Giảm lãi suất, cơ cấu nợ, hạ thuế: Cú hích đủ mạnh cho kinh tế?

Các cơ quan chức năng dồn dập đưa ra các chính sách tiền tệ và tài khóa. Trong bối cảnh sản xuất và tiêu dùng suy giảm, các biện pháp này liệu có là cú hích đủ mạnh giúp nền kinh tế thoát nguy cơ suy giảm tăng trưởng?

Giảm lãi suất, cơ cấu nợ, hạ thuế: Cú hích đủ mạnh cho kinh tế?
Dồn dập chính sách hỗ trợ
Chiều 24/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, cơ quan này đã ban hành Chỉ thị số 02 về tăng cường công tác tín dụng và triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo quy định tại Thông tư 02/2023.
Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) khẩn trương ban hành và triển khai thực hiện ngay quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023.
Theo thông tư này, các TCTD đánh giá các các khoản vay đối với tổ chức/cá nhân không có khả năng trả nợ gốc/lãi đến hạn do doanh thu, thu nhập sụt giảm so với phương án vay và gia hạn thêm 12 tháng kể từ ngày đến hạn cũ. TCTD không phải điều chỉnh phân loại vào nhóm nợ rủi ro cao hơn. Thông tư có hiệu lực đến ngày 30/6/2024.
Trước đó, ngày 23/5, NHNN đã phát đi thông cáo về việc điều chỉnh giảm thêm một loạt lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 25/5. Đây là lần thứ 3 trong chưa đầy 3 tháng qua NHNN giảm lãi suất điều hành.
Trong lần giảm thứ 3 này, NHNN hạ lãi suất tái cấp vốn từ 5,5% xuống 5%/năm. Lãi suất qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ mức 6%/năm xuống 5,5%/năm. Trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5% xuống 5%/năm.
Trước đó, vào giữa tháng 3 và đầu tháng 4/2023, cơ quan này đã 2 lần điều chỉnh một số loại lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Giam lai suat, co cau no, ha thue: Cu hich du manh cho kinh te?
 Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhiều chính sách tiền tệ hỗ trợ kinh tế. (Ảnh: H.Hà)
NHNN cũng yêu cầu các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ.
Ngày 24/5, Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) bớt 2% với một số hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất (từ mức 10% xuống 8%) và dự kiến sẽ được áp dụng trong nửa cuối năm 2023. Việc giảm thuế không áp dụng với nhóm hàng viễn thông, bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng.
Các chính sách hỗ trợ được đưa ra trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn.
Theo nhiều chuyên gia, việc hạ lãi suất điều hành của NHNN sẽ tạo điều kiện cho mặt bằng lãi suất hạ xuống khiến chi phí sử dụng vốn thấp. Qua đó giúp cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh. Người dân có thể tiêu dùng nhiều hơn....
Trong khi đó, việc giảm thuế VAT, theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh sớm phục hồi.
Mặc dù thông tin tốt ra dồn dập nhưng giới đầu tư vẫn khá thận trọng. Thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực bán ra. Chỉ số VN-Index giảm thêm hơn 4 điểm xuống còn 1.061,79 điểm trong phiên giao dịch ngày 24/5.
Tất cả các cổ phiếu ngân hàng đều giảm điểm. Các cổ phiếu tài chính, bảo hiểm, chứng khoán và một số ngành như bán lẻ, thép, tiêu dùng… đa phần giảm. Chỉ có một vài cổ phiếu bất động sản tăng giá.
Tích cực trong dài hạn
Theo Chứng khoán ACB (ACBS), việc NHNN giảm lãi suất chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
ACBS cho rằng, sản xuất và tiêu dùng là hai lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế. Hiện, cả hai lĩnh vực đều đối mặt với sự suy giảm hoạt động. Người dân sẽ không có nhu cầu vay nợ để chi tiêu thêm. Doanh nghiệp cũng không có ý định vay vay nợ để mở rộng hoạt động sản xuất.
Do đó, giảm lãi suất có thể không có nhiều tác động nếu không có sự tăng trưởng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Ngành sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào các đối tác thương mại lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chứng khoán ACBS nhận định, nền kinh tế có thể phải đợi sự hồi phục nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn đó.
Bên cạnh đó, khi ngành sản xuất hồi phục, nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng phục hồi. Những tác động trên mới là điều kiện đủ để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2023.
Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập CTCP FIDT, việc NHNN hạ lãi suất điều hành tích cực trong dài hạn.
Ông cho rằng, với quyết định của NHNN, mức lãi suất điều hành và trần lãi suất sau 25/5 gần tương đương mức giảm hỗ trợ nền kinh tế lúc ban đầu do ảnh hưởng Covid (17/3/2020). Mức lãi suất điều hành có tính hỗ trợ cao nhất trong gần 15 năm qua.
Tuy nhiên, các lãi suất điều hành là dành cho thị trường 2 (giữa các TCTD và NHNN). Tác động tới nền kinh tế qua thị trường 1 sẽ chưa quá lớn nếu tính việc giảm lãi suất này là riêng lẻ. Hệ thống ngân hàng thương mại phụ thuộc nhiều vào cung tiền và room tín dụng nhiều hơn là lãi suất điều hành.
Bên cạnh đó, theo FIDT, khi nền kinh tế đang trong đà suy giảm thì khả năng hấp thụ vốn sẽ kém hơn. Khi rủi ro gia tăng, các điều kiện tín dụng cũng tương đối khắt khe hơn.
Do đó, chính sách cần đồng bộ với việc tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế và mở các điều kiện tín dụng và kết hợp với việc NHNN tiếp tục mua USD, tăng cung VND ra thị trường 1.
Do vậy, xét tổng thể, các nhà điều hành đang nỗ lực hỗ trợ cho nền kinh tế chuẩn bị đầu giai đoạn phục hồi.
Còn về trần lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm xuống mức 5%, điều này sẽ giúp kéo mặt bằng lãi suất huy động xuống trong thời gian sắp tới.
FIDT cho rằng, về tác động đến thị trường và các kênh đầu tư, trong dài hạn các quyết định sẽ mang đến hiệu ứng tích cực, tương tự giai đoạn cuối 2012.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn sẽ khá khó dự báo. Các thông tin dự báo về việc hạ lãi suất đợt này lan khá rộng trên thị trường từ tuần trước nên khó tạo yếu tố quá bất ngờ.
Ngoài ra, nhiều biến số kinh tế Mỹ trong tuần này có thể ảnh hưởng đến tâm lý thị trường như: việc đàm phán về trần nợ công vẫn chưa có nhiều tiến triển quá tích cực; FOMC có cuộc họp trong tuần và số liệu việc làm Mỹ.
Đối với nền kinh tế, các quyết định sẽ mang đến cơ hội vốn cho các doanh nghiệp với chi phí thấp hơn (kỳ vọng), trong bối cảnh áp lực lãi vay và thanh toán của doanh nghiệp khá lớn. Cùng với đó, nhiều khu vực doanh nghiệp vẫn đang phụ thuộc/trông chờ nguồn vốn tín dụng để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Bộ Tài chính đề xuất giảm những loại thuế nào cho doanh nghiệp?

Để gỡ khó cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm nhiều loại thuế. Các loại thuế được giảm gồm: Thuế thu nhập DN, Thuế GTGT với lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Bộ Tài chính đề xuất giảm những loại thuế nào cho doanh nghiệp?
Tối nay (11/8), Tại cuộc họp Chính phủ Thường kỳ tháng 7, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, để hỗ trợ DN và các tổ chức, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do dịch bệnh, các chính sách của năm 2020 được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện là gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất, miễn giảm các khoản thuế phí, lệ phí. Dự kiến trong năm 2021, khoản hỗ trợ  là 118.000 tỷ đồng. 
Bo Tai chinh de xuat giam nhung loai thue nao cho doanh nghiep?
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết Bộ Tài chính đã đề xuất giảm nhiều loại thuế để gỡ khó cho DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. 

Giảm thuế 2.000 đồng/lít xăng

Từ 1/4, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng giảm 50% từ 4.000 đồng xuống 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít.

Giảm thuế 2.000 đồng/lít xăng

Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12 vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/4 đến hết 31/12.

Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu được giảm 50% theo đề xuất trước đó của Chính phủ.

Bộ Tài chính: “Giảm thuế xăng dầu sẽ giảm thu ngân sách hơn 32.500 tỷ đồng”

Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, riêng chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu sẽ giảm thu ngân sách 32.500 tỷ.

Bộ Tài chính: “Giảm thuế xăng dầu sẽ giảm thu ngân sách hơn 32.500 tỷ đồng”
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 chiều 4/7, báo chí đặt câu hỏi với Bộ Tài chính về việc vừa qua giá xăng dầu đã giảm nhưng xăng dầu trong nước hiện vẫn ở mức gần 33.000 đồng/lít. Có một số ý kiến cho rằng đề xuất giảm thêm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là quá ít. Xin cho biết giải pháp để kiềm chế giá xăng dầu đang không ngừng tăng hiện nay là gì? Giá xăng dầu tăng cao kéo theo tỉ lệ thuế trên giá xăng cũng tăng. Xin cho biết nguồn ngân sách thu tăng thêm từ việc tăng giá xăng dầu như thế nào?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.