Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Bất cập hạn chế và cách ứng phó!

(Kiến Thức) - Việc triển khai các chính sách, hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Việt Nam đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề do tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Việc triển khai các chính sách, hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Việt Nam đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Việt Nam cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế. Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất dự thảo nghị định quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Giam nhe phat thai khi nha kinh: Bat cap han che va cach ung pho!
 
Hành lang pháp lý chưa đầy đủ
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường hành lang pháp lý quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính chưa đầy đủ, chỉ có tính chất quy định khung như trong Luật bảo vệ môi trường năm 2014 hoặc một số văn bản cá biệt, giá trị pháp lý chưa cao, chưa có tính quy phạm bắt buộc, chưa có tác động tích cực tới các chủ thể phát thải khí nhà kính.
Cơ sở pháp lý cho các biện pháp thi hành như kiểm kê khí nhà kính; đo đạc - báo cáo - thẩm tra (MRV) mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính chưa đủ mạnh để hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước và đảm bảo mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được quốc tế công nhận.
Các cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi còn thiếu để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Cơ sở pháp lý để triển khai thí điểm quản lý tín chỉ các-bon, định giá các-bon phù hợp với điều kiện quốc gia và thông lệ quốc tế còn thiếu dẫn tới hạn chế trong việc tham gia các cơ chế quốc tế mới và huy động các nguồn vốn nước ngoài cho giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính chưa được quy định rõ ràng. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính mới chỉ tập trung ở cấp vĩ mô thông qua việc xây dựng, ban hành chính sách của các Bộ, ngành. Vai trò của chính quyền địa phương trong việc quản lý, thúc đẩy các biện pháp, hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên địa bàn còn mờ nhạt, thiếu hiệu quả. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động phát thải khí nhà kính chưa đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.
Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính chủ yếu được thực hiện ở cấp độ dự án đơn lẻ khi có sự hỗ trợ của quốc tế trong từng ngành, lĩnh vực. Việc xây dựng, thực hiện các biện pháp, hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các ngành, lĩnh vực còn chưa bài bản, thiếu tính kết nối, liên thông đồng bộ về mục tiêu, giải pháp ở quy mô, lợi ích tổng thể của quốc gia.
- Quản lý nhà nước về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính chưa đủ hiệu lực, hiệu quả cần thiết theo yêu cầu trong nước và quốc tế. Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo, kiểm kê khí nhà kính, đo đạc - báo cáo - thẩm tra mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính còn chưa đầy đủ, thiếu thống nhất.
Nhận thức của xã hội, của từng doanh nghiệp cũng như cộng đồng về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, giáo dục về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ cơ quan nhà nước các cấp chưa được thực hiện bài bản, thường xuyên.
Giam nhe phat thai khi nha kinh: Bat cap han che va cach ung pho!-Hinh-2
 
Quy định lộ trình cụ thể
Ngày 11/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1338/QĐ-TTg, giao Bộ TNMT chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định quy định lộ trình và phương thứcgiảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Ngày 3/5/2017, Bộ trưởng Bộ TNMT đã ban hành Quyết định số 972/BTNMTthành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập. Trên cơ sở bản dự thảo Nghị định, Bộ TNM đã xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị-xã hội; đăng website để xin ý kiến toàn dân.
Ngày 29/6/2018 vừa qua, Bộ TNMT đã chính thức trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Tờ trình số 43/TTr-BTNMT.
Nghị định quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc các ngành có hoạt động phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính; kiểm kê khí nhà kính; đo đạc, báo cáo, thẩm tra mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Việt Nam và được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến hoạt động phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trên lãnh thổ Việt Nam.
Nghị định gồm 4 chương với 36 điều, trong đó:
* Về lộ trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính:
- Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo lộ trình bắt buộc so với tổng lượng phát thải xác định tại kịch bản phát thải khí nhà kính trong điều kiện phát triển thông thường của Việt Nam đến năm 2030 phải đạt mức tối thiểu 8% thuộc các ngành chính gây phát thải khí nhà kính theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Mức phân bổ đối với các ngành như sau:
+ Công Thương: 2,7%;
+ Giao thông vận tải: 0,6%;
+ Xây dựng: 1,1%;
+ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 3,6%.
- Mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tối thiểu (8%) được khuyến khích điều chỉnh đến 25% nếu nhận được hỗ trợ về tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực từ cộng đồng quốc tế.
- Mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong giai đoạn sau năm 2030 tới năm 2050 được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực hiện cam kết với quốc tế của Việt Nam về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, điều kiện kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2020 - 2030; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành, địa phương tới năm 2050.
Giam nhe phat thai khi nha kinh: Bat cap han che va cach ung pho!-Hinh-3
 
* Về phương thức quản lý giảm nhẹ phát thải khí nhà kính:
- Phương thức quản lý các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK bắt buộc gồm:
+ Đề án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia;
+ Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp ngành.
-Phương thức quản lý các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK khuyến khích gồm:
+ Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động phát thải khí nhà kính;
+ Quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bằng tín chỉ các-bon;
+ Chuyển đổi công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ ít phát thải khí nhà kính của các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính;
+ Tham gia vào các cơ chế thúc đẩy giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và các điều ước, thỏa thuận quốc tế khác mà Việt Nam tham gia.
- Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu tuyên truyền, vận động chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Diễn đàn công tác vận động tri thức của Liên hiệp Hội Việt Nam

(Kiến Thức) - Hiện nay, Ban Tuyên giáo TW đang chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, trong đó có Liên hiệp Hội Việt Nam tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW. 

8h30 sáng nay (19/6), tại Liên hiệp Hội Việt Nam đã diễn ra Diễn đàn “Những vấn đề đặt ra trong công tác vận động trí thức của Liên hiệp Hội Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW”.
Tham dự diễn đàn, về phía Liên hiệp Hội Việt Nam có đồng chí GS.TSKH Đặng Vũ Minh – Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; tiến sĩ Phạm Văn Tân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; TS Lê Công Lương – Chánh Văn phòng Liên hiệp Hội Việt Nam... và nhiều đại biểu tới từ các Bộ, ban ngành TW, địa phương.

Làm thế nào để nông sản Việt Nam đi lên?

(Kiến Thức) - Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong nông nghiệp, nhưng những hạn chế vẫn còn tồn tại rất nhiều.

Sáng ngày 3/7, tại Hà Nội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường - Quốc hội, tổ chức hội nghị “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc nông sản phục vụ xuất khẩu và phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”.
Tới tham dự hội nghị có TS.KH Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; TS Phùng Đức Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường - Quốc hội và khoảng 70 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, doanh nghiệp, một số tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có mặt ở Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.