Giảm giá 40%, đất ven vành đai 4 Hà Nội vẫn... ế

Đất nền, liền kề, biệt thự ven khu vực Đường Vành đai 4 Hà Nội dù giảm giá tới 30-40% nhưng vẫn không có giao dịch.

Giảm giá 40%, đất ven vành đai 4 Hà Nội vẫn... ế

Giảm 40% vẫn ế

Trái ngược với thời điểm sốt đất hơn một năm trước tại huyện Mê Linh khi các văn phòng bất động sản mọc lên như “nấm sau mưa”, mua bán đất diễn ra tấp nập thì nay không khí ảm đạm bao trùm. Các sàn giao dịch đóng cửa hàng loạt, không còn cảnh môi giới tấp nập dẫn nhiều khách đi xem đất.

Giam gia 40%, dat ven vanh dai 4 Ha Noi van... e

Đất tại huyện Mê Linh giảm 40% vẫn không có giao dịch (ảnh: Thuý Quỳnh).

Các xã Mê Linh, Thanh Lâm, Tiền Phong - huyện Mê Linh là nơi có đường Vành đai 4 đi qua và được kỳ vọng giá đất sẽ được đẩy lên cao. Tuy nhiên, theo khảo sát của PV Tiền Phong, giá đất nền tại đây đã giảm từ 10- 40% so với năm ngoái.

Tại Mê Linh, một số lô đất ven quốc lộ 23 tại xã Đại Thịnh được chào 35-45 triệu đồng/m2. Trong khi giá trung bình cuối năm 2021 khu vực này là 50 triệu đồng/m2. Các lô gần khu trung tâm hành chính huyện có thời điểm tới 70 triệu đồng/m2, nay giảm khoảng 30-40% nhưng vẫn không có người mua.

Thậm chí, chỉ mới thời điểm giữa năm 2022, bất động sản huyện Mê Linh "nóng" với những cuộc đấu giá đất từ chủ đầu tư cho đến địa phương. Nhiều lô nằm trong khu vực quy hoạch Vành đai 4 như tại xã Thanh Lâm hay xã Tiền Phong trúng đấu giá cao gấp hai đến ba lần mức khởi điểm.

Giam gia 40%, dat ven vanh dai 4 Ha Noi van... e-Hinh-2

Một lô đất nền tại Đức Thượng, Hoài Đức với giá 30 triệu đồng/m2 (ảnh: Thuý Quỳnh).

Chị Nguyễn Thanh Thái - môi giới bất động sản tại khu vực huyện Mê Linh - chia sẻ, thời điểm cơn sốt đất rộ lên vào đầu năm ngoái giao bán một lô đất trên trục đường chính 24 m thuộc khu đô thị Cienco - xã Tiền Phong với giá 43 triệu/m2. Tuy nhiên, hiện, một lô đất liền kề với vị trí tương tự chỉ còn được chào hàng với giá 34 triệu/m2 nhưng không ai hỏi mua.

Xã Đức Thượng, Hoài Đức là nơi có Vành đai 4 đi qua nhưng theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, phân khúc biệt thự, liền kề và đất nền khu vực hiện nay cũng giảm từ 20 - 35%.

Lúc cao điểm, liền kề ở khu vực Đức Thượng, Hoài Đức có giá 75-80 triệu/m2, nhưng hiện chỉ còn 60-65 triệu/m2, giảm khoảng 35% so với trước đó. Đất nền dao động khoảng 30 triệu/m2 đối với đường chỉ xe máy đi vào được. Đường đủ rộng để ô tô đi vào được có giá khoảng 45-50 triệu/m2.

Nhà đầu tư nên thận trọng xuống tiền

Ông Phạm Đức Toản - Tổng Giám đốc Công ty EZ Property - cho biết, nhìn chung bất động sản ven đường Vành đai 4 ảm đạm, không có người mua dù giá rao giảm mạnh. Thời điểm bất động sản "sốt nóng" theo thông tin quy hoạch hạ tầng, đường vành đai đã qua rồi.

Theo ông Toản, đây là diễn biến chung của thị trường nhưng cũng phản ánh một đặc thù rất đáng lưu tâm của bất động sản Việt Nam, đó là sự sốt nóng theo các thông tin hạ tầng.

"Nhà đầu tư cần có sự tỉnh táo. Thực tế đường Vành đai 4 mang tính chất liên vùng và phần lớn đi trên cao, qua nhiều diện tích đất nông nghiệp, khá giống đường cao tốc. Đây không phải trục giao thông xuyên đô thị nên dù có thêm thông tin khởi công hay hoàn thành cũng khó có thể đẩy bất động sản tăng nóng tiếp nếu không có những khu đô thị được tạo lập và hình thành dọc trục đường này", ông Toản nói.

Theo ông Toản, ngay cả những khu vực liên tục hưởng lợi từ thông tin quy hoạch như Hoài Đức, Mê Linh, nhiều dự án quanh Vành đai 3.5 còn chưa được lấp đầy, hàng chục dự án trong tình trạng "đắp chiếu", không có người về ở thì kỳ vọng đầu tư chờ tăng giá hay khai thác cho thuê, kinh doanh xung quanh đường Vành đai 4 còn rất xa xôi. Chưa kể thời gian để hoàn thành một đường vành đai không phải trong ngắn hạn mà có thể kéo dài hơn chục năm.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản - cho biết, thời điểm trước, thị trường bất động sản đã xuất hiện tình trạng bùng nổ giá bán tại nhiều khu vực khi có thông tin quy hoạch vành đai 4, tuy nhiên điều này chỉ mang tính chất lợi dụng thông tin nhằm đẩy giá thị trường lên cao.

Thực tế, những nhà đầu tư khi rót vốn mua bất động sản tại các khu vực này vào thời điểm trước đều mong muốn có lãi, sản phẩm thanh khoản tốt nhưng cuối cùng lại không thanh khoản được, tìm phương án cắt lỗ nên rơi vào tình cảnh khó khăn.

Theo ông Đính, những khu vực bị thổi giá sẽ nhanh chóng hạ nhiệt, bởi thị trường đang có xu hướng trở về giá trị thực.

Báo cáo diễn biến thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm của Bộ Xây dựng cho thấy, giá giao dịch nhà ở, đất nền tiếp tục có xu hướng giảm so với 6 tháng cuối năm 2022, trong đó mức độ giảm giá đối với nhà ở riêng lẻ và đất nền cao hơn mức độ giảm giá của căn hộ chung cư.

"Hiện tượng sốt đất nền không xảy ra trên địa bàn cả nước trong 6 tháng đầu năm 2023", báo cáo nêu rõ. Theo đó, lượng giao dịch thứ cấp đất nền dự án tại Hà Nội đã giảm 32,9%. 

2 DN trúng đấu giá đất Thủ Thiêm xin gia hạn nộp tiền

Ngày 7/4, 2 doanh nghiệp chưa “bỏ cuộc” trong vụ trúng đấu giá đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm gửi công văn xin gia hạn nộp tiền trúng đấu giá đất.

2 DN trúng đấu giá đất Thủ Thiêm xin gia hạn nộp tiền
Cụ thể, trong công văn của CTCP Dream Republic do Tổng giám đốc Trần Thị Mộng Linh ký cho biết, trước và sau khi trúng đấu giá công ty đã gặp gỡ các đối tác tiềm năng để xây dựng định hướng phát triển dự án trên lô đất 3-5 và các đối tác hoàn toàn ủng hộ theo hướng xây dựng định vị thương hiệu thay vì chỉ đặt lợi nhuận lên hàng đầu.
Tuy nhiên theo đại diện doanh nghiệp này sau khi trúng đấu giá có nhiều sự kiện trong và ngoài nước ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế, đặc biệt là những thông tin sau khi hai doanh nghiệp bỏ cọc gây tác động xấu, ảnh hưởng đến niềm tin của các đối tác chiến lược, việc công ty chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính là nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp.

Thời kỳ mua lô đất quê 70 triệu, bán 1 tỷ khi nào quay lại?

Đất quê đã không còn là "miếng bánh ngon" hấp dẫn khi mức giá chững lại. Nhiều nhà đầu tư đang buộc phải chấp nhận tình trạng chôn vốn do rao bán không ai mua.

Thời kỳ mua lô đất quê 70 triệu, bán 1 tỷ khi nào quay lại?

Chỉ 2-3 năm trở lại đây, "ăn theo" cơn sốt đất, những lô đất quê tăng lên chóng mặt. Bà Hà Đang (Ý Yên, Nam Định) khi nhắc về giá đất quê vẫn không ngừng tiếc nuối, xót xa. Bà kể, năm 2013, lô đất mặt tiền 5m, rộng 150m2 ở quê bà chỉ có giá 70 triệu đồng/lô. Thế nhưng, thời đó, chẳng ai "tranh" nhau mua.

"Có hàng xóm cứ bảo tôi mua cho họ nhưng tôi lại không thích, dù thời ấy, có tiền để mua được", bà Đang kể. Đến năm 2019, lô đất này tăng giá thành 700 triệu đồng, tức gấp 10 lần. Bà Đang xót ruột vì không nghĩ giá đất tăng cao quá.

"Giá tăng quá nên tôi cũng chẳng có ý định vì thực sự mình có nhà để ở. Nghĩ mua lúc đắt thế này thì khó bán. Nhưng đến năm 2021, lô đất đối diện nhà tôi đã bán lên tới 1,2 tỷ đồng. Giá mà thời đấy tôi mạnh dạn mua thì giờ đã có vài trăm triệu", bà Đang nói thêm.

Tuy nhiên, theo bà Đang, khoảng 4 tháng nay, giá đất quê bà chưa thấy tăng thêm. Những lô đất dọc trục đường chính xã, nằm về mạn cuối vẫn chỉ dao động khoảng 1,2 tỷ đồng. Các mảnh đất gần sát UBND xã hay trường học thì tuỳ diện tích, giá trung bình 3-5 tỷ đồng/lô diện tích 150-hơn 200m2.

"Đợt này, tôi không thấy ai hỏi thêm về đất. Mất lô đất quê đối diện nhà tôi đang có một số người trả 1 tỷ đồng nhưng họ chưa bán. Chắc họ đợi tăng giá thêm", bà Đang cho biết.

Thoi ky mua lo dat que 70 trieu, ban 1 ty khi nao quay lai?

(Ảnh minh hoạ).

Nhắc đến giá đất quê nơi mình sinh ra, chị Lê Hương (Thanh Hoá) từng bất ngờ và ngạc nhiên khi không thể nghĩ rằng, có một ngày giá đất quê mình lại đắt đỏ như vậy. Chỉ là những lô đất trong làng cách đây 7-8 năm giá 50-120 triệu đồng, tuỳ diện tích. Đến năm 2020, giá đất quê đã tăng tiền tỷ.

Chị Hương còn kể: "Xã quê tôi tổ chức đấu giá thường xuyên. Lô đất giá khởi điểm 200 triệu, lúc sau tăng lên tới hơn 1 tỷ đồng. Mà toàn người ở đâu về mua hồ sơ, tham gia đấu giá đất. Người dân ở quê thì thường không có tiền mua. Nhưng một số gia đình có con đi làm ăn xa, cũng bỏ vốn về quê mua ít lô để dành".

Tuy nhiên, theo chị Hương, hiện tại, giá đất quê chị đang chững lại. Nhiều tháng nay, không thấy người lạ về hỏi đất hay giao dịch. "Tôi biết 2 người hàng xóm cũng đầu tư lô đất đấu giá. Ban đầu, họ bảo, chắc chắn sẽ còn tăng thêm vài chục đến vài trăm triệu. Nhưng mấy tháng nay, không thấy giá đất tăng. Thậm chí, có người còn đang rao bán thấp hơn giá mua".

Anh Thanh Trường (môi giới, nhà đầu tư Hải Dương) còn kể thêm rằng, nhiều khu vực ở quê còn diễn ra tình trạng "gãy sóng". Một số "tay to" bỏ cọc chạy. Tình trạng này xảy ra đa phần ở loại hình đất đấu giá.

"Bây giờ đất quê chững, không còn dễ ăn như năm 2020-2021. Hiện tại, chỉ còn tình trạng cắt lỗ. Thanh khoản chậm lắm. Ai mà muốn bán nhanh thì phải cắt lỗ. Người có vốn mạnh thì đợi chờ được, chứ hiện tại khó bán. Giá cũng hạ", anh Trường nói.

Các chuyên gia cho rằng, sau khoảng thời gian tăng mạnh, giá bất động sản buộc phải chững lại, đặc biệt là đất ở quê. Những khu vực thiết lập mặt bằng giá mới rất cao do yếu tố đầu cơ. Điều này đẩy giá đất tăng quá mạnh, khiến nhu cầu sở hữu của người dân muốn ở thực trở nên xa vời. Điều đáng nói, việc tăng giá bất động sản không dựa trên thực tế sự đổi thay cơ sở hạ tầng hay các thông tin góp phần làm gia tăng giá trị.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, tình trạng "sốt đất" cục bộ tại một số địa phương có thông tin quy hoạch hạ tầng như sân bay, khu công nghiệp, cầu đường… Hiện tượng này đang được các cơ quan chức năng ra tay chấn chỉnh, nhằm đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, hiệu quả.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, thị trường bất động sản đã xuất hiện bong bóng cục bộ; giá đất nền các khu vực tăng theo các dự án; giá nhà tăng nhưng thanh khoản không tăng tương xứng.

Còn theo chuyên gia Trần Khánh Quang, hiện tại tâm lý e ngại mua bất động sản đã hình thành, nhất là với các BĐS có giá trị cao ở những tỉnh xa. 

UBND tỉnh ủy quyền cho UBND huyện quyết định giá đất cụ thể tính tiền bồi thường

Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

UBND tỉnh ủy quyền cho UBND huyện quyết định giá đất cụ thể tính tiền bồi thường
Nghị quyết số 73 về việc uỷ quyền quyết định giá đất cụ thể vừa được Chính phủ ban hành, nêu rõ UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Kết luận số 14 của Bộ Chính trị và tình hình thực tế của địa phương thực hiện uỷ quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.