiên xét hỏi, các bị cáo Nguyễn Thị Thu Loan - giáo viên Trường THPT Lạc Long Quân; Nguyễn Thị Hồng Chung - giáo viên Trường THPT Ngô Quyền; Bùi Thanh Trà - giáo viên Trường PTTH Lương Sơn cùng khai, họ là tổ trưởng chấm thi và đã nhận chỉ đạo từ bị cáo Diệp Thị Hồng Liên - nguyên Trưởng phòng khảo thí về việc nâng điểm môn Ngữ Văn.
Gian lan diem thi Hoa Binh: Nhieu giam khao khai bi ep sua diem
TAND tỉnh Hòa Bình tiếp tục xét xử vụ gian lận điểm thi xảy ra trên địa bàn tỉnh năm học 2-17-2018 
Cụ thể, bị cáo Liên đưa cho các bị cáo là tổ trưởng chấm thi các mảnh giấy chứa thông tin bài thi cần nâng điểm ở túi chứa bài thi nào, số phách bao nhiêu, số điểm cần nâng và "quan hệ" của thí sinh. Nhóm bị cáo là tổ trưởng sẽ yêu cầu giám khảo chấm theo điểm yêu cầu.
Theo nhóm giáo viên này, họ chỉ chuyển giúp thông tin từ bị cáo Liên tới giám khảo và hoàn toàn không ép buộc hay tác động tới các giám khảo. Bị cáo Bùi Thanh Trà nói: "Nếu giám khảo không đồng ý, bị cáo không thể can thiệp".
Tuy nhiên, các giám khảo lại khẳng định Bùi Thanh Trà đã tác động và ép buộc họ. "Trà có tác động để chấm khác đi. Buổi sáng, chị Trà yêu cầu tôi chấm lên 7,5 điểm. Tôi không chấm và buổi chiều, Trà quát, bảo tôi ký khống vào phiếu chấm số 1. Cô Liên yêu cầu chấm bài đó 5 điểm nhưng tôi thấy bài chỉ có thể cho điểm chết thôi và Liên nói bài đó của người nhà lãnh đạo. Về sau, cơ quan điều tra cho xem bài này được nâng lên 6 điểm và có người đã giả mạo chữ ký của tôi" - giám khảo Bùi Thị Thu Hiền cho hay.
Trong khi đó, giám khảo Lê Thị Hạnh cũng khẳng định: "Trà yêu cầu, tôi bảo thẳng bài không thể được 8 điểm. Chị ấy quay xuống bảo không được 8 phải được 7,5 điểm... Chị ấy nói bài này của sếp".
Gian lan diem thi Hoa Binh: Nhieu giam khao khai bi ep sua diem-Hinh-2
 Bị cáo Bùi Thanh Trà khóc tại tòa trong phần xét hỏi
Còn giám khảo Lương Thị Nghĩa cho biết, bị cáo Nguyễn Thị Thu Loan đã ép buộc mình phải nâng điểm khi chấm thi. "Tôi là giám khảo số 2, tôi thấy bài thi giám khảo 1 chấm 8,75 điểm nhưng rất sơ sài. Tôi hỏi giám khảo 1 và được nói bài này chị Loan chấm. Tổ trưởng Loan xuống, nói tôi không phải ý kiến, bài này của lãnh đạo nên các chị chỉ cần ký, Loan sẽ chịu trách nhiệm" - lời của bà Nghĩa.
Bà Nghĩa khẳng định đã bị Loan và Nguyễn Văn Quang – Trưởng môn chấm thi tự luận ép phải ký. "Khi chấm thẩm định, chúng tôi mới biết bài thi có 1 tờ là của thí sinh, tờ số 2 công an giám định không phải chữ của thí sinh. Tôi đã bị ép buộc, rất đau lòng và bất bình, không thoải mái trong mấy tháng trời" - giám khảo Lương Thị Nghĩa cho hay.
Trong vụ án, 18 cán bộ chấm thi có hành vi trực tiếp chấm nâng điểm 20 bài thi tự luận môn Ngữ Văn, ký hợp thức kết quả gian lận cho 20 thí sinh. Việc này có dấu hiệu đồng phạm với các bị cáo nhưng cơ quan điều tra cho rằng 18 cán bộ này không vì động cơ vụ lợi, làm theo chỉ đạo; sai phạm lần đầu; thành khẩn khai báo… nên chỉ kiến nghị xử lý hành chính.
Theo cáo trạng, trong Kỳ thi THPT quốc gia tại Hòa Bình, Nguyễn Quang Vinh đã cùng các bị cáo khác lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, các mối quan hệ cá nhân để cấu kết, can thiệp bài làm theo hướng nâng điểm cho 65 thí sinh gồm 64 em thi năm 2018 và 1 em dự thi năm 2017.
Các thí sinh này đã sử dụng kết quả sai nói trên để xét tốt nghiệp THPT và dự tuyển vào các trường đại học. Trong đó, có 45 thí sinh trúng tuyển nhưng bị buộc thôi học; 10 thí sinh đang theo học vì kết quả chấm thẩm định vẫn đủ điểm xét tuyển; 6 thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học; 1 thí sinh xét nhưng không trúng tuyển; 3 thí sinh không xét tuyển.
Phiên tòa xử vụ gian lận điểm thi ở Hoà Bình diễn ra từ ngày 11 - 18/5.
>>> Xem thêm video Gian lận thi cử tại Hòa Bình: 15 bị cáo hầu tòa

Nguồn VTC Now

Xử lý gian lận trong thi cử: Không công khai dễ tạo ra “vùng cấm”

Nhiều ý kiến cho rằng, vụ gian lận thi THPT Quốc gia năm 2018 đã gây chấn động xã hội nên xử lý đến đâu cần công khai đến đó để xã hội giám sát.
 

Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 đang đến gần nhưng hiện vẫn chưa rõ số lượng, hình thức xử lý đối với các thí sinh liên quan đến việc gian lận thi cử trong kỳ thi năm 2018. Dư luận nghi ngại, nếu không xử lý rốt ráo thì liệu có đảm bảo tiêu cực không xảy ra trong kỳ thi tới?
Xử lý nghiêm, tuyệt đối không có vùng “nhạy cảm”

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm vụ gian lận điểm thi 2018

(Kiến Thức) - Trả lời trước Quốc hội về việc gian lận thi cử 2018, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: “Quan điểm của chúng tôi là nghiêm khắc xử lý gian lận... cương quyết đưa ra khỏi ngành giáo dục địa phương những cán bộ giáo viên có sai phạm”.

Nhiệm vụ nặng nề
Đánh giá kỳ thi THPT Quốc gia 2018, việc đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục là một trong 9 nhóm nhiệm vụ quan trọng thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.