Giám đốc về hưu của JPMorgan Asset Management: Đừng mắc 6 sai lầm về tiền bạc này ở độ tuổi 30

Anne Lester - cựu Trưởng bộ phận Giải pháp Hưu trí của nhóm Giải pháp Quản lý Tài sản JPMorgan, đã đưa ra 6 lời khuyên về tiền bạc dưới đây.

Là cựu giám đốc về hưu của JPMorgan Asset Management, tôi thấy được có nhiều con đường dẫn đến việc nghỉ hưu và kể cả những bước quan trọng hay những bước đi sai lầm mà mọi người đã thực hiện ở mỗi giai đoạn trong hành trình đầu tư của họ.

Dưới đây là 6 sai lầm tài chính mà tôi thấy những người ở độ tuổi 30 gặp phải và vì sao bạn nên tránh mắc phải:

1. Không có quỹ khẩn cấp

Có một quỹ khẩn cấp là chìa khóa để tránh mắc phải nợ nần sau này trong cuộc sống - thời điểm các mục tiêu nghỉ hưu nên được đặt lên hàng đầu và trở thành trọng tâm.

Quỹ khẩn cấp tốt nhất đủ trang trải chi phí sinh hoạt từ 3-6 tháng để bạn có thể đối phó với những trường hợp bất ngờ như mất việc làm hoặc các vấn đề về y tế tốn kém.

Quỹ khẩn cấp tốt nhất nên để trong tài khoản tiết kiệm không phải tài khoản đầu tư vì như vậy bạn sẽ có thể sử dụng bất kỳ lúc nào và không phải lo lắng về sự suy thoái của thị trường ảnh hưởng đến số tiền bạn có.

Giam doc ve huu cua JPMorgan Asset Management: Dung mac 6 sai lam ve tien bac nay o do tuoi 30

Có một số sai lầm về tài chính bạn nên tránh ở tuổi 30. Ảnh: Getty Images

2. Không chuẩn bị các loại bảo hiểm

Nhiều người không thích mua bảo hiểm vì nó có nghĩa là trả tiền cho một thứ mà họ hy vọng sẽ không bao giờ sử dụng. Nhưng hậu quả của việc không được bảo hiểm lớn đến mức có thể khiến bạn rơi vào cảnh “sạch bách”.

Ví dụ, một trường hợp khẩn cấp y tế hoặc tai nạn trong công việc có thể làm thay đổi quỹ tài chính của bạn.

Những loại bảo hiểm tôi nghĩ mọi người nên mua đó là:

- Bảo hiểm nhân thọ có thời hạn, để thay thế thu nhập của bạn cho vợ /chồng hoặc con cái trong trường hợp tử vong.

- Bảo hiểm y tế, để đảm bảo rằng một hóa đơn y tế lớn không khiến bạn phá sản.

- Bảo hiểm tàn tật, để đảm bảo rằng bạn và gia đình có thể duy trì mức sống của mình nếu bạn bị thương hoặc không thể làm việc.

- Bảo hiểm cho người thuê nhà (nếu bạn không sở hữu nhà), để bạn có thể thay thế đồ đạc của mình trong trường hợp bị mất cắp hoặc hư hỏng do hỏa hoạn, lũ lụt hoặc thảm họa khác.

3. Thanh toán tối thiểu khoản nợ có lãi suất cao

Nếu bạn có các khoản vay sinh viên lãi suất cao, các khoản vay cá nhân hoặc nợ thẻ tín dụng, tôi luôn khuyên bạn nên trả chúng càng được nhiều càng tốt trước khi bạn tập trung vào các khoản vay sinh viên lãi suất thấp, vay mua ôtô hoặc một khoản thế chấp.

Trên thực tế, sẽ hợp lý hơn khi bạn thanh toán các khoản vay có lãi cao trước và thanh toán phần tối thiểu cho các khoản vay có chi phí lãi thấp.

Bạn có thể thanh toán những khoản đó càng nhanh, thì bạn càng có nhiều tiền để hướng tới các mục tiêu tài chính khác khi các mục tiêu này ngày càng trở nên quan trọng nếu bạn gần đạt đến độ tuổi 30.

4. Mua quá nhiều nhà

Khi giá nhà tăng lên một cách “điên cuồng” trong năm vừa qua, sự cám dỗ để kéo dài và cầm một khoản thế chấp lớn hơn bạn mong đợi là rất cao.

Nhưng bạn cần đảm bảo rằng ngân sách nhà ở của bạn phải bao gồm cả những chi phí như sửa chữa đột xuất, thay thế, bảo trì và sự thay đổi trong thu nhập tài chính trong tương lai của bạn nếu bạn lập gia đình.

5. Không tích cực tiết kiệm để nghỉ hưu

Khi bạn ở độ tuổi 30, việc nghỉ hưu có vẻ xa vời. Nhưng mỗi USD bạn tiết kiệm cho hưu trí bây giờ sẽ có thêm 10 đến 20 năm để tích lũy lãi kép so với số tiền tiết kiệm ở độ tuổi 40 và 50 của bạn.

Nếu bạn không tối đa những khoản tiết kiệm có thể thực hiện, hãy tự hứa với bản thân rằng bạn sẽ tăng số tiền tiết kiệm mỗi khi được tăng lương.

6. Tiết kiệm cho con cái trước khi tiết kiệm cho chính mình

Một khi bạn trở thành cha mẹ, bạn sẽ tự nhiên muốn đặt nhu cầu của con mình lên trước nhu cầu của mình. Nhưng tiết kiệm cho việc học đại học của con bạn trước khi bạn tiết kiệm cho việc nghỉ hưu của chính mình là một sai lầm lớn.

Có nhiều cách để chi trả cho việc học đại học, chẳng hạn như học bổng và chọn trường học ít tốn kém hơn hoặc các khoản vay. Một trong những người con của tôi đã vào trường đại học công lập, và bạn còn lại nhận được học bổng học tập tại một số trường. Nhưng không có cách nào để chi trả cho việc nghỉ hưu ngoài việc tiết kiệm.

Bao giờ nhà đầu tư chứng khoán được giao dịch lô 10 như trước?

Từ sau sự kiện nghẽn lệnh sàn HOSE, lô cổ phiếu tối thiểu được nâng lên 100 đã khiến nhà đầu tư gặp một số bất tiện trong giao dịch.

Những ngày gần đây, anh S.T nhìn vào cổ phiếu HBC trong danh mục với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Khoản đầu tư vào cổ phiếu HBC của anh tăng 133%. Trong cơn sóng chứng khoán, một nhà đầu tư khác - anh K có tỷ suất sinh lời ấn tượng hơn với cổ phiếu FLC, tăng 477% hay DRH, tăng 314%.

Hai anh cũng như nhiều nhà đầu tư khác cũng đang mắc kẹt với các cổ phiếu lẻ mà không thể chốt lời, tính ra tổng số tiền lên đến hàng chục triệu. Bởi lẽ đó là những lô lẻ dưới 100 cổ phiếu.

Bao gio nha dau tu chung khoan duoc giao dich lo 10 nhu truoc?

Nhà đầu tư lời đậm nhưng không bán được cổ phiếu lô lẻ. Đồ họa: Tuấn Trần

Từ sau sự kiện nghẽn lệnh sàn HOSE, lô cổ phiếu tối thiểu được nâng lên 100 đã khiến nhà đầu tư gặp một số bất tiện trong giao dịch, không thể chốt lời cổ phiếu dù lãi lớn hay không thể bán cổ phiếu lẻ nhận từ các đợt chia cổ tức cổ phiếu và phát hành thêm. Bởi vậy, việc đưa lô giao dịch trở lại 10 cổ phiếu là một trong những mong mỏi của nhà đầu tư sau khi sự cố sàn HOSE được giải quyết.

Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ hồi tháng 8/2021, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã chỉ đạo để HOSE đưa lô giao dịch về 10 sớm nhất trong tháng 8 tuy nhiên đó là những thông tin cuối cùng mà nhà đầu tư có thể nghe ngóng được về việc này. Trong suốt thời gian còn lại của năm 2021, cơ quan chức năng không thông tin thêm về ngày trở lại con số 10.

Nhìn vào diễn biến thị trường hiện tại có thể chỉ ra một số lý do để cơ quan quản lý chưa đưa lô tối thiểu về 10 cổ phiếu.

Đầu tiên là dòng tiền vào mạnh khiến thanh khoản thị trường tăng cao, đặc biệt là kể từ sau khi hệ thống mới của FPT được vận hành. Giá trị khớp lệnh trên 2 sàn HOSE và HNX 6 tháng cuối năm 2021 đạt hơn 28.2 ngàn tỷ đồng/phiên, gấp 3 lần cùng kỳ. Lượng tài khoản mở mới cũng cao kỷ lục trong năm 2021. Bối cảnh này tương tự như đợt nghẽn lệnh cuối năm 2020 khi nhà đầu tư mới tăng mạnh kéo thanh khoản lên. Hệ thống sàn HOSE hoàn toàn có nguy cơ bị nghẽn lệnh trở lại.

Tại lễ đánh cồng phiên giao dịch đầu tiên của năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã thông tin cho biết hệ thống giao dịch của HOSE hiện phải chịu tải 2.5 triệu lệnh trong khi giới hạn mới mà FPT mở ra là 3 triệu lệnh (trước đó là 1.9 triệu lệnh). Sàn HOSE tiềm ẩn nguy cơ nghẽn lệnh trong tương lai gần dù năng lực hệ thống đã được nâng lên rất nhiều. Do đó, Bộ trưởng yêu cầu Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX), HOSE phối hợp với FPT nhanh chóng mở rộng hệ thống, luôn luôn đón đầu để không còn nghẽn lệnh đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho thị trường chứng khoán.

Một lý do khác đó là VNX đi vào hoạt động. Hiện tại HOSE và HNX trở thành Sở con trực thuộc VNX. Theo lộ trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán, giao dịch cổ phiếu sẽ được chuyển toàn bộ về sàn HOSE. VNX hiện đã hoàn chỉnh bộ quy chế giao dịch mới. Mặt khác, hệ thống KRX dự kiến được đưa vào vận hành từ giữa năm 2022. Có thể VNX đang đợi để ban hành bộ quy chế giao dịch (trong đó có lô giao dịch tối thiểu) phù hợp với tổ chức thị trường và hệ thống giao dich mới.

Việc chưa đưa lô giao dịch trở lại 10 nhìn ở góc độ trên là có cơ sở. Tuy nhiên, cơ quản quản lý vẫn phải có động thái quan tâm tới nhà đầu tư chứ không thể vận hành thị trường theo cách “đem con bỏ chợ” như hiện tại. Không công bố thông tin cũng như lộ trình về việc sửa đổi lô giao dịch khiến nhà đầu tư không thể chuẩn bị kế hoạch giao dịch cho phù hợp trong khi đó là quyền cơ bản của họ ở thị trường chứng khoán.

Nhà đầu tư có quyền được biết bao giờ được giao dịch lô 10 như trước.

Hơn nữa, việc đưa cổ phiếu về lại lô 10 nên được xem là nhiệm vụ cấp bách của cơ quan quản lý. Bởi lô 100 đang là rào cản đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ và điều đó đồng nghĩa với rào cản cho sự phát triển của thị trường. Trong cơn sóng chứng khoán, nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh. Thị giá nhiều cổ phiếu hiện đang ở mức cao so với túi tiền của các nhà đầu tư cá nhân muốn tham gia, tìm hiểu thị trường chứng khoán (sinh viên, người trẻ tuổi). Với lô 100 cổ phiếu, người ta phải ra hàng chục triệu để mua được các cổ phiếu đầu ngành như VIC, SAB, MSN, MWG…

Bởi vậy cần phải nghiêm túc xem xét lại lô giao dịch hiện tại 100 cổ phiếu. Thị trường chứng khoán với bản chất là nơi huy động vốn cho doanh nghiệp thì phải định hướng phát triển để toàn dân đều có thể tiếp cận tới chứng khoán. Với tỷ lệ tài khoản chứng khoán chiếm 4% dân số như hiện tại thì vẫn còn cả chặng đường dài phía trước.

Ở các thị trường phát triển, lô giao dịch ở mức thấp và hướng tới thấp hơn để nhà đầu tư có thể tiếp cận với chứng khoán dễ dàng hơn. Thậm chí còn có những nền tảng cho phép mua cổ phiếu phân mảnh (ít hơn 1 cổ phiếu). Không thể theo lối tư duy “vắng mợ chợ vẫn đông” với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, nên nhớ, chính những nhà đầu tư cá nhân là động lực thúc đẩy thị trường đi lên trong 2 năm trở lại đây.

VRE: Nhóm nước ngoài trở thành cổ đông lớn, phủ nhận tin đồn được MSN mua lại

(Vietnamdaily) - Một nhóm nhà đầu tư nước ngoài vừa có công bố trở thành cổ đông lớn nắm giữ từ 5% cổ phần trở lên của CTCP Vincom Retail (VRE).
 

Tính đến ngày 29/12/2021, nhóm 15 tổ chức này hiện nắm giữ tổng cộng hơn 114 triệu cổ phiếu VRE, tương đương 5% cổ phần của Vincom Retail.

Lớn nhất là RWC Emerging Equities sở hữu 47,2 triệu cổ phiếu. Được biết RWC Partners là một công ty quản lý quỹ có trụ sở tại Anh, hiện đang quản lý khoảng 23,5 tỷ USD.

Tin mới

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Tại Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) đang trưng bày, rao bán nhiều cây cảnh đẹp như: Đào, bưởi, quýt… trong đó có cây cổ thụ là cây khế chua thân nổi u cục, vỏ sần sùi với giá 2,2 tỷ đồng khiến ai đến xem cũng trầm trồ.